SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
`
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
CHU ĐỨC TRƯỞNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI LÔI KHOAI
(Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.)
TẠI HUYỆN CHIÊM HÓA - TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2016 - 2020
Thái Nguyên – 2020
`
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
CHU ĐỨC TRƯỞNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI LÔI KHOAI
(Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.)
TẠI HUYỆN CHIÊM HÓA - TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng
Lớp : K48 - QLTNR
Khoa : Lâm nghiệp
Khóa học : 2016 - 2020
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Tuấn Hùng
Thái Nguyên - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm lâm
học loài Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.) tại Huyện
Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang” đây là công trình nghiên cứu của bản thân
tôi, các số liệu thu thập khách quan và trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa
được sử dụng và công bố trên tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 6 năm 2020
XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
CHU ĐỨC TRƯỞNG
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu của hội đồng chấm
Khóa luận tốt nghiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong chương trình đại 4 năm với bậc đại học qua quá trình học tập và rèn
luyện tại trường thì thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và quan trọng cho
mỗi sinh viên. Thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên làm quen với công tác
nghiên cứu, tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất, là cơ hội cho sinh viên tự hoàn
thiện kiến thức của bản thân đã được học tập tại trường trong thời gian qua.
Được sự nhất chí của nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, tôi
tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài. “Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài
Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.) tại huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang”. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ
nhiệm khoa và các thầy, cô giáo trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
nói chung và Khoa Lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện cho tôi học tập và
nghiên cứu trong suốt những năm qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Tuấn
Hùng đã tận tình bảo ban hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền địa phương
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, cán bộ Kiểm lâm và người dân tại địa
phương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Vì thời gian thực tập ngắn, trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài
không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của
thầy cô và các bạn để bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 27 tháng 6 năm 2020
Sinh viên
Chu Đức Trưởng
iii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Kích thước loài Lôi khoai...............................................................24
Bảng 4.2: Thông tin các ô tiêu chuẩn đã lập tại huyện Chiêm Hóa................26
Bảng 4.3: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở vị trí chân đồi ..............................27
Bảng 4.4: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở vị trí Sườn đồi .............................28
Bảng 4.5: Cấu trúc mật độ tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu.....................29
Bảng 4.6: Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học...................................................30
Bảng 4.7: Chiều cao của lâm phần nơi Lôi khoai phân bố.............................32
Bảng 4.8: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh .................................................34
Bảng 4.9: Cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh và mật độ Lôi khoai..................36
Bảng 4.10: Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh..............................................37
Bảng 4.11: Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao..............................................39
Bảng 4.12: Tổng hợp phân bố tái sinh theo mặt nằm ngang ..........................40
Bảng 4.13: Hình thái phẫu diện đất đặc trưng nơi có Lôi khoai phân bố.......41
iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Hình thái thân cây Lôi khoai...........................................................23
Hình 4.2: Hình thái lá cây Lôi khoai...............................................................25
Hình 4.3: Hình thái quả của cây Lôi khoai .....................................................25
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A0,A1,A2,B,C Các tầng đất
CTTT Công thức tổ thành
CTV Cây triển vọng
D1.3 Đường kính thân cây tại 1.3m
Dt Đường kính tán
ĐT Đông tây
ĐTĐG&TĐBTNR Điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
Hvn Chiều cao vút ngọn
H’
Chỉ số Shannon – Wiener
Hbq Chiều cao bình quân
Hdc Chiều cao dưới cành
Hmax Chiều cao lớn nhất
Hmin Chiều cao nhỏ nhất
HST Hệ sinh thái
IUCN
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên
NB Nam bắc
NPK Đạm, Lân, Kali
NXB Nhà xuất bản
OTC Ô tiêu chuẩn
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
hiệp quốc
VD Ví dụ
vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ v
MỤC LỤC........................................................................................................vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài............................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 3
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 3
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 4
2.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc ................................................................ 4
2.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh ................................................................. 4
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................. 5
2.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc ................................................................ 5
2.3.2. Những nghiên cứu về tái sinh ................................................................. 6
2.4. Những nghiên cứu về loài Lôi khoai.......................................................... 7
2.5. Thảo luận.................................................................................................... 9
2.6. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu........................... 9
2.6.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 9
2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................12
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................16
vii
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................16
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................16
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................16
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................16
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................17
3.4.1. Phương pháp luận..................................................................................17
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................17
3.4.3. Xử lý số liệu..........................................................................................19
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................23
4.1. Đặc điểm hình thái của loài Lôi khoai.....................................................23
4.1.1. Đặc điểm hình thái thân cây..................................................................23
4.1.2. Đặc điểm hình thái lá cây......................................................................25
4.1.3. Đặc điểm hình thái hoa, quả..................................................................25
4.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ nơi có Lôi khoai phân bố........................26
4.2.1. Cấu trúc tổ thành...................................................................................26
4.2.2. Cấu trúc mật độ.....................................................................................29
4.2.3. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học..........................................................30
4.2.4. Cấu trúc tầng thứ...................................................................................31
4.3. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh ......................................33
4.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh........................................................33
4.3.2. Mật độ tầng cây tái sinh và mật độ Lôi khoai.......................................36
4.3.3. Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh.......................................................37
4.3.4. Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao ......................................................38
4.3.5. Phân bố tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang.........................................39
4.4. Đặc điểm đất rừng nơi loài Lôi khoai phân bố ........................................40
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Lôi khoai tại huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang .......................................................................42
viii
4.5.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh.............................................42
4.5.2. Nhóm các giải pháp về chính sách pháp luật........................................43
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................45
5.1. Kết luận ....................................................................................................45
5.2. Tồn tại ......................................................................................................46
5.3. Đề nghị.....................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................48
PHỤ LỤC
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, rừng là tài nguyên
quý giá của nhân loại, rừng giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loài
người. Rừng không chỉ là nơi cung cấp thức ăn, vật liệu xây dựng, thuốc chữa
bệnh, tham gia vào quá trình giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu, phòng hộ và
bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gen động, thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, rừng là nơi học tập, nghỉ mát, tham quan du lịch do đó rừng
đóng góp vai trò rất quan trọng và góp phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân
của mỗi quốc gia. Rừng là lá phổi xanh khổng lồ của nhân loại. Chính vì thế
có thể nói cây rừng chính là nguồn sống của chính chúng ta.
Cây Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) thuộc
phân họ Vang - Caesalpinioideae, họ Đậu - Fabaceae, bộ Đậu - Fabales, lớp
Ngọc lan - Magnoliopsida, ngành Ngọc lan - Magnoliophyta. Do cây có lá
kép lông chim, dạng như lá cây Lim xanh, nhưng khi non có màu đỏ son chói
lọi, nên anh em lâm nghiệp ở Vườn Quốc Gia Bạch Mã đã gọi nó là "Lim
lửa", và từ đó cũng đã có nhiều người gọi là Lim lá thắm, thậm chí là Lim
xanh lá thắm. Khi nhìn màu sắc đỏ thắm của loài cây này từ xa, người ta
mường tượng như những cây Phong ở Nhật Bản, Hàn Quốc... hay cây Thích
nảy lộc vào xuân ở đỉnh núi Bà Nà. Chúng ta nên tận dụng nguồn gen độc đáo
này để trồng làm cây cảnh quan, vừa che bóng vừa tạo cảnh đẹp.
Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài :
“Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia
(Gagn.) J.E Vid.) tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”.
2
1.2. Mục tiêu đề tài
- Xác định một số đặc điểm cấu trúc của loài Lôi Khoai tại huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Xác định một số đặc điểm tái sinh của loài Lôi Khoai tại huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển loài Lôi Khoai tại huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Qua nghiên cứu thực tiễn đề tài giúp ta làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học, ứng dụng lý thuyết đã học được trong nhà trường và thực tiễn.
Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành, sau này có điều kiện tốt hơn
để phục vụ công tác phát triển ngành lâm nghiệp.
Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công
tác nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để lựa chọn
các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Lôi khoai.
- Ý nghĩa thực tiễn
Biết được đặc điểm phân bố và đặc điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc,
tình trạng và vai trò của loài Lôi Khoai tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
Quang. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển và bảo tồn.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Việc nghiên cứu về đặc điểm lâm học là con đường tốt nhất và hiệu quả
nhất để nghiên cứu một đối tượng cực kỳ phức tạp và ít được hiểu biết như
rừng và đời sống của nó. Sau khi xác định được đối tượng nghiên cứu của lâm
học là hệ thống phân cấp từ: Cây – Lâm phần – HST rừng – Vốn rừng tổng
thể. Theo quan điểm của nhận thức luận thì các quy luật đúng với các cấp
thấp của hệ thống cũng đúng với các cấp có tổ chức cao hơn. Ví dụ: các quy
luật sinh trưởng, các tương quan giữa cây và lập địa… đúng với từng cây
riêng lẻ thì cũng đúng với lâm phần. Tuy nhiên, trong lâm phần, do ảnh
hưởng tương tác giữa các cây cá thể với nhau mà có thêm các quy luật mới
riêng cho từng lâm phần. Thông qua kết cấu tổ chức không gian và thời gian
của các lâm phần, tức là sự sắp xếp bên cạnh nhau của các lâm phần trong
không gian và sự kế tiếp nhau về thời gian mà xuất hiện thêm những quy luật
mới có tổ chức cao hơn trong các HST rừng và vốn rừng tổng thể. Đây chính
là cơ sở để chúng ta xây dựng hệ thống lý thuyết của khoa học lâm nghiệp nói
chung và lâm học nói riêng.
Thông qua kết cấu tổ chức không gian và thời gian của các lâm phần,
tức là sự sắp xếp bên cạnh nhau của các lâm phần trong không gian và sự kế
tiếp nhau về thời gian mà xuất hiện thêm những quy luật mới có tổ chức cao
hơn trong các HST rừng và vốn rừng tổng thể.
Đây chính là cơ sở để chúng ta xây dựng hệ thống lý thuyết của khoa
học lâm nghiệp nói chung và lâm học nói riêng. Theo đó, các lý thuyết về lâm
phần, cấu trúc, tái sinh rừng được vận dụng triệt để trong nghiên cứu đặc
điểm của 1 loài cụ thể nào đó.
4
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
2.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc
Cấu trúc rừng là sự sắp xếp có tính quy luật của tổ hợp các thành phần
cấu tạo nên quần thể thực vật rừng trong không gian và thời gian. Cấu trúc
rừng biểu hiện quan hệ sinh thái giữa thực vật rừng với nhau và với các nhân
tố môi trường xung quanh gồm: Cấu trúc sinh thái tạo thành loài cây, dạng
sống, tầng phiến; cấu trúc hình thái tầng tán rừng; cấu trúc đứng; cấu trúc
theo mặt phẳng ngang (mật độ và dạng phân bố cây trong quần thể); cấu trúc
theo thời gian (theo tuổi).
Lamprecht H. (1989) [25], căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loại
cây trong suốt quá trình sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây
ưa sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng. Kết cấu của quần
tụ lâm phần có ảnh hưởng đến tái sinh rừng.
Odum E.P (1971) [26], đã nghiên cứu học thuyết về hệ sinh thái trên cơ
sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P (1935). Khái niệm hệ
sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng
trên quan điểm sinh thái học.
Plaudy J [14], đã biểu diễn cấu trúc rừng bằng các phẫu đồ rừng,
nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo
các khái niệm dạng sống, tầng phiến…
Baur G.N. (1976) [1], đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học
trong đó đã đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về
mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa nhiệt đới.
2.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học đặc thù của hệ sinh thái rừng,
đảm bảo cho rừng tồn tại và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác.
5
P.W.Richards (1959) đã tiến hành nghiên cứu tái sinh ở rừng mưa nhiệt
đới và cho xuất bản cuốn. “Rừng mưa nhiệt đới” Kết quả nghiên cứu cho thấy
tái sinh rừng mưa nhiệt đới vô cùng phức tạp, cây tái sinh tự nhiên có phân
bố cụm một số khác có phân bố Poisson.
Van steenis.J (1956) [37], đã nêu hai đặc điểm tái sinh phổ biến: Tái
sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và kiểu tái sinh của các loài
cây ưa sáng khi nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới.
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc
Nguyễn Thị Yến (2003) [24], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa
dạng nguồn tài nguyên cây thuộc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân
Sơn, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ, đã thống kê được 20 loài thực vật quý
hiếm, trong 15 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) và 5 loài ở mức nguy cấp dựa
theo những thứ hạng và tiêu chuẩn sách đỏ ở Việt Nam (2007) và IUCN.
Đặng Kim Vui (2002) [23], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục
hồi sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng
ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã kết luận đối với giai đoạn phục hồi từ
1 – 2 tuổi (hiện trạng là thảm thực vật cây bụi) thành phần thực vật 72 loài
thuộc 36 họ và họ Hòa thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất (10 loài), sau đó
đến họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Mimosaceae) và họ Cà
phê (Rubiaceae) mỗi họ có 4 loài. Bốn họ có 3 loài là họ Long não
(Lauraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Khúc khắc (Similacaceae) và họ Cỏ roi
ngựa (Verbenaceae). Ngoài ra, cấu trúc trạng thái thảm thực vật cây bụi này
có số cá thể trong OTC cao nhất nhưng lại có cấu trúc hình thái đơn giản, độ
che phủ thấp nhất 75 – 80%, chủ yếu tập trung vào các loài cây bụi.
6
Thái Văn Trừng (1978) [27], khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh
mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng vượt tán, tầng ưu
thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng thảm tươi.
Trần Ngũ Phương (1970) [14], khi đề cập đến rừng ở miền Bắc Việt
Nam đã xếp rừng trên núi đá vôi vào đai rừng nhiệt đới mưa mùa với kiểu
rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, và có 4 kiểu phụ: Thổ
nhưỡng nguyên sinh tầng cây gỗ, trong đó có cây nghiến là cây chiếm ưu thế,
đai rừng á nhiệt đới mưa màu với kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi.
Lê Đình Thăng (2014) [18], Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học
của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa
và nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu
(Cunninghamia konishii Hayata) tại khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh – tỉnh Hà
Giang của Cháng Văn Cường (2014) [6], và nghiên cứu phân bố và đặc điểm
lâm học của loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn
quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An của Nguyễn Hữu Tiến (2014) [19].
Nguyễn Thanh Bình (2003), đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học
của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang. Với những kết quả
nghiên cứu đạt được, tác giả đã đưa ra nhiều kết luận, ngoài những đặc điểm
về hình thái, vật hậu, phân bố cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài, tác giả
còn cho rằng phân bố N-H và N-D đều có một đỉnh; tương quan giữa Hvn và
D1.3 có dạng phương trình Logarit.
2.3.2. Những nghiên cứu về tái sinh
Trần Xuân Thiệp (1995) [18], đã định lượng cây tái sinh tự nhiên trong
các trạng thái rừng khác nhau, theo tác giả số lượng cây tái sinh biến động từ
8.000 – 12000, lớn hơn rừng nguyên sinh.
Nguyễn Duy Chuyên (1995) đã nghiên cứu quy luật phân bố cây tái
sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu - Nghệ An.
7
Nguyễn Văn Trương (1983) [26], đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lớp
cây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên dưới tán rừng.
Vũ Đình Huề (1975), kết luận: Tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt
Nam có đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới.
2.4. Những nghiên cứu về loài Lôi khoai
- Trên thế giới:
IPNI liệt kê 7 loài Lôi khoai như sau:
+ Gymnocladus angustifolius (Gagnepain) J.E.Vidal, 1980, Đông
Dương. Loài này có tên gọi địa phương trong tiếng Việt là lô khoai hay lim
xanh, lá thắm.
+ Gymnocladus arabicus Lam., 1785
+ Gymnocladus assamicus Kanjilal ex P.C.Kanjilal, 1934, Assam, Ấn Độ
+ Gymnocladus burmanicus C.E.Parkinson, 1928, Tenasserim, Myanma
+ Gymnocladus chinensis Baill., 1875, Trung Quốc, tên tiếng Trung là
肥皂荚 (phì tạo giáp), nghĩa là cây có quả làm xà phòng
+ Gymnocladus dioicus (L.) K.Koch, 1869, đồng nghĩa Gymnocladus
canadensis Lam., 1785. Phân bố: Bắc Mỹ. Tên tiếng Anh của nó là Kentucky
coffeetree, nghĩa là cây cà phê Kentucky.
+ Gymnocladus guangxiensis P.C.Huang & Q.W.Yao, 1980, Trung Quốc
Tuy nhiên, nhiều tài liệu chỉ đề cập tới 3 loài là G. dioicus, G.
burmanicus và G. chinensis. Trong IPNI cũng nhắc tới danh pháp
Gymnocladus williamsii Hance, 1884 như là từ đồng nghĩa của Gledits(ch)ia
sinensis tức cây tạo giáp hay bồ kết Hoa Nam.
- Ở Việt Nam:
Lôi khoai tên khoa học (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.)
thuộc họ Đậu (Fabaceae). Các loài trong chi này là các dạng cây thân gỗ từ
nhỡ tới lớn, có thể cao từ 10 tới 30 m, đường kính thân cây đạt 0,6 tới 0,9 m.
8
Tán lá có đường kính tới 8 m. Thân cây thường chia thành 3 đến 4 nhánh ở độ
cao 3-5 m. Các cành to, mập, nhiều ruột. Rễ chùm. Vỏ cây màu xám tro, dễ
bóc. Các lá kép hai lần chẵn, mọc so le và các lá chét cấp 2 (khoảng 10 tới 14)
mọc đối. Các lá chét cấp 1 phía dưới suy giảm thành các lá nhỏ. Kích thước
lá: dài khoảng 60-90 cm và rộng khoảng hai phần ba chiều dài. Cuống lá và
cuống của các lá chét hình trụ thon, phình to ở phần gốc, nhẵn khi trưởng
thành, màu lục nhạt, thường tía ở mặt trên. Các lá chét hình trứng, kích thước
dài tới 5 - 6 cm, hình nêm hoặc thuôn tròn không đều ở gốc, mép lá hơi gợn,
nhọn đỉnh. Khi mới xuất hiện từ chồi có màu hồng hay đỏ tươi, nhanh chóng
chuyển sang màu xanh đồng, nhẵn và bóng ở mặt trên.
Khi phát triển đầy đủ có màu xanh lục sẫm ở mặt trên, lục nhạt ở mặt
dưới. Về mùa thu chuyển sang màu vàng. Hoa ra vào mùa hè, đơn tính khác
gốc, mọc ở đầu cành, màu trắng ánh xanh lục. Đài hoa hình ống, có lông tơ,
10 gân, 5 thùy. Các thùy mở bằng mảnh vỏ trong chồi. Tràng hoa với 5 cánh
hoa thuôn dài, có lông tơ, lợp khi ở trong chồi. Các hoa đực mọc thành ngù
ngắn giống như chùm hoa, dài 8 - 10 cm, các hoa cái mọc thành chùm dài 25 -
30 cm. Nhị hoa 10, với 5 nhị dài và 5 nhị ngắn, bao phấn màu vàng cam,
hướng trong. Bầu nhụy thượng, không cuống, có lông tơ, co lại thành vòi
nhụy ngắn với 2 thùy đầu nhụy. Các lá noãn mọc thành 2 hàng. Quả dạng quả
đậu, dài 15 - 25 cm, rộng 3 - 5 cm, hơi cong, mép dầy, màu nâu ánh đỏ sẫm,
hơi có phấn ở vỏ quả, chứa 6 - 9 hạt, được bao bọc trong lớp cùi thịt dầy có vị
ngọt. Cuống dài 2 - 5 cm.
Do cây có lá kép lông chim, dạng như lá cây Lim xanh, nhưng khi non
có màu đỏ son chói lọi, nên nhiều người đã gọi nó là "Lim lửa". Cái tên này
cũng hay, vì chính nhà thực vật học người Pháp Gagnepain xếp nó vào chi Lim
xanh - Erythrofloeum (Lim xanh) với tên khoa học là Erythrofloeum
9
angustifolium (Gagn) và từ đó cũng đã có nhiều người gọi là Lim lá thắm, thậm
chí là Lim xanh lá thắm.
Theo quy luật sinh học, trong vùng khí hậu á nhiệt đới, nhiều thực vật
khi trải qua một thời gian sống có nhiệt độ môi trường thấp kéo dài trong
năm, màu lá của chúng thay đổi mạnh qua các thời kỳ sinh trưởng, lá non đỏ
thắm, lá trưởng thành màu xanh lục, đến lúc già cỗi sắp lìa cành thì lại đỏ hay
vàng rực lên rất đẹp mắt. Cây Lôi khoai là một trong những ví dụ điển hình.
Đó là những kết quả bước đầu, cũng có thể do cây còn nhỏ bé. Dù sao cũng
phải tiếp tục theo dõi, đến lúc cây trưởng thành mới kết luận chắc chắn được
mức độ thích nghi của nó.
2.5. Thảo luận
Từ các công trình nghiên cứu được trình bày như trên ta thấy các công
trình nghiên cứu về loài Lôi khoai còn rất hạn chế nên thiếu các cơ sở khoa
học để chọn tạo và nhân giống. Mặc dù có một số công trình nghiên cứu về
Lôi khoai tuy nhiên chưa có công trình nào hoàn chỉnh một cách hệ thống
toàn diện.
Theo kết quả của những công trình nghiên cứu như trên làm cơ sở tốt
để tôi lựa chọn những nội dung và hướng đi thích hợp cho đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm lâm học loài Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.)
tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”.
2.6. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.6.1. Điều kiện tự nhiên
2.6.1.1. Vị trí địa lý
Chiêm Hoá là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Phía
Đông, Đông - Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) và huyện Na Hang
(tỉnh Tuyên Quang); phía Tây - Bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang);
phía Tây - Nam giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang); phía Nam giáp
10
huyện Yên Sơn, phía Bắc giáp huyện Lâm Bình. Huyện lỵ đặt tại thị trấn
Vĩnh Lộc, cách trung tâm tỉnh Tuyên Quang 67 km. Diện tích cả huyện là
127.882,3ha, trong đó có 14.965,19 ha đất sản xuất nông nghiệp và 105.126,2
ha đất lâm nghiệp. Toàn huyện có 378 thôn, tổ nhân dân, dân số trên 132.000
người với 18 dân tộc cùng chung sống, mật độ dân số trung bình là 102
người/km2
.
2.6.1.2. Địa hình
Địa hình của Chiêm Hoá bị chia cắt khá lớn bởi hệ thống sông ngòi và
nhiều dãy núi lớn. Nét chung của địa hình là sự xen kẽ k hông đều giữa các
núi đá vôi và núi đất, giữa các dải núi cao và vùng đồi đất có độ cao trung
bình hoặc thấp. Giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có diện tích không
lớn song đất đai mầu mỡ, thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cư, phát
triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao. Phía Đông
có đỉnh cao nhất là núi Khau Bươn (thuộc địa phận xã Kiên Đài, có độ cao
957m), phía Tây có đỉnh cao nhất là núi Cham Chu có độ cao 1.587 m (thuộc
địa phận xã Tân An, Hà Lang, Trung Hà) là ranh giới giữa huyện Chiêm Hóa,
huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang)..
2.6.1.3. Thổ nhưỡng
Đá mẹ chủ yếu là đá phiến, đá cát kết, đá phiến kết tinh và các loại đá
biến chất khác. Có hai loại đất chính: Đất Feralit đỏ vàng trên sa phiến thạch
và đất đá vôi thung lũng. Loại này gồm có đất xám Feralit phát triển trên
phiến xét và đất Feralit phát triển do biến đổi trồng lúa.
- Đất Feralit màu đỏ vàng trên núi trung bình, núi cao: Phân bố tập
trung ở độ cao từ 700 - 1700m so với mặt nước biển, loại đất này có quá trình
Feralit yếu, quá trình mùn hóa tương đối mạnh, là vùng phân bố của các thảm
rừng tự nhiên.
11
- Đất Feralit màu vàng trên núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 - 700m,
hình thành trên các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch; vùng phân bố ở các thảm
rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác.
- Đất đá vôi thung lũng: Đất có tính kiềm, được hình thành từ sản phẩm
phong hóa của đá sa thạch, biến chất, đá vôi; thích hợp với một số loài cây ăn
quả có múi (Cam, Chanh…)
- Đất bồn địa và thung lũng: Bao gồm đất phù sa mới, cũ, sản phẩm đất
dốc tụ, sản phẩm hỗn hợp; loại đất này được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.
2.6.1.4. Khí hậu thủy văn
* Khí hậu:
Chiêm Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp, được phân chia thành 2
mùa rõ rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, thường có nhiều mưa và mưa rào
tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, mùa này thường hay xẩy ra lũ lụt; mùa đông
kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông
Bắc, sương mù và sương muối.
*Điều kiện thủy văn:
Sông, suối của Chiêm Hoá có độ dốc cao, hướng chảy khá tập trung,
các con suối, ngòi đều đổ dồn về sông Gâm và sông Lô. Con sông lớn nhất là
sông Gâm, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua tỉnh Hà Giang, Cao Bằng,
huyện Na Hang, chảy qua Chiêm Hoá với độ dài 40 km và là đường thuỷ duy
nhất nối huyện với tỉnh lỵ Tuyên Quang và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc
Bộ. Cùng với các con suối lớn, nhiều khe nhỏ tạo thành một nguồn thuỷ sinh
phong phú, cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân
và là con đường giao thông, vận tải khá quan trọng.
2.6.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Chiêm Hoá có các nguồn tài nguyên khoáng sản như Mangan tại xã
Phúc Sơn, Minh Quang; quặng ăngtimoan tại các xã Ngọc Hội, Phú Bình; mỏ
12
đá tại các xã Linh Phú, Phúc Thịnh, Thổ Bình, Minh Quang, Phúc Sơn; cát,
sỏi ở Ngòi Quãng, Sông Gâm; Barit ở Hạ Vị; mỏ than Linh Đức xã Linh Phú;
ngoài ra Chiêm Hoá còn có mỏ chì, kẽm…
2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.6.2.1. Thành phần dân tộc, dân số
- Dân số: 126.100 người (2004).
- Mật độ dân số: 87 người/km2.
- Huyện lỵ: thị trấn Vĩnh Lộc.
Chiêm Hoá có 27 xã gồm: Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang, Minh
Quang, Phúc Sơn, Trung Hà, Tân Mỹ, Hà Lang, Tân An, Hùng Mỹ, Phúc
Thịnh, Hoà Phú, Tân Thịnh, Hoà An, Trung Hoà, Yên Nguyên, Nhân Lý, Yên
Lập, Bình Phú, Phú Bình, Ngọc Hội, Kim Bình, Kiên Đài, Tri Phú, Linh Phú,
Vinh Quang và Bình Nhân. Chiêm Hoá là địa bàn sinh sống của 22 dân tộc
như: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Thuỷ...Chiêm Hoá nổi tiếng với lễ hội lồng tồng
của bà con dân tộc Tày tại thị trấn Vĩnh Lộc vào ngày mùng 8 tháng Giêng
hàng năm. Lễ hội gồm: rước các mâm tồng, cúng tế tạ ơn, cầu mưa, cày
ruộng, phát lộc tồng, múa xuống đồng…Sau khi làm lễ, mọi người tham gia
trò hội tung còn. Đây là trò chơi nhưng cũng là nghi thức không thể thiếu
trong lễ hội Lồng tồng Chiêm Hoá. Trên cây còn treo 3 vòng nhật nguyệt,
tượng trưng cho Thiên - Địa - Nhân (trời, đất và người).Theo quan niệm của
bà con dân tộc Tày, còn phải được ném thủng và nếu thủng trước 12 giờ trưa
thì năm đó mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu. Ngoài trò chơi tung còn,
trong lễ hội Lồng tồng còn có các trò vui khác như: thi khâu còn đẹp, thi kéo
co, đi cà kheo, leo cột, bắn nỏ, thi hát Shi, hát lượn, hát then, cọi, páo dung,
khèn, sáo; thi nấu ăn…Với số dân chỉ hơn 100 người, dân tộc Thuỷ là dân tộc
thiểu số ít người nhất ở Tuyên Quang. Người Thuỷ trước đây chỉ biết trồng
sắn, ngô, sau này biết làm lúa nước, người Thuỷ làm nhà theo kiểu người
13
Dao, vật dụng gia đình tương tự như người Pà Thẻn và trang phục giống
người Kinh.
2.6.2.2. Phát triển kinh tế
- Đất đai ở các xã vùng cao của Chiêm Hoá phù hợp với việc khoanh
nuôi rừng tự nhiên và trồng rừng, phát triển kinh tế lâm - nông nghiệp, còn
các xã phía Nam của Chiêm Hoá có độ dốc phổ biến 10 - 250, thích hợp trồng
cây công nghiệp dài ngày, cây lương thực và cây ngắn ngày khác.
- Chiêm Hoá cũng là vùng đất thích hợp trồng các loại cây ăn trái, ở
Chiêm Hoá hiện có 290,2 ha nhãn, 122,5 ha vải, 58,5 ha quýt…
- Chiêm Hoá có Cụm Công nghiệp An Thịnh tại thôn An Thịnh xã
Phúc Thịnh được đầu tư xây dựng nhà máy và các cơ sở chế biến nông lâm
sản, luyện quặng Ferromangan. Hiện đã có 2 nhà máy được khởi công là nhà
máy khai thác, chế biến Ferromangan với công suất thiết kế 15.000 tấn sản
phẩm/năm và nhà máy chế biến đũa gỗ tách xuất khẩu.
- Ngoài ra, Chiêm Hoá còn có nhiều cơ sở chế biến cơ khí, sản xuất đồ
mộc, đồ gia dụng, làng nghề mây tre đan tại xã Trung Hà…
2.6.2.3 Điều kiện giao thông
- Chiêm Hoá có đường quốc lộ 279 dài 20,2 km từ Hà Giang chạy qua
Chiêm Hoá đến Na Hang, đường 190 từ km 31 chạy qua huyện chiêm Hoá lên
huyện Na Hang, đường 185 từ đầu cầu Chiêm Hoá thị trấn Vĩnh Lộc đi Vinh
Quang, Kim Bình đến Kiến Thiết huyện Yên Sơn; đường 188 từ thị trấn Vĩnh
Lộc đến xã Thổ Bình và đường 187 từ xã Yên Lập sang huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn. Chiêm Hoá có 127 km liên huyện; 5,5 km đô thị và tuyến giao
thông thuỷ là sông Gâm đoạn chảy qua Na Hang đến Chiêm Hoá với độ dài
40 km.
14
2.6.2.4. Y tế và giáo dục
- Y tế:
Hiện nay trên địa bàn huyện Chiêm Hóa tất cả 26 xã, thị trấn đều có
Trạm y tế với tổng số trên 149 cán bộ y bác sỹ. Những năm qua, với sự quan
tâm đầu tư của nhà nước công tác khám chữa bệnh và dịch vụ y tế trên địa
bàn huyện Chiêm Hoá tiếp tục được nâng cao, đáp ứng nhu cầu khám chữa
bệnh của nhân, đặc biệt là khám chữa bệnh cho các đối tượng là người nghèo,
trẻ em dưới 6 tuổi, nhân dân các xã vùng 135… được triển khai đồng bộ.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến cơ sở
được nâng cao, 26/26 xã thị trấn có cán bộ chuyên trách dân số, 378 thôn, bản
có y tá thôn bản lồng nghép cộng tác viên dân số. Ngoài việc đầu tư mua sắm
các trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh, công tác bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y tế ở cơ sở cũng đã được chú
trọng thực hiện.
- Giáo dục :
Toàn huyện có 87 trường/1.252 nhóm, lớp/34.477 học sinh với 2.060
cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong toàn ngành. Tỷ lệ cán bộ quản lý,
giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên là 100%, tỷ lệ trên chuẩn là
69,2%. Trong đó, tỷ lệ giáo viên Tiểu học đạt trên chuẩn 73,5%; giáo viên
THCS đạt trên chuẩn 72%; giáo viên Mầm non đạt chuẩn trở lên là 99%, trên
chuẩn là 62,2%.
2.5.2.5. Quốc phòng – an ninh
* Quốc phòng:
Chủ động xây dựng và tổ chức thục hiện tốt công tác quân sự, quốc
phòng, chính sách hậu phương quân đội ở địa phương, duy trì chế độ sẵn sàng
chiến đấu, tổ chức huấn luyện dân quân nòng cốt đảm bảo đủ quân số và đúng
15
thời gian quy định, kết quả huấn luyện dân quân đạt loại khá, tổ chức giao
quân đạt 100% kế hoạch.
* An ninh, trật tự an toàn xã hội.
Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tiếp tục được giữ vững và ổn
định, không sảy ra các vấn đề phức tạp. Thường xuyên tiến hành kiểm tra các
cơ sở kinh doanh (Karaoke và Internet) và yêu cầu cam kết chấp hành các quy
định về giờ, nội quy, quy chế về ANTT.
16
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loại Lôi khoai phân bố tự nhiên tại
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về một số vấn đề sau: đặc điểm hình thái, đặc điểm
cấu trúc tầng cây gỗ, đặc điểm tái sinh của loài Lôi khoai (Gymnocladus
angustifolia (Gagn.) J.E Vid) tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ 20/12/2019 - 23/05/2020.
- Địa điểm: xã Hòa An và Phú Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
3.3. Nội dung nghiên cứu
* Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Lôi khoai.
* Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây cao nơi có Lôi
khoai phân bố.
- Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ
- Đặc điểm cấu trúc tầng thứ và độ tàn che
* Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng tái sinh
- Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh
- Chất lượng, nguồn gốc cây tái sinh
- Mật độ cây tái sinh có triển vọng
- Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
- Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang
- Phân bố cây tái sinh quanh gốc cây mẹ
* Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây Lôi khoai
17
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp luận
Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật
rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978): Thảm thực vật rừng là tấm gương
phản chiếu một cách trung thành nhất mà lại tổng hợp được các điều kiện của
hoàn cảnh tự nhiên đã thông qua sinh vật để hình thành những quần thể thực
vật. Thảm thực vật tái sinh tự nhiên phản ánh ảnh hưởng tổng hợp của các
nhân tố sinh thái đến quá trình phục hồi rừng thứ sinh.
Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở các
trạng thái thảm thực vật rừng có loài Lôi khoai xuất hiện, số liệu đảm bảo tính
đại diện, khách quan và chính xác.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.2.1. Phương pháp kế thừa
Đề tài có kế thừa một số tư liệu:
- Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa
hình, tài nguyên rừng.
- Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội.
- Sử dụng các kết quả nghiên cứu đã có về cây Lôi khoai ở trong và
ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, phân bố, cấu trúc và điều kiện lập địa …).
3.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp
Để thu thập số liệu ngoài hiện trường, đề tài áp dụng phương pháp điều
tra thực nghiệm sinh thái thông qua hệ thống ô tiêu chuẩn tạm thời và bán
định vị được bố trí trên các điều kiện lập địa khác nhau để nghiên cứu đặc
điểm cấu trúc tổ thành lâm phần có loài Lôi khoai phân bố tự nhiên. Tại 2 xã
Hòa An và Phú Bình, mỗi xã lập 6 ô tiêu chuẩn có diện tích 1.000m2
kích
thước 25 m2
x 40 m2
trên điều kiện địa hình khác nhau (3 OTC ở vị trí chân
đồi, 3 OTC ở vị trí sườn ), với tổng số 12 OTC.
18
Trong ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra các chỉ tiêu về tầng cây gỗ, tầng
cây tái sinh, tầng cây bụi, đặc điểm đất…
a. Điều tra tầng cây gỗ
Trên mỗi ô tiêu chuẩn tạm thời, tiến hành điều tra tầng cây gỗ gồm các
nội dung sau: (1) Xác định tên loài cho tất cả các cây có đường kính 6cm trở
lên; (2) Đo đường kính ngang ngực (D1,3) những cây có D ≥ 6cm bằng cách
đo chu vi sau đó quy đổi ra đường kính thân cây; (3) Đo chiều cao vút ngọn
(Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước sào có chia vạch đến 20cm, sai
số đo cao ± 10cm; (4) Đo đường kính hình chiếu tán (Dt) bằng thước dây theo
hướng ĐT, NB, sau đó lấy giá trị bình quân với sai số là ± 10cm; (5) Phân cấp
phẩm chất cây (tốt, trung bình, xấu).
b. Điều tra cây tái sinh
Trên mỗi ô tiêu chuẩn điều tra tầng cây gỗ lớn, tiến hành lập một 5 ô dạng
bản có kích thước 25m2
(5x5m) trong đó 4 góc ở ô tiêu chuẩn và 1 ô ở trung tâm
ô tiêu chuẩn. Với từng ô dạng bản đã thiết lập, thực hiện các nội dung điều tra
sau: (1) Xác định tên loài; (2) Xác định nguồn gốc (chồi, hạt); (3) Chất lượng
cây tái sinh (tốt, trung bình, xấu); (4) Đo chiều cao cây tái sinh.
Trên mỗi OTC điều tra khoảng cách giữa các cây tái, tiến hành đo
khoảng cách một cây tái sinh bất kỳ với cây tái sinh gần nhất.
c. Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi
Xác định hành phần loài lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi. Xác định
tên, xác định chiều cao cho cây bụi. Độ che phủ của cây bụi thảm tươi (tính
theo % độ che phủ mặt đất) và được đánh giá cho toàn ô tiêu chuẩn.
19
d. Điều tra đất
Tại khu vực nghiên cứu đào 2 phẫu diện đại diện cho 2 dạng địa hình
(chân đồi, sườn đồi) có kích thước (1,2x0,8x1,0m) gần nơi có cây Lôi khoai
phân bố và mô tả theo hướng dẫn trong “Sổ tay điều tra quy hoạch rừng”
(1995) gồm: loại đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ ẩm.
3.4.3. Xử lý số liệu
3.4.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng
a. Công thức tổ thành tầng cây gỗ
Hệ số tổ thành được tính theo công thức của Curtis, J. T (1959) như sau:
IVi% =
Trong đó:
- Ni% là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài i so với tổng số cây
trên ô tiêu chuẩn;
- Gi% là phần trăm tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang
trong ô tiêu chuẩn.
Theo Daniel Marmillod, những loài cây có IV% > 5% là những loài có
ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần và theo Thái Văn Trừng (1978), trong
một lâm phần, nhóm loài cây chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao
thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Đây là những căn cứ xác định
loài và nhóm loài ưu thế. Trên cơ sở đó, sau khi xác định giá trị chỉ số IV%
cho từng loài, tính tổng giá trị IV% của những loài có trị số này > 5% từ cao
đến thấp.
b. Mật độ
Công thức xác định mật độ như sau: 10.000
S
n
N/ha 

20
Trong đó:
- n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC;
- S: Tổng diện tích các OTC (ha).
c. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học
Để đánh giá tính đa dạng của các quần hợp cây gỗ đã nghiên cứu vì chỉ
số này đánh giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài
(số cá thể của từng loài), đề tài đã sử dụng các chỉ số sau:
* Chỉ số Simpson: Cd =
Trong đó: ni là số cá thể loài “i”; N là tổng số cá thể các loài trong ô
mẫu; S là số loài trong ô mẫu.
* Chỉ số Shannon - Wiener (H’)
)
ln(
'
1 N
N
H n
n i
s
i
i




Trong đó:
- H’ là chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon-Wiener;
- ni là số lượng cá thể của loài thứ i;
- N là tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài trong ô nghiên
cứu/khu vực nghiên cứu.
3.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng
a. Tổ thành cây tái sinh
Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức:
m
ni
n
m
1
i



21
Trong đó:
- n là số cây trung bình theo loài;
- m là tổng số loài điều tra được;
- ni là số lượng cá thể loài i.
Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo
công thức:
n% .100
n
n
m
1
i
i
j



Trong đó:
- j =1,2,3….
- m là số thứ tự loài.
Nếu:
- n%j  5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành;
- n%i < 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành.
Hệ số tổ thành: 10
N
n
K i
i 

Trong đó:
- Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i;
- ni: Số lượng cá thể loài i;
- N: Tổng số cá thể điều tra.
b. Mật độ cây tái sinh
Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được
xác định theo công thức sau:
S
n
10.000
N/ha


Trong đó:
- S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2
);
- n là số lượng cây tái sinh điều tra được.
22
c. Chất lượng cây tái sinh
Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức:
100
N
n
N% 

Trong đó:
- N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu;
- n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu;
- N: Tổng số cây tái sinh.
d. Phân bố tái sinh theo chiều cao
Để nghiên cứu nội dung này, đề tài đã sử dụng hàm Mayer để mô
phỏng quy luật phân bố cây theo cấp chiều cao. Phân chia chiều cao cây tái
sinh theo 8 cấp như sau: Cấp I<0,5m; cấp II: 0,5 - 1m; cấp III: 1 - 1,5m; cấp
IV từ 1,5 - 2m; cấp V từ 2 - 2,5m; cấp VI từ 2,5 - 3m; cấp VII > 3,0m.
e. Phân bố tái sinh theo chiều nằm ngang.
Để nghiên cứu hình thái phân bố của cây tái sinh trên bề mặt đất thông
qua xác định khoảng cách từ một cây tái sinh chọn ngẫu nhiên đến cây gần
nhất. Sử dụng tiêu chuẩn U (phân bố chuẩn) của Clark và Evans.
 
0,26136
n
.
0,5
λ
r
U


Trong đó:
-r là giá trị bình quân của n lần quan sát khoảng cách gần nhất;
-  là mật độ cây tính trên đơn vị diện tích (m2
);
- n là số lần đo khoảng cách giữa các cây tái sinh.
Nếu: - 1,96 <U< 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên;
- U > 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều;
- U < - 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm.
23
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm hình thái của loài Lôi khoai
4.1.1. Đặc điểm hình thái thân cây
Sử dụng các phương pháp luận và phương pháp thu thập số liệu về đặc
điểm sinh lý, sinh thái loài Lôi khoai ở trong khu vực nghiên cứu và kết hợp
với việc điều tra nghiên cứu bổ sung về đặc điểm hình thái loài Lôi khoai phân
bố tự nhiên tại Việt Nam và trên thế giới, đặc điểm hình thái thân, cành, lá cây
Lôi khoai được tổng hợp và miêu tả chi tiết trong các bảng và các hình sau:
Hình 4.1: Hình thái thân cây Lôi khoai
24
Cây cao 10 - 30 m, thân thẳng, thuôn đều, đường kính ngang ngực có
thể đạt 50 - 60 cm, phân cao khoảng 4 -7 m. Khi già vỏ bong vảy từng mảng.
Lá chuyển màu đỏ vào độ tháng 4 - 6 dương lịch hàng năm.
Bảng 4.1: Kích thước loài Lôi khoai
Cây tiêu chuẩn D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc(m) Dt(m)
1 39,31 22,5 5,5 10
2 21,1 10 2 4
3 20,53 7 2 3
4 9,39 8 2 3
5 8,4 6,5 1,5 3
6 21,8 8,5 2 4
7 15,96 10 2 3,5
8 12,16 6 2 4
9 18,89 10,5 2,5 5
10 17,22 10 2,5 3
11 16,7 6,5 2 1,5
12 15,98 7 2 1,5
13 15,92 6,5 2 1,5
14 21,17 8 1,5 4
15 8,66 5 1,5 1,5
16 17,29 10,5 2 3
17 7,83 7 2 3
18 14,39 7,5 2 3
Trung bình 16,78 8,72 2,17 3,42
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại khu vực nghiên cứu, cây có đường
kính từ 7,83 cm đến 39,33 cm, trung bình là 16,78 cm. Có chiều cao từ 5 đến
22,5 m trung bình là 8,72 m. Có chiều cao dưới cành là từ 1,5 m - 5,5 m,
trung bình là 2,17 m. Có đường kính tán biến động từ 1,5 m đến 10 m, trung
bình là 3,42 m.
25
4.1.2. Đặc điểm hình thái lá cây
Lá kép lông chim chẵn hai lần, cuống cấp một dài 25 - 40 cm, mang 4 -
6 cặp cuống cấp hai, mỗi cuống mang 8 - 12 cặp lá chét thon, dài 3 - 5 cm.
Mặt trên lá Mặt dưới lá
Hình 4.2: Hình thái lá cây Lôi khoai
4.1.3. Đặc điểm hình thái hoa, quả
Hoa dạng chùm dài 5 cm, có lông phủ dày, tràng hoa tim tím, 10 nhị.
Quả dạng quả đậu, nâu đen, dài 12 cm, chứa 4 - 8 hạt, kích thước hạt 15 x 12
mm. Do trong thời gian đi điều tra đã qua mùa ra hoa kết quả của loài này nên
chỉ có thể quan sát được một số quả đã rơi rụng từ trước đó.
Hình 4.3: Hình thái quả của cây Lôi khoai
26
4.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ nơi có Lôi khoai phân bố
Kết quả điều tra trên 12 ô tiêu chuẩn có loài Lôi khoai phân bố, các
thông tin cụ thể như sau:
Bảng 4.2: Thông tin các ô tiêu chuẩn đã lập tại huyện Chiêm Hóa
Địa
hình
OTC Tọa độ
Độ
cao
(m)
Số cây
Lôi
khoai
Số
loài
khác
Ghi chú
Chân
4 E00238266 N02447160 180 1 18 Xã Hòa An
5 E00367511 N02445766 160 3 20 Xã Hòa An
6 E00367561 N02446027 175 1 20 Xã Hòa An
10 E00384720 N02452724 125 1 19 Xã Phú Bình
11 E00385473 N02451975 101 1 22 Xã Phú Bình
12 E00256022 N2453978 102 1 14 Xã Phú Bình
Sườn
1 E00238217 N02447545 183 1 17 Xã Hòa An
2 E00238136 N02447555 188 2 29 Xã Hòa An
3 E00238409 N02447841 193 3 16 Xã Hòa An
7 E00384692 N02452674 130 1 22 Xã Phú Bình
8 E00384674 N02451798 169 2 26 Xã Phú Bình
9 E00384763 N02452232 130 1 27 Xã Phú Bình
Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy số loài trong một OTC từ 14 - 29 loài,
trung bình là 20 loài/OTC. Số cây Lôi khoai trong một OTC biến động từ 1 -
3 cây/OTC, trung bình là 1,5 cây/OTC.
Độ cao của các OTC từ 101 - 193m trung bình là 153m. Có thể thấy
loài Lôi khoai phân bố ở độ cao trung bình, phần lớn ở vị trí chân và sườn đồi.
4.2.1. Cấu trúc tổ thành
Theo Thái Văn trừng (1978) [26], trong một lâm phần loài cây nào có
chiếm trên 50% tổng số cá thể tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là
27
nhóm loài ưu thế, đây là những cơ sở quan trọng để xác định nhóm loài ưu
thế. Qua điều tra cây gỗ thu được bảng số liệu như sau:
Bảng 4.3 Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở vị trí chân đồi
OTC
Mật độ
(cây/ha)
Mật độ
Lôi khoai
(cây/ha)
Loài/
OTC
(Loài)
Loài
ưu thế
Công thức tổ thành
04 400 10 19 8
20,99M+10,12Sr+8,44Tb+7,98Dtq+7,52B
ld+6,32Tl+6Dx+5,32Lok+27,4LK
05 420 30 21 8
13,72Dx+12,29Mđ+7,21Blbh+6,91Bd+6,
2Lok+6,02V+5,94Dbg+5,07N+36,64Lk
06 420 10 21 10
8,87Mđ+8,66Dtq+8,46V+8,39S+7,72Tt+6
,75Bb+6,55Lm+6,08Sr+5,83Tr+5,69G+27
,46Lk
10 400 10 20 9
12,21Bd+10,48V+9,88Mđ+9,12Sr+8,24Gt
+6,97N+5,42Tl+5,32Dg+5,16Tt+27,22Lk
11 390 10 23 10
10,9Tt+9,7Dg+8,11Tb+6,82Sr+6
,52Ch+5,48Lm+5,41Dx+5,28N+5,27Bbn
+5,23Mđ+31,28Lk
12 410 10 15 6
22,21X+19,3Tb+10,69Lm+8,41Dg+7,12C
h+5,85Sr+26,42Lk
Ghi chú:
M: Mỡ; Sr: Sung rừng; Dtq: Dẻ Tuyên Quang; Bld: Bời lời đắng; Tl: Thần linh lá
to; V: vối; Dx: Dẻ xanh; Lok: Lôi khoai; Mđ: Mán đỉa; Blbh: Bời lời ba hoa đơn; Bd: Bồ
đề; Dbg: Dẻ Bắc Giang; N: ngăm; S: Sấu; Tt: Trám trắng; Bb: Ba bét; Lm: Lòng mức; Tr:
Trâm; G: Gạo; Gt: Găng trâu; Dg: Dẻ gai; Tb: Thôi ba; Ch: Chẹo; Bbn: Ba bét nâu; X:
xoan; Lk: Loài khác
Kết quả điều tra tổng hợp tại bảng 4.3 cho thấy, ở vị trí chân đồi có 15 -
23 loài cây gỗ, trong đó có từ 6 - 10 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các
loài cây ưu thế tham gia vào công thức tổ thành ở vị trí này là: Sung rừng, Dẻ
gai, Dẻ xanh, Vối, Mán đỉa, Lôi khoai, Trám trắng, Bồ đề,.... Mật độ rừng từ
390 - 420 cây/ha, mật độ trung bình rừng là 406 cây/ha, mật độ loài o Lôi
28
khoai chiếm 10 - 30 cây/ha, trung bình chiếm 13 cây/ha. Trong công thức tổ
thành Lôi khoai ở vị trí chân chiếm trung bình 3,93%.
Bảng 4.4. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở vị trí Sườn đồi
OTC
Mật độ
(cây/ha)
Mật độ Lôi
khoai
(cây/ha)
Loài/
OTC
(Loài)
Loài
ưu thế
Công thức tổ thành
01 440 10 18 7
13,64V+12,34Dtq+12,02Ln+11,28Bd+7,13C
t+6,94N+5,58Tt+31,07Lk
02 520 20 31 4 13,04Dg+9,91Co+9,13Dd+7,81Dx+60,1Lk
03 380 30 18 7
12,27Tm11,23Lok+9,07V+7,78Bbn+6,96Bb
+5,98Dx+5,88Du+40.83Lk
07 400 10 23 8
12,99Dx+9,56Mđ+8,61Bd+8,34V+8,2Tt+6,5
5Bld+5,06Dg+5,01Lm+35,68Lk
08 420 10 27 4 20,45Dtq+17,12Dx+5,85N+5,02Tt+51,56Lk
09 410 10 28 7
11,35V+8,76Dtq+6,32N+6,26G+6,24Dx+5,7
2Sb+5,57Mđ+49,77Lk
Ghi chú:
V: Vối Thuốc; Dtq: Dẻ Tuyên Quang; Ln: Lá nến; Bd: Bồ đề; Ct: Chẹo tía; N:
Ngăm; Tt: Trám trắng; Dg: Dẻ gai; Co: Cà ổi lá đa; Dd: Dẻ đen; Dx: Dẻ xanh; Tm: Thàn
mát; Lok: Lôi khoai; Bbn: Ba bét nâu; Bb: Ba bét; Du: Dung; Mđ: Mán đỉa; Bld: Bời lời
đắng; Lm: Lòng mức; G: Gạo; Sb: Sổ bà; Lk: Loài khác
Kết quả điều tra tổng hợp tại bảng 4.4 cho thấy, ở vị trí Sườn đồi có 18
- 28 loài cây gỗ tạo nên cấu trúc rừng, trong đó có từ 4 - 8 loài tham gia vào
công thức tổ thành. Các loài cây ưu thế tham gia vào công thức tổ thành ở vị
trí này là: Dẻ xanh, Ngăm, Dẻ Tuyên Quang, Vối thuốc, Bời lời Dẻ gai, Bồ
đề, Trám trắng…. Mật độ rừng từ 380 - 520 cây/ha, mật độ trung bình rừng là
428 cây/ha, mật độ loài Lôi khoai chiếm 10 - 30 cây/ha, trung bình chiếm 15
cây/ha. Trong công thức tổ thành Lôi khoai ở vị trí sườn chiếm trung bình
3,11%, không tham gia vào công thức tổ thành.
Nhận xét chung: Qua quá trình điều tra, tổng hợp ta thấy Lôi khoai
không phải là loài chiếm ưu thế. Cả 2 vị trí chân, sườn đều có tỉ lệ lôi khoai
thấp và chỉ có một số OTC có loài Lôi khoai trong công thức tổ thành. Từ số
29
liệu trên cho ta thấy việc quản lý bảo vệ loài này chưa thực sự tốt, mật độ của
loài còn cũng khá thấp, đường kính chiều cao so với các vùng khác còn nằm ở
mức trung bình thấp. Do khu vực điều tra là hệ thống rừng phục hồi sau khai
thác kiệt, việc này tác động đến mật độ của loài.
4.2.2. Cấu trúc mật độ
Cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích, phản ảnh
mức độ tác động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến tiểu
hoàn cảnh rừng, khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi của
rừng thì mật độ luôn thay đổi. Đây chính là cơ sở của việc áp dụng các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng.
Bảng 4.5: Cấu trúc mật độ tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu
Vị trí OTC
Số
loài/OTC
Mật độ (cây/ha) Tỷ lệ %
Lôi khoai
Lâm phần Lôi khoai
Chân
4 19 400 10 2,5
5 21 420 30 7,14
6 21 420 10 2,38
10 20 400 10 2,5
11 23 390 10 2,56
12 15 410 10 2,44
TB 19 406 13 3,25
Sườn
1 18 440 10 2,27
2 30 520 20 3,85
3 17 380 30 7,89
7 23 400 10 2,5
8 27 420 20 4,76
9 28 410 10 2,44
TB 23,83 428,3 16,7 4
Kết quả bảng 4.5 ta thấy mật độ của lâm phần biến động từ 380 - 520
cây/ha. Trong đó: Tại vị trí chân đồi mật độ biến động từ 400 đến 430 cây/ha,
trung bình là 413 cây/ha. Tại vị trí sườn đồi mật độ biến động từ 380 - 520
cây/ha, trung bình là 428 cây/ha.
30
Mật độ Lôi khoai biến động từ 10 - 30 cây/ha. Trong đó: tại vị trí chân
đồi mật độ biến động từ 10 - 30 cây/ha, trung bình là 13 cây/ha, chiếm tỷ lệ
thấp 3,22% Tại vị trí sườn đồi mật độ biến động từ 10 - 30 cây/ha, trung bình
là 16 cây/ha, chiếm tỷ lệ thấp 4%.
4.2.3. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học
Trước đây, khi nghiên cứu sự phong phú về loài, các nhà khoa học chỉ
mới dừng lại ở mức độ định tính và mô tả. Các nghiên cứu gần đây đã sử
dụng một số chỉ số nhằm đánh giá mức độ phong phú đa dạng của tổ thành
thực vật. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chọn một số chỉ số sau: Chỉ số
đa dạng của Simpson, Hệ số Shannon - Wiener (H') để phân tích tính đa dạng
loài cây gỗ. Kết quả nghiên cứu như sau:
Bảng 4.6: Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học
Vị trí OTC
Số lượng loài
cây gỗ (S)
Số cá thể
điều tra (N)
H’
Chỉ số Cd
Chân
4 19 40 2,76 0,08
5 22 42 2,92 0,06
6 21 42 2,87 0,07
10 20 40 2,84 0,07
11 23 39 3,02 0,05
12 15 41 2,37 0,12
TB 20 40 2,8 0,07
Sườn
1 18 44 2,63 0,09
2 31 52 3,33 0,04
3 18 38 2,81 0,07
7 23 40 2,97 0,06
8 27 42 3,16 0,05
9 28 41 3,21 0,05
TB 24 42 3,02 0,06
Kết quả nghiên cứu cho thấy số loài thực vật thân gỗ ở đây biến động
31
từ 18 đến 31 loài, hàm số liên kết Shannon – Wiener: Hàm số này được 2 tác
giả Shannon và Wiener đưa ra năm 1949 và dùng để đánh giá mức độ đa dạng
loài của một quần xã. Theo Shannon - Wiener, giá trị tính toán của H’
càng
lớn thì mức độ đa dạng loài càng cao. Khi H’
=0, quần xã chỉ có một loài duy
nhất, mức độ đa dạng thấp nhất.
Kết quả phân tích cho thấy hệ số Shannon - Wiener (H’) biến động
không lớn giữa các kiểu thảm thực vật rừng (từ 2,37 đến 3,33) cho thấy cấu
trúc thực vật ở khu vực nghiên cứu tương đối đồng nhất, sự khác biệt không
đáng kể.
Theo Braun 1950; Monk 1967; Riser and Rice, 1971; Singhal et al., 1986
thì các rừng mưa nhiệt đới ẩm thường có chỉ số H’ rất cao từ 5,06 - 5,40 . Như
vậy so sánh với chỉ số này thì rừng ở khu nghiên cứu có chỉ số đa dạng H ở mức
trung bình .
Chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) được dùng để đánh giá sự đa dạng về
số lượng loài của một quần xã thực vật, có giá trị và ý nghĩa ngược lại với H’
,
tức là giá trị Cd càng cao thì tính đa dạng loài càng thấp. Kết quả nghiên cứu
cho thấy chỉ số Cd ở các phân quần hệ tương đối đồng đều, biến động từ 0,04
– 0,12. Chỉ số Cd cao nhất ở rừng thưa thường cây lá rộng trên núi đá vôi ở
địa hình thấp núi thấp và thấp nhất ở rừng kín thường xanh cây lá rộng phục
hồi tự nhiên sau khai thác trên núi đá vôi ở núi thấp.
4.2.4. Cấu trúc tầng thứ
Tầng thứ là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh hình thái theo mặt phẳng đứng
của lâm phần, là kết quả cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây trong quần xã
với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong quá trình sinh trưởng và phát
triển. Với rừng tự nhiên cấu trúc tầng thứ phản ánh bản chất sinh thái nội bộ
hệ sinh thái rừng và mô phỏng các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau,
giữa các loài cây khác nhau. Việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rất có ý nghĩa
32
trong thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, phù hợp với mục đích
kinh doanh. Từ kết quả tổng hợp trên các ô tiêu chuẩn điển hình có loài Lôi
khoai phân bố có kết quả như sau:
Bảng 4.7: Chiều cao của lâm phần nơi Lôi khoai phân bố
Vị trí OTC
Lâm phần Lôi khoai
Hmax
(m)
Hbq
(m)
Hmin
(m)
Hmax
(m)
Hbq
(m)
Hmin
(m)
Chân
4 25 11,96 4 22,5 22,5 22,5
5 15 8,79 4 10 8,3 7
6 18 8,25 3 6,5 6,5 6,5
10 13 7,61 5 9 9 9
11 15 7,6 4 10 10 10
12 10 6,3 5 6 6 6
Sườn
1 20,5 9,56 4 10,5 10,5 10,5
2 25 9,1 4 10 8,25 6,5
3 10,5 6,37 3.5 8 7,12 6,5
7 15 8,31 3.5 5 5 5
8 23 9,19 4 10,5 8,75 7
9 21,5 8,74 4 7,5 7,5 7,5
Kết quả bảng 4.7 cho thấy, các ô tiêu chuẩn điển hình ở vị trí chân
chiều cao lâm phần biến động từ 3 m đến 25 m và trung bình là 8,42 m. Vị trí
sườn chiều cao lâm phần biến động từ 3,5 m đến 25 m và trung bình là 8,6 m;
Còn loài Lôi khoai ở vị trí chân có chiều cao biến động từ 6 m - 22,5 m, trung
bình là 9,79 m, sườn có chiều cao biến động từ 5 m - 10,5 m, trung bình là
7,79 m. Chiều cao bình quân của 6 OTC giao động từ 6,3 m - 11,69 m. Vị trí
sườn có chiều cao bình quân ở 6 OTC biến động từ 6,37 m - 9,56 m.
33
Kết quả cho thấy giữa chiều cao của lâm phần và chiều cao của loài Lôi
khoai tương đối chênh lệch nhau đồng thời căn cứ vào chiều cao vút ngọn của
cây rừng cùng thực tế tầng thứ chia làm 3 tầng chính:
Tầng vượt tán gồm những loài cây có chiều cao vút ngọn >11m như:
Dẻ xanh, Trám trắng, Mỡ…
Tầng tán chính gồm những loài cây có chiều cao vút ngọn từ 8 - 11m:
Lôi khoai, Bồ đề, Mán đỉa…
Tầng dưới tán gồm những loài cây có chiều cao vút ngọn từ 4 - 8m bao
gồm những cây non của tầng tán chính và vượt tán.
Loài Lôi khoai có chiều cao chủ yếu ở tầng tán chính với chiều cao
trung bình của loài là 9,1m. Có 1 cá thể loài ở tầng vượt tán với chiều cao
vút ngọn đạt 22,5m.
4.3. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh
4.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh
Kết quả điều tra trên về đặc điểm tái sinh tự nhiên trên các ô tiêu chuẩn
ở 2 vị trí chân đồi, sườn đồi được tổng hợp ở bảng sau:
34
Kết quả bảng 4.8 cho thấy:
Bảng 4.8: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh
Vị trí OTC
Số
loài/
OTC
Số cá
thể
Loài
ưu thế
CTTT
Chân
4 20 42 8
9,52Dtq+9,52Tr+7,14Blbh+7,14Bld+7,14Lma+7,14L
ok+7,14Sag+7,14Tl+38,1Lk
5 19 34 9
11,76Dtq+11,76Mđ+8,82Bb+8,82N+5,88Bd+5,88Cr+
5,88Dg+5,88Sr+5,88Tr+29,41Lk
6 15 30 8
13,33Ch+13,33Tl+10Cr+10Dtq+10Mđ+6,67Bb+6,67
Dx+6,67Tt+23,33Lk
10 18 35 8
14,29N+14,29Tl+11,3Dtq+8,57Mđ+5,71Dg+5,71Sa+
5,71Sr+5,71Tt+28,57Lk
11 23 36 8
8,33Mr+8,33N+8,33Sa+8,33Tl+8,33Tb+5,56Mc+5,56
Tt+5,56V+41,67Lk
12 16 37 10
21,62Tl+8,11Ch+8,11Lma+8,11Mđ+8,11N+8,11Tb+
5,41Bld+5,41Dg+5,41Du+5,41Ln+16,22Lk
Sườn
1 20 39 10
15,38Blt+10,26Bbn+7,69Bld+7,69Sa+5,13Bbu+5,13
Ch+5,13Khn+5,13Ln+5,13N+25,64Lk
2 29 39 9
7,69Sa+5,13Dg+5,13Du+5,13Mt+5,13N+5,13Tl+5,13
Tcn+5,13Tr+5,13Tn+51,28Lk
3 18 30 9
13,33Blt+10Nga+6,67Bld+6,67Cr+6,67Dx+6,67Khn+
6,67N+6,67Sa+6,67Tr+30Lk
7 24 34 8
8,82Dg+8,82Lma+5,88Bld+5,88Ch+5,88Khn+5,88M
đ+5,88N+5,88tb+47,06Lk
8 16 35 12
17,14Dx+8,57Mđ+8,57N+8,57Tt+5,71Bld+5,71Blt+5
,71Dtq+5,71G+4,71Khn+5,71Sr+5,71Tl+5,71V+11,4
3LK
9 22 38 9
13,16N+10,53Tl+7,89Ch+7,89Lma+5,26Bb+5,26Blt+
5,23Dd+5,26Dtq+5,26Mđ+34,21Lk
Ghi chú:
Dtq: Dẻ Tuyên Quang; Tr: Trâm; Blbh: Bời lời bao hoa đơn; Lma: Lòng mang;
Lok: Lôi khoai; Sag: Sảng; Tl: Thần linh lá to; Mđ: Mán đỉa; Bb: Ba bét; N: Ngăm; Bd:
Bồ đề; Cr: Cọc rào; Dg: Dẻ gai; Sr: Sung rừng; Ch: chẹo; Dx: Dẻ xanh; Tt: Trám trắng;
Mr: Mã rạng; Tb: Thôi ba; Mc: Máu chó; V: Vối thuốc; Bld: Bời lời đắng; Du: Dung; Ln:
Lá nến; Blt: Bời lời trắng; Bbn: Ba bét nâu; Bbu: Bùng bục; Khn: Kháo hoa nhỏ; Mt:
Màng tang; Tcn: Thị chồi nhung; Tn: Trẩu nhăn; Nga: Ngát; G: Gạo; Dd: Dẻ đen; Lk :
Loài khác.
35
Vị trí chân đồi:
Vị trí chân đồi có số loài biến động từ 15 - 23 loài trung bình là 18 loài.
Số cá thể là từ 30 - 42, trung bình là 35. Loài ưu thế trong mỗi OTC biến động
từ 8 - 10 loài, trung bình là 8,5 loài.
Có 49 loài thực vật phân bố, trong đó chỉ có 4 loài tham gia vào công
thức tổ thành là: Thần linh lá to, Dẻ Tuyên Quang, Mán đỉa, Ngăm với chỉ số
N%>5%. Trong đó Thần linh lá to có chỉ số N% cao nhất là 11,21%, chỉ số
N% của Lôi khoai là 1,4%, không tham gia vào công thức tổ thành. Công
thức tổ thành loài ở vị trí chân như sau:
11,21Tl+7,94Dtq+7,01Mđ+7,01N+66,83Lk
(Ghi chú: Tl: Thần linh lá to; Dtq: Dẻ Tuyên Quang; Mđ: Mán đỉa; N:
Ngăm, Lk=Loài khác)
Vị trí sườn đồi:
Vị trí sườn có số loài biến động từ 16 - 29 loài, trung bình là 21 loài.
Tổng số cá thể trong OTC từ 30 - 39, trung bình là 35. Loài ưu thế trong mỗi
OTC biến động từ 8 - 12 loài, trung bình là 9,5 loài.
Có 54 loài thực vật phân bố, trong đó chỉ có 3 loài tham gia vào công thức
tổ thành là: Ngăm, Bời lời trắng, Bời lời đắng với chỉ số N%>5%; trong đó
Ngăm có chỉ số N% cao nhất là 7,44%, do vị trí sườn không có cây con loài Lôi
khoai nên chỉ số N%=0. Công thức tổ thành loài ở vị trí sườn như sau:
7,44N+6,98Blt+5,12Bld+80,46Lk
(Ghi chú: N: Ngăm; Blt: Bời lời trắng; Bld: Bời lời đắng; Lk=Loài khác)
Kết quả điều tra cho thấy mức độ đa dạng về loài cây tái sinh của khu
vực nghiên cứu là khá cao, với số lượng loài biến động từ 49 đến 54 loài
trong đó 3 đến 4 loài ưu thế. Những loài chiếm ưu thế tại khu vực nghiên cứu
phần lớn là những loài như: Thần linh lá to, Dẻ Tuyên Quang, Mán đỉa,
Ngăm, Bời lời trắng, Bời lời đắng. Hầu hết những loài này có mức tái sinh
36
cao. Kết quả cho thấy tại khu vực nghiên cứu tỉ lệ cây tái sinh của Lôi khoai
rất ít. Trong số 12 OTC đã nghiên cứu chỉ có 1 OTC có cây con của loài này.
4.3.2. Mật độ tầng cây tái sinh và mật độ Lôi khoai
Mật độ cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các cây tái sinh với nhau và với tầng cây cao, khả năng
thích nghi của cây tái sinh với những thay đổi của điều kiện sống. Vậy kết quả
nghiên cứu mật độ cây tái sinh là cơ sở để chúng ta xác định được số lượng và
chất lượng cây tái sinh trong lâm phần từ đó có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
tác động vào lâu dài.
Bảng 4.9: Cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh và mật độ Lôi khoai
Vị trí OTC
Mật độ
LP
(Cây/ha)
Mật độ
CTV LP
(Cây/ha)
%
CTV
Mật độ
loài Lôi
khoai
(Cây/ha)
Mật độ
CTV Lôi
khoai
(Cây/ha)
%
CTV
Lôi
khoai
Chân
4 3360 1520 45,24 1680 1040 61,9
5 2720 1200 44,2 0 0 0
6 2400 560 23,3 0 0 0
10 2800 1360 48,57 0 0 0
11 2880 640 22,2 0 0 0
12 2960 1360 46 0 0 0
TB 2853 1106 38,25 280 173 10,12
Sườn
1 3120 1280 41,03 0 0 0
2 3120 1360 43,6 0 0 0
3 2400 1360 56,67 0 0 0
7 2720 880 32,35 0 0 0
8 2800 1280 45,71 0 0 0
9 3040 1120 36,84 0 0 0
TB 2866 1213 42,7 0 0 0
37
Kết quả bảng 4.9 cho thấy, mật độ của loài Lôi khoai phân bố thấp
trung bình là 280 cây/ha tại vị trí chân. Vị trí sườn không có cây tái sinh của
loài Lôi khoai. Tỷ lệ cây triển vọng biến động từ 560 - 1520 cây/ha tại vị trí
chân, trung bình là 1106 cây/ha, chiếm trung bình 38,25%. Vị trí sườn mật độ
biến động từ 2400 - 3120 cây/ha, trung bình là 2866 cây/ha, chiếm trung bình
42,7%.
Tỷ lệ cây triển vọng của loài Lôi khoai rất thấp ở vị trí chân mật độ
biến động từ 0 - 1040 cây/ha, trung bình là 173 cây/ha, chiếm trung bình
10,12%. Vị trí sườn không có cây con Lôi khoai phân bố nên mật độ là 0
cây/ha. Mật độ cây tái sinh, cây tái sinh triển vọng ở vị trí chân, sườn, của loài
Lôi khoai là rất thấp, chỉ có duy nhất 1 OTC có cây tái sinh của loài này, có
thể nhận định đây là loài tái sinh tự nhiên kém.
4.3.3. Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh
Năng lực cây tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện ngoại
cảnh đối với quá trình phát tán, nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con.
Căn cứ vào kết quả khả năng tái sinh để đề suất các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh hợp lý tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh rừng.
Bảng 4.10: Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh
Đặc
điểm
Đối tượng N/ha
Nguồn gốc
(Cây/ha)
Chất lượng
(Cây/ha)
Tỷ lệ cây
triển vọng
(%)
Chồi Hạt Tốt TB Xấu
Chân Lôi khoai 280 0 280 173 93 13 10,12
Lâm phần 2853 1053 1800 733 1880 240 38,25
Sườn Lôi khoai 0 0 0 0 0 0 0
Lâm phần 2866 866 2000 890 1720 256 23,07
38
Kết quả bảng 4.10 cho thấy nguồn gốc cây tái sinh tại các vị trí chân
đồi, sườn đồi đồi nhìn chung nguồn gốc tái sinh lâm phần thì chủ yếu là tái
sinh hạt chiếm tỷ lệ cao, số lượng cây biến động từ 1800 cây/ha đến 2000
cây/ha. Tái sinh chồi chiếm tỷ lệ thấp, số lượng cây biến động từ 866 cây/ha
đến 1053 cây/ha. Tỷ lệ cây triển vọng 23,07% đến 38,25%. Đặc điểm này
thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng
một loài cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu
với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây chồi.
Nguồn gốc tái sinh Lôi khoai 100% tái sinh từ hạt số lượng cây biến động
trong khoảng từ 0 đến 280 cây/ha. Trong đó số cây triển vọng chiếm từ 0 - 10,12 %.
Tóm lại chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh tại đây đạt tỷ lệ tốt, cây
tái sinh có thể sinh trưởng và phát triển nhanh có thể thay thế dần cho tầng
cây cao.
Địa hình có ảnh hưởng không rõ rệt đến chất lượng cây tái sinh, cụ thể,
cây tái sinh của rừng có chất lượng tốt và trung bình ở hai vị trí địa hình gần
ngang nhau.
4.3.4. Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao
Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng trong phản
ánh hình thái của thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về hình thái quần thể
thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về phương diện sinh thái học nó biểu
thị cho quá trình cạnh tranh để dành không gian sống có sức sống tốt sẽ vươn
lên tầng trên, những cá thể sống có sức sống yếu sẽ bị đào thải. Đối với rừng
tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên cứu cấu trúc số cây
theo cấp chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ cũng như tỷ lệ các
loài trong các tầng rừng, qua đó cho ta hiểu được quy luật phân bố tán cây
trong lâm phần.
39
Điều này chứng tỏ có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng vả ánh sáng
của cây mạ, cây con tái sinh với cây bụi, thảm tươi diễn ra khá mạnh mẽ, nên
nhiều cá thể bị đào thải.
Bảng 4.11: Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao
Đặc điểm
Số lượng cây tái sinh phân theo cấp chiều cao
(Mật độ cây/ha)
Tổng
số cây
I II III IV V VI VII
Chân
Lôi khoai 240 26 0 13 0 0 0 279
Lâm phần 493 800 626 386 253 186 133 2877
Sườn
Lôi khoai 0 0 0 0 0 0 0 0
Lâm phần 453 853 706 360 240 133 106 2851
(Ghi chú: Cấp I<0.5m; Cấp II: 0.5-1m; Cấp III: 1-1.5m; Cấp IV: 1.5-
2m; Cấp V: 2-2.5m; Cấp VI: 2.5-3m; Cấp VII>3m)
Kết quả bảng 4.11 cho thấy số lượng cây tái sinh ở 2 vị trí chân và sườn
gần như bằng nhau.
Số lượng cây tái sinh cấp II (0.5 - 1m) của lâm phần ở 2 vị trí chân,
sườn, có số lượng cao nhất, với tổng số cây là 1653 cây. Số lượng cây tái sinh
cấp VII (>3m) của lâm phần ở 2 vị trí chân, sườn có số lượng thấp nhất, với
tổng số cây là 239 cây.
Số lượng cây tái sinh cấp I (<0.5m) của loài Lôi khoai ở vị trí chân có
số lượng cao nhất với tổng số cây là 240 cây. Số lượng cây tái sinh cấp IV
(<1.5 - 2m) của loài Lôi khoai ở vị trí chân có số lượng thấp nhất với tổng số
cây là 13 cây. Số lượng cây tái sinh cấp II (0.5 - 1m) là 23 cây.
4.3.5. Phân bố tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang
Cấu trúc mặt phẳng nằm ngang thể hiện sự phân bố và sử dụng không
gian dinh dưỡng trên mặt đất rừng, kiểu dạng phân bố thường được chia thành
ba kiểu: ngẫu nhiên, cụm hoặc đều; trong đó kiểu phân bố cụm thể hiện rừng
40
chưa lợi dụng tốt không gian trên mặt đất. Cho nên chặt nuôi dưỡng phải bảo
đảm sao cho phân bố cây trên mặt đất rừng đồng đều hơn, tạo ra phân bố cách
đều hoặc ngẫu nhiên, tránh để rừng ở trạng thái phân bố cụm, ảnh hưởng xấu
đến quá trình tái sinh, sinh trưởng và phục hồi rừng. Tóm lại nghiên cứu phân
bố cây trên mặt đất nhằm phục vụ cho việc đề xuất giải pháp kỹ thuật trong
chặt nuôi dưỡng, tỉa thưa, khai thác để điều tiết mật độ trên bề mặt đất rừng.
Phương pháp áp dụng là phân bố khoảng cách từ một cây chọn ngẫu nhiên
đến cây gần nhất, với dung lượng mẫu n = 30 (số khoảng cách đo) tính theo
tiêu chuẩn U. Kết quả thu thập số liệu được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 4.12: Tổng hợp phân bố tái sinh theo mặt nằm ngang
Vị trí N/ha
Số khoảng
cách đo
 r U
Kiểu
phân bố
Chân 346 30 0,03 2,76 -0,46
Phân bố
ngẫu nhiên
Sườn 336 30 0,04 2,53 0,13
Phân bố
ngẫu nhiên
Kết quả bảng 4.12 cho biết ở cả 2 vị trí chân - sườn thì cây tái sinh đều
phân bố ngẫu nhiên, thể hiện rừng đã tận dụng tốt không gian trên mặt đất.
Cho nên ta cần sửa dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh bảo đảm sao cho
phân bố cây trên mặt đất rừng đồng đều hơn, tạo ra phân bố cách đều.
4.4. Đặc điểm đất rừng nơi loài Lôi khoai phân bố
Đặc điểm và tính chất của đất có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh
trưởng của thực vật. Cùng với khí hậu và thảm thực vật, điều kiện đất là một
trong những cơ sở hết sức quan trọng trong việc lựa chọn điều kiện lập địa trồng
cây và trồng rừng. Điều tra phẫu diện đất cho một số thông tin ban đầu về tính
chất đất, nhưng nó chỉ phản ánh khái quát chung mà không thể hiện hết bản chất
41
biến đổi, một số tính chất hoá học, lý học bên trong của đất. Tại khu vực Lôi
khoai phân bố, đã tiến hành đào 2 phẫu diện đất điển hình ở 2 vị trí chân, sườn.
Kết quả mô tả phẫu diện đất được trình bày trong bảng 4.13.
Bảng 4.13: Hình thái phẫu diện đất đặc trưng nơi có Lôi khoai phân bố
PD
Vị
Trí
Độ
dốc
Tầng
đất
Độ sâu
tầng đất
(cm)
Màu sắc Độ chặt
Tphần
cơ giới
Tỷ lệ
đá lẫn
(%)
PD1 Chân 200
A
A0 0 – 8 Nâu sẫm Tơi xốp Thịt nhẹ 2
A1 8 – 21 Nâu sẫm Hơi chặt Thịt nhẹ 3
A2 21 – 44 Vàng đỏ Chặt
Thịt trung
bình
5
B 44 – 76 Vàng đỏ Chặt
Thịt trung
bình
5
C 67 - 100 Đỏ vàng Chặt Thịt nặng 7
PD2 Sườn 180
A
A0 0 – 5 Nâu nhạt Tơi xốp Thịt nhẹ 1
A1 5 – 22 Nâu sẫm Tơi xốp Thịt nhẹ 2
A2 22 – 37 Nâu sẫm Hơi chặt
Thịt trung
bình
2
B 37 – 76 Nâu Chặt
Thịt trung
bình
4
C 76 - 100 Nâu Chặt Thịt nặng 7
Kết quả bảng 4.13 đất ở khu vực nghiên cứu đủ các tầng từ A đến C.
Màu sắc đất thay đổi qua các vị trí chân, sườn màu sắc đất ở 2 vị trí chân và
sườn không đối giống. Về thành phần cơ giới ở cả 2 vị trí đều giống nhau đều
là đất thịt. Tỷ lệ đá lẫn ở vị trí chân (2% - 7%), vị trí sườn (1% - 7%).
42
Khi rừng phục hồi thì tầng A0 dần được hình thành, giữ độ ẩm cho tầng
đất mặt và là nguồn vật chất sinh ra chất mùn, góp phần quan trọng vào việc
cải tạo độ phì của đất rừng.
Lôi khoai phân bố ở nơi có đặc điểm đất đai chủ yếu là đất thịt (từ thịt
nhẹ đến thịt nặng). Tầng đất A0 đến A1 có độ chặt từ tơi xốp đến hơi xốp còn
từ tầng A2 đến tầng C độ chặt của đất tăng lên mạnh. Chủ yếu là đất chặt.
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Lôi khoai tại
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
4.5.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh
Mật độ của loài Lôi khoai ở mức độ thấp từ 10 - 30 cây/ha. Giải pháp
có thể trồng bổ sung thêm, cần bảo vệ rừng ở những nơi này.
Thiết lập các ô tiêu chuẩn định vị để theo dõi sinh trưởng của loài Lôi
khoai, để đánh giá khả năng sinh trưởng và phục hồi rừng trong tương lai
đồng thời xác định được khả năng sinh trưởng, phục hồi của rừng. Từ đó có
biện pháp cụ thể tác động vào rừng đạt hiệu quả cao nhất.
Thông qua mô hình hóa quy luật cấu trúc thấy rằng, hầu hết số cây Lôi
khoai đều tập trung ở cỡ đường kính trung bình nhỏ từ 7,83 - 39,31 cm , vì
vậy cần phải bảo vệ, chỉ chặt tỉa những cá thể có phẩm chất kém, chặt tỉa
những loài ít giá trị kinh tế để tạo không gian dinh dưỡng cho loài này sinh
trưởng.
Trong điều kiện nhất định, chúng ta có thể tiến hành xúc tiến tái sinh bằng
việc phát dọn các thực bì để tăng cường ánh sáng dưới tán rừng cho cây, chặt vệ
sinh rừng để loại bỏ các cây già cỗi, bệnh tật, rỗng ruột còn sót lại trong lâm
phần để tạo đủ ánh sáng cho lớp cây phía dưới sinh trưởng và phát triển.
Cấu trúc tầng tán gồm 3 tầng chính tầng vượt tán (A1), tầng tán chính
(A2), tầng dưới tán (A3), cần điều chỉnh độ tàn che tạo điều kiện cho cây tái
sinh sinh trưởng phát triển tốt, điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc
43
xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng những loài cây mục đích, loại bỏ những loài cây
ít giá trị, phẩm chất kém. Đồng thời phát dây leo, cây bụi, thảm tươi tạo điều
kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trưởng. Xong việc
điều tiết phải bảo đảm yêu cầu mật độ cây tái sinh có triển vọng, có giá trị.
Xác định và đánh dấu các cây mục đích, cây phù trợ, các cây đa mục
đích trong lâm phần để có những biện pháp chăm sóc, bảo vệ thích hợp.
Nguồn gốc tái sinh Lôi khoai 100% tái sinh từ hạt. Trong đó số cây
triển vọng chiếm từ 0 - 10,12 %. Cây Lôi khoai có khả năng tái sinh bằng hạt
khá tốt là cơ sở cho nghiên cứu tạo chọn giống.
Do phân bố cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu đa phần có mạng hình phân
bố phân bố ngẫu nhiên, do đó cần xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm đảm bảo mật
độ cây tái sinh phù hợp. Đồng thời tiến hành phát dây leo, bụi rậm, điều chỉnh độ
tàn che phù hợp cho từng loài cây tùy theo đặc điểm sinh trưởng của chúng
nhằm tạo ra cấu trúc rừng phù hợp với từng mục đích cụ thể.
Như vậy, khoanh nuôi phục hồi rừng là một giải pháp lâm sinh triệt để
tận dụng năng lực tái sinh và diễn thế tự nhiên nhằm tái tạo vốn rừng, phát
huy cao nhất chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường và cung cấp gỗ củi,...
Trong giải pháp này thảm thực vật tự phục hồi theo những quy luật tự nhiên
của nó. Con người chỉ can thiệp vào quá trình này thông qua các biện pháp
quản lý nhằm ngăn ngừa những tác động bất lợi từ bên ngoài vào rừng và
những biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng.
Tăng cường công tác nghiên cứu về phân bố và đặc điểm của loài Lôi
khoai từ đó có thể nhân giống cây.
4.5.2. Nhóm các giải pháp về chính sách pháp luật
Qua kết quả điều tra xác lập các tiểu khu nơi Lôi khoai phân bố giao cho
các cán bộ quản lý bảo vệ rừng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ
nghiêm ngặt các khu có Lôi khoai phân bố. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với
44
chính quyền địa phương, người dân thôn bản trong việc tuần tra kiểm soát tuyên
truyền để người dân biết vị trí, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm phá hoại.
Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các ban quản lý rừng với người
dân địa phương thông qua việc thực hiện hợp tác quản lý. Thực hiện nghiêm
chỉnh việc xử phạt vi phạm trong khai thác trái phép tài nguyên rừng.
Tăng cường phổ biến luật pháp chính sách cho cán bộ kiểm lâm, chính
quyền địa phương và người dân.
45
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Thông qua kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Lôi khoai tại
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tôi rút ra một số kết luận sau.
Đặc điểm hình thái
Lôi khoai là cây gỗ trung bình, có đường kính từ 7,83 cm đến 39,31
cm, trung bình là 17,31 cm. Có chiều cao từ 5 đến 22,5 m trung bình là 8,94
m. Có chỉ số chiều cao dưới cành là từ 1,5 m - 5,5 m, trung bình là 2,21 m. Có
đường kính tán biến động từ 1,5 m đến 10 m, trung bình là 3,53 m.
Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ
Có thể thấy mức độ đa dạng về tổ thành tầng cây gỗ tại khu vực nghiên
cứu là khá đa dạng với số lượng cây biến động từ 15 đến 23 loài trong khu
vực nghiên cứu theo độ cao từ chân đến sườn.
Số lượng loài tham gia vào công thức tổ thành biến động từ 4 đến 8
trong khu vực nghiên cứu loài theo độ cao từ chân đến sườn. Các loài chủ yếu
là: Trám trắng, Dẻ xanh, Mán đỉa, Dẻ Tuyên Quang, Bồ đề, Bời lời…
Cấu trúc tầng thứ gồm có 3 tầng cây gỗ tầng vượt tán, tầng tán chính,
tầng dưới tán, tương đối đồng tuổi. Chiều cao tán rừng thường nhỏ hơn 15m,
gồm chủ yếu là Lôi khoai, Mán đỉa, Dẻ xanh, Bồ đề, Dẻ gai, Vối thuốc, Thôi
ba, Trám trắng, Mỡ... Trong một số trường hợp cây lớn còn sót lại vượt lên
khỏi tán rừng, tầng vượt tán gồm các cây lớn còn sót lại như: Lôi khoai, Trám
trắng, Dẻ xanh...
Đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh.
Kết quả điều tra cho thấy mức độ đa dạng về loài cây tái sinh của khu vực
nghiên cứu là khá cao, với số lượng loài biến động từ chân đến sườn là 49 đến
46
54 loài trong đó 3 đến 4 loài ưu thế. Những loài chiếm ưu thế tại khu vực nghiên
cứu phần lớn là những loài như: Ngăm, Thần linh lá to, Mán đỉa, Bời lời,…
Nguồn gốc cây tái sinh tại các vị trí chân đồi, sườn đồi, nhìn chung
nguồn gốc tái sinh lâm phần thì chủ yếu là tái sinh hạt chiếm tỷ lệ cao. Nguồn
gốc tái sinh Lôi khoai 100% tái sinh từ hạt số lượng cây biến động trong
khoảng từ 0 đến 1680 cây/ha trung bình là 140 cây/ha. Trong đó số cây triển
vọng chiếm từ 0 - 5,16%. Cây Lôi khoai có khả năng tái sinh bằng hạt rất tốt
là cơ sở cho nghiên cứu tạo chọn giống.
Đặc điểm đất rừng nơi có Lôi khoai phân bố.
Lôi khoai phân bố ở nơi có đặc điểm đất đai chủ yếu là đất thịt (từ thịt
nhẹ đến thịt nặng). Tầng đất A0 đến A1 có độ chặt từ tơi xốp đến hơi xốp còn
từ tầng A3 đến tầng C độ chặt của đất tăng lên mạnh. Chủ yếu là đất chặt.
Kết quả cho thấy điều kiện lập địa của khu vực nghiên cứu tương đối
phù hợp với nhiều loài cây gỗ trong đó có cây Lôi khoai.
5.2. Tồn tại
Do thời gian thực tập tốt nghiệp còn hạn chế, thiếu thốn về điều kiện kinh
tế cùng với sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân. Vì vậy
mà khóa luận của tôi còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Để có kết quả đầy đủ và
chính xác hơn về loài Lôi khoai tại khu vực nghiên cứu, cần phải có thời gian
nghiên cứu lâu dài và tiến hành trên toàn bộ phạm vi khu vực nghiên cứu.
Trong thời gian nghiên cứu đã qua mùa hoa, quả của loài Lôi khoai nên
chưa thể quan sát được hoa, quả của loài Lôi khoai, chỉ có thể quan sát được
quả đã rơi rụng từ trước đó. Do đó chưa thể kết luận rõ ràng được hình thái
hoa, quả loài Lôi khoai tại khu vực nghiên cứu.
Đề tài chưa nghiên cứu mối quan hệ của loài Lôi khoai với các loài
khác trong lâm phần là chỉ tiêu để xác định không gian dinh dưỡng của loài
Lôi khoai.
47
5.3. Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn rộng hơn bằng cách tăng thời gian nghiên
cứu, tăng số OTC tại khu vực nghiên cứu, nghiên cứu ở nhiều địa điểm hơn.
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh rừng nơi có loài Lôi khoai phân
bố, nghiên cứu đặc điểm vật hậu tại khu vực nghiên cứu.
Nghiên cứu thử nghiệm trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế.
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Thanh Bình (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài
Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii Hickel et A. Camus) phục hồi tự nhiên tại
tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Hà Tây.
2. Nguyễn Duy Chuyên, (1995), “Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh
tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An”,
Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp1991-1995, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53 - 56.
3. Vũ Đình Huề, (1969), “Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên”, Tập san
Lâm nghiệp, tr. 28 - 30.
4. Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền
Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội.
5. Trần Ngũ Phương (1970) [14], Bước đầu nghiên cứu rừng Miền bắc Việt
Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
6. Plaudy J [14], “Rừng nhiệt đới ẩm”, Văn Tùng dịch, Tổng luận chuyên đề
số 8/1987, Bộ Lâm nghiệp.
7. P.W.Richards (1959,1968,1970), Rừng mưa nhiệt đới (Vương Tấn Nhị
dịch), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
8. Lê Đình Thăng (2014) [18], “Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học
của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh
Hóa”, Báo cáo đề tài tốt nghiệp cấp trường, trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên.
9. Trần Xuân Thiệp (1995) [18], “Vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên
trong diễn biến tài nguyên rừng các vùng miền Bắc”, Công trình khoa
học kỹ thuật điều tra quy hoạch rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
49
10. Nguyễn Hữu Tiến (2014) [19], “Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học
của loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn
quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An”, Báo cáo đề tài tốt nghiệp cấp trường,
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên..
11.Thái Văn Trừng (1978) [27], Thảm thực vật rừng ở Việt Nam, Nxb KHKT,
Hà Nội.
12.Nguyễn Văn Trương (1983) [26], “Quy luật cấu trúc rừng hỗn loài”,
NXB khao học và kỹ thuật, Hà Nội.
13. Đặng Kim Vui (2002) [23] , “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi
sau nương rẫy để làm cơ sở đề suất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu
rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Tạp trí nông nghiệp và phát
triển nông thôn.
14. Nguyễn Thị Yến (2003) [24], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa
dạng nguồn tài nguyên cây thuộc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã
Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ.
II. Tài liệu Tiếng Anh
15. Lamprecht H. (1989) [25], “Slilviculture in Troppics”. Eschborn
16. Odum E.P, (1971) [26], “Fundamentals of ecology”. 3rd
ed. Press of WB.
SAUNDERS Company.
17. Van steenis.J (1956) [37], “Basic principles of rain forest ecology, study
of tropical vegetation proceedings of the kandy symposium UNESCO”.
`
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Một số hình ảnh trong quá trình thực tập
1.1. Hình ảnh lập ô tiêu chuẩn 1.2. Hình ảnh đo chu vi cây Lôi khoai
1.3. Hình ảnh cây tái
sinh Lôi khoai
1.4. Hình ảnh đo khoảng
cách cây tái sinh
1.5. Hình ảnh đo chiều
cao cây tái sinh
1.6. Hình dảnh di chuyển qua OTC
tiếp theo
1.7. Hình ảnh đo độ dốc
1.8. Hình ảnh phẫu điện đất tại khu vục nghiên cứu
1.9. Hình ảnh đo chu vi
tầng cây gỗ
1.10. Hình ảnh quả cây Lôi khoai
rơi rụng
1.11. Hình ảnh một số hoạt động trong quá trình thực tập
PHỤ LỤC 2: Tầng cây gỗ
1. Vị trí chân núi
OTC4
Tên loài N G Ni% Gi% Ivi%
Ba bét 3 345.97 7.5 2.32 4.91
Bã đậu 2 250.45 5 1.68 3.34
Bời lời bao hoa đơn 1 263.10 2.5 1.76 2.13
Bời lời đắng 4 752.82 10 5.05 7.52
Dẻ gai 1 206.98 2.5 1.39 1.94
Dẻ tuyên quang 2 1636.51 5 10.97 7.98
Dẻ xanh 2 1045.93 5 7.01 6.00
Dung 1 252.24 2.5 1.69 2.10
Lá nến 1 43.95 2.5 0.29 1.40
Lôi khoai 1 1213.73 2.5 8.13 5.32
Mỡ 6 4025.16 15 26.97 20.99
Nây Năm cánh 1 76.47 2.5 0.51 1.51
Ngõa 1 298.05 2.5 2.00 2.25
Sắn thuyền 1 602.32 2.5 4.04 3.27
Sung rừng 4 1529.02 10 10.25 10.12
Thần linh lá to 3 767.91 7.5 5.15 6.32
Thôi ba 3 1399.19 7.5 9.38 8.44
Trâm 2 133.33 5 0.89 2.95
Vối thuốc 1 78.96 2.5 0.53 1.51
Tổng 40 14922.09 100 100 100
OTC5
Tên loài N G Ni% Gi% Ivi%
Ba bét 2 569.28 4.76 3.99 4.37
Bồ đề 4 614.54 9.52 4.30 6.91
bời lời bao hoa đơn 3 1039.28 7.14 7.28 7.21
Cò ke lá lõm 1 386.59 2.38 2.71 2.54
Chân chim bảy lá 1 202.94 2.38 1.42 1.90
Chẹo 1 156.17 2.38 1.09 1.74
Dẻ bắc giang 2 1015.96 4.76 7.12 5.94
Dẻ gai 1 666.24 2.38 4.67 3.52
Dẻ Tuyên Quang 1 373.40 2.38 2.62 2.50
Dẻ xanh 3 2896.65 7.14 20.29 13.72
Găng trâu 2 348.98 4.76 2.44 3.60
Lòng mức 1 128.60 2.38 0.90 1.64
Lôi khoai 3 750.11 7.14 5.25 6.20
Mán đỉa 6 1470.23 14.29 10.30 12.29
Máu chó 1 374.49 2.38 2.62 2.50
Ngăm 3 429.16 7.14 3.01 5.07
Sơn 1 137.71 2.38 0.96 1.67
Sung rừng 2 514.90 4.76 3.61 4.18
Trám trắng 1 772.08 2.38 5.41 3.89
Trâm 1 388.82 2.38 2.72 2.55
Vối thuốc 2 1040.10 4.76 7.29 6.02
Tổng 42 14276.24 100 100 100
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang
Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang

More Related Content

What's hot

Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)Thaonguyenxanh123
 
Thuyết trình các quá trình chế tạo
Thuyết trình các quá trình chế tạoThuyết trình các quá trình chế tạo
Thuyết trình các quá trình chế tạodongdienkha
 
Mẫu CV bằng tiếng Anh
Mẫu CV bằng tiếng AnhMẫu CV bằng tiếng Anh
Mẫu CV bằng tiếng AnhUy Hoàng
 
Mau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuMau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuTon Day
 
kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)
kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)
kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)ljmonking
 
Công nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trang
Công nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trangCông nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trang
Công nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trangVohinh Ngo
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Tai che nhua_phe_thai_9162
Tai che nhua_phe_thai_9162Tai che nhua_phe_thai_9162
Tai che nhua_phe_thai_9162Thanh Dinh
 
Vung tau city in vietnam
Vung tau city in vietnamVung tau city in vietnam
Vung tau city in vietnamVietnam Trips
 
82269796 bao-cao-ve-bia-vinaken-hoan-chinh-6927
82269796 bao-cao-ve-bia-vinaken-hoan-chinh-692782269796 bao-cao-ve-bia-vinaken-hoan-chinh-6927
82269796 bao-cao-ve-bia-vinaken-hoan-chinh-6927Phúc Trần Thị Minh
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngàyDự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngàyThaoNguyenXanh2
 
Các phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bộtCác phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bộtCassiopeia Nguyen
 

What's hot (20)

Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
Du an-chan-nuoi-heo-cong-nghe-khep-kin (1)
 
Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vậtĐề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
 
Dự án dịch vụ vệ sinh môi trường
Dự án dịch vụ vệ sinh môi trườngDự án dịch vụ vệ sinh môi trường
Dự án dịch vụ vệ sinh môi trường
 
Tiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCM
Tiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCMTiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCM
Tiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCM
 
Thuyết trình các quá trình chế tạo
Thuyết trình các quá trình chế tạoThuyết trình các quá trình chế tạo
Thuyết trình các quá trình chế tạo
 
Mẫu CV bằng tiếng Anh
Mẫu CV bằng tiếng AnhMẫu CV bằng tiếng Anh
Mẫu CV bằng tiếng Anh
 
Mau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuMau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctu
 
kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)
kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)
kĩ thuật phân tích cảm quan thực phẩm (hà duy tư)
 
Công nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trang
Công nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trangCông nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trang
Công nghệ sản xuất malt và bia – pgs.ts.hoàng đình hòa, 517 trang
 
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 
Tai che nhua_phe_thai_9162
Tai che nhua_phe_thai_9162Tai che nhua_phe_thai_9162
Tai che nhua_phe_thai_9162
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà hàng Pizza Việt tại TPHCM - www.duanviet.com.vn ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà hàng Pizza Việt tại TPHCM - www.duanviet.com.vn ...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà hàng Pizza Việt tại TPHCM - www.duanviet.com.vn ...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà hàng Pizza Việt tại TPHCM - www.duanviet.com.vn ...
 
Mô hình hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, 9đ
Mô hình hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, 9đMô hình hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, 9đ
Mô hình hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em, 9đ
 
Vung tau city in vietnam
Vung tau city in vietnamVung tau city in vietnam
Vung tau city in vietnam
 
82269796 bao-cao-ve-bia-vinaken-hoan-chinh-6927
82269796 bao-cao-ve-bia-vinaken-hoan-chinh-692782269796 bao-cao-ve-bia-vinaken-hoan-chinh-6927
82269796 bao-cao-ve-bia-vinaken-hoan-chinh-6927
 
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngàyDự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
Dự án trồng dược liệu kết hợp rau sạch ngắn ngày
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
 
Sổ tay kỹ thuật trồng nấm
Sổ tay kỹ thuật trồng nấmSổ tay kỹ thuật trồng nấm
Sổ tay kỹ thuật trồng nấm
 
Các phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bộtCác phương pháp biến tính tinh bột
Các phương pháp biến tính tinh bột
 
2. bai tap ve ky thuat
2. bai tap ve ky thuat2. bai tap ve ky thuat
2. bai tap ve ky thuat
 

Similar to Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.ssuser499fca
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Man_Ebook
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Man_Ebook
 

Similar to Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (20)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây lôi khoai (gymnocladus angustifol...
 
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
 
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học loài lim xẹt (peltophorum tonkinensis a.chev...
 
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
đA dạng và bảo tồn loài chi lan hoàng thảo (dendrobium) tại khu bảo tồn loài ...
 
Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.Khóa luận nông lâm kết hợp.
Khóa luận nông lâm kết hợp.
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
đáNh giá khả năng sinh trưởng của một số giống táo tại trường đại học nông lâ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích ra rễ iba (axit indolbutylic...
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây đẳng sâm nam codonopsis j...
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây hà thủ ô đỏ (fallopia mul...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
 
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
đáNh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của tập toàn giống sắn năm 2018
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng tại trung tâm đào tạo nghiên cứu ...
 
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...
đáNh giá môi trường nước nuôi cá diêu hồng và đề xuất biện pháp giảm thiê...
 
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sin...
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareHuyBo25
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 

Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài lôi khoai (gymnocladus angustifolia (gagn.) j.e vid.) tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang

  • 1. ` ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU ĐỨC TRƯỞNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI LÔI KHOAI (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.) TẠI HUYỆN CHIÊM HÓA - TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên – 2020
  • 2. ` ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CHU ĐỨC TRƯỞNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI LÔI KHOAI (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.) TẠI HUYỆN CHIÊM HÓA - TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K48 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Tuấn Hùng Thái Nguyên - 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.) tại Huyện Chiêm Hóa, Tỉnh Tuyên Quang” đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các số liệu thu thập khách quan và trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa được sử dụng và công bố trên tài liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 6 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN CHU ĐỨC TRƯỞNG XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận sinh viên đã sửa theo yêu cầu của hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong chương trình đại 4 năm với bậc đại học qua quá trình học tập và rèn luyện tại trường thì thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và quan trọng cho mỗi sinh viên. Thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu, tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất, là cơ hội cho sinh viên tự hoàn thiện kiến thức của bản thân đã được học tập tại trường trong thời gian qua. Được sự nhất chí của nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài. “Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.) tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói chung và Khoa Lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt những năm qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Tuấn Hùng đã tận tình bảo ban hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền địa phương huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, cán bộ Kiểm lâm và người dân tại địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Vì thời gian thực tập ngắn, trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 27 tháng 6 năm 2020 Sinh viên Chu Đức Trưởng
  • 5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Kích thước loài Lôi khoai...............................................................24 Bảng 4.2: Thông tin các ô tiêu chuẩn đã lập tại huyện Chiêm Hóa................26 Bảng 4.3: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở vị trí chân đồi ..............................27 Bảng 4.4: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở vị trí Sườn đồi .............................28 Bảng 4.5: Cấu trúc mật độ tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu.....................29 Bảng 4.6: Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học...................................................30 Bảng 4.7: Chiều cao của lâm phần nơi Lôi khoai phân bố.............................32 Bảng 4.8: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh .................................................34 Bảng 4.9: Cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh và mật độ Lôi khoai..................36 Bảng 4.10: Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh..............................................37 Bảng 4.11: Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao..............................................39 Bảng 4.12: Tổng hợp phân bố tái sinh theo mặt nằm ngang ..........................40 Bảng 4.13: Hình thái phẫu diện đất đặc trưng nơi có Lôi khoai phân bố.......41
  • 6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Hình thái thân cây Lôi khoai...........................................................23 Hình 4.2: Hình thái lá cây Lôi khoai...............................................................25 Hình 4.3: Hình thái quả của cây Lôi khoai .....................................................25
  • 7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT A0,A1,A2,B,C Các tầng đất CTTT Công thức tổ thành CTV Cây triển vọng D1.3 Đường kính thân cây tại 1.3m Dt Đường kính tán ĐT Đông tây ĐTĐG&TĐBTNR Điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng Hvn Chiều cao vút ngọn H’ Chỉ số Shannon – Wiener Hbq Chiều cao bình quân Hdc Chiều cao dưới cành Hmax Chiều cao lớn nhất Hmin Chiều cao nhỏ nhất HST Hệ sinh thái IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên NB Nam bắc NPK Đạm, Lân, Kali NXB Nhà xuất bản OTC Ô tiêu chuẩn UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc VD Ví dụ
  • 8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG........................................................................................iii DANH MỤC HÌNH .........................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ v MỤC LỤC........................................................................................................vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu đề tài............................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 3 2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 3 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 4 2.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc ................................................................ 4 2.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh ................................................................. 4 2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................. 5 2.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc ................................................................ 5 2.3.2. Những nghiên cứu về tái sinh ................................................................. 6 2.4. Những nghiên cứu về loài Lôi khoai.......................................................... 7 2.5. Thảo luận.................................................................................................... 9 2.6. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu........................... 9 2.6.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 9 2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................12 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................16
  • 9. vii 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................16 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................16 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................16 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................16 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................17 3.4.1. Phương pháp luận..................................................................................17 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................17 3.4.3. Xử lý số liệu..........................................................................................19 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................23 4.1. Đặc điểm hình thái của loài Lôi khoai.....................................................23 4.1.1. Đặc điểm hình thái thân cây..................................................................23 4.1.2. Đặc điểm hình thái lá cây......................................................................25 4.1.3. Đặc điểm hình thái hoa, quả..................................................................25 4.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ nơi có Lôi khoai phân bố........................26 4.2.1. Cấu trúc tổ thành...................................................................................26 4.2.2. Cấu trúc mật độ.....................................................................................29 4.2.3. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học..........................................................30 4.2.4. Cấu trúc tầng thứ...................................................................................31 4.3. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh ......................................33 4.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh........................................................33 4.3.2. Mật độ tầng cây tái sinh và mật độ Lôi khoai.......................................36 4.3.3. Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh.......................................................37 4.3.4. Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao ......................................................38 4.3.5. Phân bố tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang.........................................39 4.4. Đặc điểm đất rừng nơi loài Lôi khoai phân bố ........................................40 4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Lôi khoai tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang .......................................................................42
  • 10. viii 4.5.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh.............................................42 4.5.2. Nhóm các giải pháp về chính sách pháp luật........................................43 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...........................................................45 5.1. Kết luận ....................................................................................................45 5.2. Tồn tại ......................................................................................................46 5.3. Đề nghị.....................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................48 PHỤ LỤC
  • 11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, rừng là tài nguyên quý giá của nhân loại, rừng giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Rừng không chỉ là nơi cung cấp thức ăn, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, tham gia vào quá trình giữ đất, giữ nước, điều hoà khí hậu, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gen động, thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, rừng là nơi học tập, nghỉ mát, tham quan du lịch do đó rừng đóng góp vai trò rất quan trọng và góp phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia. Rừng là lá phổi xanh khổng lồ của nhân loại. Chính vì thế có thể nói cây rừng chính là nguồn sống của chính chúng ta. Cây Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) thuộc phân họ Vang - Caesalpinioideae, họ Đậu - Fabaceae, bộ Đậu - Fabales, lớp Ngọc lan - Magnoliopsida, ngành Ngọc lan - Magnoliophyta. Do cây có lá kép lông chim, dạng như lá cây Lim xanh, nhưng khi non có màu đỏ son chói lọi, nên anh em lâm nghiệp ở Vườn Quốc Gia Bạch Mã đã gọi nó là "Lim lửa", và từ đó cũng đã có nhiều người gọi là Lim lá thắm, thậm chí là Lim xanh lá thắm. Khi nhìn màu sắc đỏ thắm của loài cây này từ xa, người ta mường tượng như những cây Phong ở Nhật Bản, Hàn Quốc... hay cây Thích nảy lộc vào xuân ở đỉnh núi Bà Nà. Chúng ta nên tận dụng nguồn gen độc đáo này để trồng làm cây cảnh quan, vừa che bóng vừa tạo cảnh đẹp. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.) tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”.
  • 12. 2 1.2. Mục tiêu đề tài - Xác định một số đặc điểm cấu trúc của loài Lôi Khoai tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. - Xác định một số đặc điểm tái sinh của loài Lôi Khoai tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển loài Lôi Khoai tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học Qua nghiên cứu thực tiễn đề tài giúp ta làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng lý thuyết đã học được trong nhà trường và thực tiễn. Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành, sau này có điều kiện tốt hơn để phục vụ công tác phát triển ngành lâm nghiệp. Tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp xúc, làm quen với thực tế công tác nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở khoa học để lựa chọn các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Lôi khoai. - Ý nghĩa thực tiễn Biết được đặc điểm phân bố và đặc điểm sinh thái, đặc điểm cấu trúc, tình trạng và vai trò của loài Lôi Khoai tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển và bảo tồn.
  • 13. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Việc nghiên cứu về đặc điểm lâm học là con đường tốt nhất và hiệu quả nhất để nghiên cứu một đối tượng cực kỳ phức tạp và ít được hiểu biết như rừng và đời sống của nó. Sau khi xác định được đối tượng nghiên cứu của lâm học là hệ thống phân cấp từ: Cây – Lâm phần – HST rừng – Vốn rừng tổng thể. Theo quan điểm của nhận thức luận thì các quy luật đúng với các cấp thấp của hệ thống cũng đúng với các cấp có tổ chức cao hơn. Ví dụ: các quy luật sinh trưởng, các tương quan giữa cây và lập địa… đúng với từng cây riêng lẻ thì cũng đúng với lâm phần. Tuy nhiên, trong lâm phần, do ảnh hưởng tương tác giữa các cây cá thể với nhau mà có thêm các quy luật mới riêng cho từng lâm phần. Thông qua kết cấu tổ chức không gian và thời gian của các lâm phần, tức là sự sắp xếp bên cạnh nhau của các lâm phần trong không gian và sự kế tiếp nhau về thời gian mà xuất hiện thêm những quy luật mới có tổ chức cao hơn trong các HST rừng và vốn rừng tổng thể. Đây chính là cơ sở để chúng ta xây dựng hệ thống lý thuyết của khoa học lâm nghiệp nói chung và lâm học nói riêng. Thông qua kết cấu tổ chức không gian và thời gian của các lâm phần, tức là sự sắp xếp bên cạnh nhau của các lâm phần trong không gian và sự kế tiếp nhau về thời gian mà xuất hiện thêm những quy luật mới có tổ chức cao hơn trong các HST rừng và vốn rừng tổng thể. Đây chính là cơ sở để chúng ta xây dựng hệ thống lý thuyết của khoa học lâm nghiệp nói chung và lâm học nói riêng. Theo đó, các lý thuyết về lâm phần, cấu trúc, tái sinh rừng được vận dụng triệt để trong nghiên cứu đặc điểm của 1 loài cụ thể nào đó.
  • 14. 4 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới 2.2.1. Những nghiên cứu về cấu trúc Cấu trúc rừng là sự sắp xếp có tính quy luật của tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng trong không gian và thời gian. Cấu trúc rừng biểu hiện quan hệ sinh thái giữa thực vật rừng với nhau và với các nhân tố môi trường xung quanh gồm: Cấu trúc sinh thái tạo thành loài cây, dạng sống, tầng phiến; cấu trúc hình thái tầng tán rừng; cấu trúc đứng; cấu trúc theo mặt phẳng ngang (mật độ và dạng phân bố cây trong quần thể); cấu trúc theo thời gian (theo tuổi). Lamprecht H. (1989) [25], căn cứ vào nhu cầu ánh sáng của các loại cây trong suốt quá trình sống để phân chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây ưa sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng. Kết cấu của quần tụ lâm phần có ảnh hưởng đến tái sinh rừng. Odum E.P (1971) [26], đã nghiên cứu học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P (1935). Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng trên quan điểm sinh thái học. Plaudy J [14], đã biểu diễn cấu trúc rừng bằng các phẫu đồ rừng, nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến… Baur G.N. (1976) [1], đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học trong đó đã đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa nhiệt đới. 2.2.2. Những nghiên cứu về tái sinh Tái sinh rừng là một quá trình sinh học đặc thù của hệ sinh thái rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • 15. 5 P.W.Richards (1959) đã tiến hành nghiên cứu tái sinh ở rừng mưa nhiệt đới và cho xuất bản cuốn. “Rừng mưa nhiệt đới” Kết quả nghiên cứu cho thấy tái sinh rừng mưa nhiệt đới vô cùng phức tạp, cây tái sinh tự nhiên có phân bố cụm một số khác có phân bố Poisson. Van steenis.J (1956) [37], đã nêu hai đặc điểm tái sinh phổ biến: Tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và kiểu tái sinh của các loài cây ưa sáng khi nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới. 2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam 2.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc Nguyễn Thị Yến (2003) [24], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuộc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ, đã thống kê được 20 loài thực vật quý hiếm, trong 15 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) và 5 loài ở mức nguy cấp dựa theo những thứ hạng và tiêu chuẩn sách đỏ ở Việt Nam (2007) và IUCN. Đặng Kim Vui (2002) [23], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy để làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã kết luận đối với giai đoạn phục hồi từ 1 – 2 tuổi (hiện trạng là thảm thực vật cây bụi) thành phần thực vật 72 loài thuộc 36 họ và họ Hòa thảo (Poaceae) có số lượng lớn nhất (10 loài), sau đó đến họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 6 loài, họ Trinh nữ (Mimosaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae) mỗi họ có 4 loài. Bốn họ có 3 loài là họ Long não (Lauraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Khúc khắc (Similacaceae) và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Ngoài ra, cấu trúc trạng thái thảm thực vật cây bụi này có số cá thể trong OTC cao nhất nhưng lại có cấu trúc hình thái đơn giản, độ che phủ thấp nhất 75 – 80%, chủ yếu tập trung vào các loài cây bụi.
  • 16. 6 Thái Văn Trừng (1978) [27], khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng thảm tươi. Trần Ngũ Phương (1970) [14], khi đề cập đến rừng ở miền Bắc Việt Nam đã xếp rừng trên núi đá vôi vào đai rừng nhiệt đới mưa mùa với kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh trên núi đá vôi, và có 4 kiểu phụ: Thổ nhưỡng nguyên sinh tầng cây gỗ, trong đó có cây nghiến là cây chiếm ưu thế, đai rừng á nhiệt đới mưa màu với kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi. Lê Đình Thăng (2014) [18], Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa và nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh – tỉnh Hà Giang của Cháng Văn Cường (2014) [6], và nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An của Nguyễn Hữu Tiến (2014) [19]. Nguyễn Thanh Bình (2003), đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang. Với những kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả đã đưa ra nhiều kết luận, ngoài những đặc điểm về hình thái, vật hậu, phân bố cấu trúc và tái sinh tự nhiên của loài, tác giả còn cho rằng phân bố N-H và N-D đều có một đỉnh; tương quan giữa Hvn và D1.3 có dạng phương trình Logarit. 2.3.2. Những nghiên cứu về tái sinh Trần Xuân Thiệp (1995) [18], đã định lượng cây tái sinh tự nhiên trong các trạng thái rừng khác nhau, theo tác giả số lượng cây tái sinh biến động từ 8.000 – 12000, lớn hơn rừng nguyên sinh. Nguyễn Duy Chuyên (1995) đã nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu - Nghệ An.
  • 17. 7 Nguyễn Văn Trương (1983) [26], đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lớp cây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên dưới tán rừng. Vũ Đình Huề (1975), kết luận: Tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam có đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới. 2.4. Những nghiên cứu về loài Lôi khoai - Trên thế giới: IPNI liệt kê 7 loài Lôi khoai như sau: + Gymnocladus angustifolius (Gagnepain) J.E.Vidal, 1980, Đông Dương. Loài này có tên gọi địa phương trong tiếng Việt là lô khoai hay lim xanh, lá thắm. + Gymnocladus arabicus Lam., 1785 + Gymnocladus assamicus Kanjilal ex P.C.Kanjilal, 1934, Assam, Ấn Độ + Gymnocladus burmanicus C.E.Parkinson, 1928, Tenasserim, Myanma + Gymnocladus chinensis Baill., 1875, Trung Quốc, tên tiếng Trung là 肥皂荚 (phì tạo giáp), nghĩa là cây có quả làm xà phòng + Gymnocladus dioicus (L.) K.Koch, 1869, đồng nghĩa Gymnocladus canadensis Lam., 1785. Phân bố: Bắc Mỹ. Tên tiếng Anh của nó là Kentucky coffeetree, nghĩa là cây cà phê Kentucky. + Gymnocladus guangxiensis P.C.Huang & Q.W.Yao, 1980, Trung Quốc Tuy nhiên, nhiều tài liệu chỉ đề cập tới 3 loài là G. dioicus, G. burmanicus và G. chinensis. Trong IPNI cũng nhắc tới danh pháp Gymnocladus williamsii Hance, 1884 như là từ đồng nghĩa của Gledits(ch)ia sinensis tức cây tạo giáp hay bồ kết Hoa Nam. - Ở Việt Nam: Lôi khoai tên khoa học (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) thuộc họ Đậu (Fabaceae). Các loài trong chi này là các dạng cây thân gỗ từ nhỡ tới lớn, có thể cao từ 10 tới 30 m, đường kính thân cây đạt 0,6 tới 0,9 m.
  • 18. 8 Tán lá có đường kính tới 8 m. Thân cây thường chia thành 3 đến 4 nhánh ở độ cao 3-5 m. Các cành to, mập, nhiều ruột. Rễ chùm. Vỏ cây màu xám tro, dễ bóc. Các lá kép hai lần chẵn, mọc so le và các lá chét cấp 2 (khoảng 10 tới 14) mọc đối. Các lá chét cấp 1 phía dưới suy giảm thành các lá nhỏ. Kích thước lá: dài khoảng 60-90 cm và rộng khoảng hai phần ba chiều dài. Cuống lá và cuống của các lá chét hình trụ thon, phình to ở phần gốc, nhẵn khi trưởng thành, màu lục nhạt, thường tía ở mặt trên. Các lá chét hình trứng, kích thước dài tới 5 - 6 cm, hình nêm hoặc thuôn tròn không đều ở gốc, mép lá hơi gợn, nhọn đỉnh. Khi mới xuất hiện từ chồi có màu hồng hay đỏ tươi, nhanh chóng chuyển sang màu xanh đồng, nhẵn và bóng ở mặt trên. Khi phát triển đầy đủ có màu xanh lục sẫm ở mặt trên, lục nhạt ở mặt dưới. Về mùa thu chuyển sang màu vàng. Hoa ra vào mùa hè, đơn tính khác gốc, mọc ở đầu cành, màu trắng ánh xanh lục. Đài hoa hình ống, có lông tơ, 10 gân, 5 thùy. Các thùy mở bằng mảnh vỏ trong chồi. Tràng hoa với 5 cánh hoa thuôn dài, có lông tơ, lợp khi ở trong chồi. Các hoa đực mọc thành ngù ngắn giống như chùm hoa, dài 8 - 10 cm, các hoa cái mọc thành chùm dài 25 - 30 cm. Nhị hoa 10, với 5 nhị dài và 5 nhị ngắn, bao phấn màu vàng cam, hướng trong. Bầu nhụy thượng, không cuống, có lông tơ, co lại thành vòi nhụy ngắn với 2 thùy đầu nhụy. Các lá noãn mọc thành 2 hàng. Quả dạng quả đậu, dài 15 - 25 cm, rộng 3 - 5 cm, hơi cong, mép dầy, màu nâu ánh đỏ sẫm, hơi có phấn ở vỏ quả, chứa 6 - 9 hạt, được bao bọc trong lớp cùi thịt dầy có vị ngọt. Cuống dài 2 - 5 cm. Do cây có lá kép lông chim, dạng như lá cây Lim xanh, nhưng khi non có màu đỏ son chói lọi, nên nhiều người đã gọi nó là "Lim lửa". Cái tên này cũng hay, vì chính nhà thực vật học người Pháp Gagnepain xếp nó vào chi Lim xanh - Erythrofloeum (Lim xanh) với tên khoa học là Erythrofloeum
  • 19. 9 angustifolium (Gagn) và từ đó cũng đã có nhiều người gọi là Lim lá thắm, thậm chí là Lim xanh lá thắm. Theo quy luật sinh học, trong vùng khí hậu á nhiệt đới, nhiều thực vật khi trải qua một thời gian sống có nhiệt độ môi trường thấp kéo dài trong năm, màu lá của chúng thay đổi mạnh qua các thời kỳ sinh trưởng, lá non đỏ thắm, lá trưởng thành màu xanh lục, đến lúc già cỗi sắp lìa cành thì lại đỏ hay vàng rực lên rất đẹp mắt. Cây Lôi khoai là một trong những ví dụ điển hình. Đó là những kết quả bước đầu, cũng có thể do cây còn nhỏ bé. Dù sao cũng phải tiếp tục theo dõi, đến lúc cây trưởng thành mới kết luận chắc chắn được mức độ thích nghi của nó. 2.5. Thảo luận Từ các công trình nghiên cứu được trình bày như trên ta thấy các công trình nghiên cứu về loài Lôi khoai còn rất hạn chế nên thiếu các cơ sở khoa học để chọn tạo và nhân giống. Mặc dù có một số công trình nghiên cứu về Lôi khoai tuy nhiên chưa có công trình nào hoàn chỉnh một cách hệ thống toàn diện. Theo kết quả của những công trình nghiên cứu như trên làm cơ sở tốt để tôi lựa chọn những nội dung và hướng đi thích hợp cho đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid.) tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”. 2.6. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 2.6.1. Điều kiện tự nhiên 2.6.1.1. Vị trí địa lý Chiêm Hoá là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Phía Đông, Đông - Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) và huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang); phía Tây - Bắc giáp huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang); phía Tây - Nam giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang); phía Nam giáp
  • 20. 10 huyện Yên Sơn, phía Bắc giáp huyện Lâm Bình. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách trung tâm tỉnh Tuyên Quang 67 km. Diện tích cả huyện là 127.882,3ha, trong đó có 14.965,19 ha đất sản xuất nông nghiệp và 105.126,2 ha đất lâm nghiệp. Toàn huyện có 378 thôn, tổ nhân dân, dân số trên 132.000 người với 18 dân tộc cùng chung sống, mật độ dân số trung bình là 102 người/km2 . 2.6.1.2. Địa hình Địa hình của Chiêm Hoá bị chia cắt khá lớn bởi hệ thống sông ngòi và nhiều dãy núi lớn. Nét chung của địa hình là sự xen kẽ k hông đều giữa các núi đá vôi và núi đất, giữa các dải núi cao và vùng đồi đất có độ cao trung bình hoặc thấp. Giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có diện tích không lớn song đất đai mầu mỡ, thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cư, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao. Phía Đông có đỉnh cao nhất là núi Khau Bươn (thuộc địa phận xã Kiên Đài, có độ cao 957m), phía Tây có đỉnh cao nhất là núi Cham Chu có độ cao 1.587 m (thuộc địa phận xã Tân An, Hà Lang, Trung Hà) là ranh giới giữa huyện Chiêm Hóa, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang).. 2.6.1.3. Thổ nhưỡng Đá mẹ chủ yếu là đá phiến, đá cát kết, đá phiến kết tinh và các loại đá biến chất khác. Có hai loại đất chính: Đất Feralit đỏ vàng trên sa phiến thạch và đất đá vôi thung lũng. Loại này gồm có đất xám Feralit phát triển trên phiến xét và đất Feralit phát triển do biến đổi trồng lúa. - Đất Feralit màu đỏ vàng trên núi trung bình, núi cao: Phân bố tập trung ở độ cao từ 700 - 1700m so với mặt nước biển, loại đất này có quá trình Feralit yếu, quá trình mùn hóa tương đối mạnh, là vùng phân bố của các thảm rừng tự nhiên.
  • 21. 11 - Đất Feralit màu vàng trên núi thấp: Phân bố ở độ cao từ 300 - 700m, hình thành trên các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch; vùng phân bố ở các thảm rừng tự nhiên phục hồi sau khai thác. - Đất đá vôi thung lũng: Đất có tính kiềm, được hình thành từ sản phẩm phong hóa của đá sa thạch, biến chất, đá vôi; thích hợp với một số loài cây ăn quả có múi (Cam, Chanh…) - Đất bồn địa và thung lũng: Bao gồm đất phù sa mới, cũ, sản phẩm đất dốc tụ, sản phẩm hỗn hợp; loại đất này được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. 2.6.1.4. Khí hậu thủy văn * Khí hậu: Chiêm Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp, được phân chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, thường có nhiều mưa và mưa rào tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, mùa này thường hay xẩy ra lũ lụt; mùa đông kéo dài từ tháng 10 năm trước tới tháng 3 năm sau, thường có gió mùa Đông Bắc, sương mù và sương muối. *Điều kiện thủy văn: Sông, suối của Chiêm Hoá có độ dốc cao, hướng chảy khá tập trung, các con suối, ngòi đều đổ dồn về sông Gâm và sông Lô. Con sông lớn nhất là sông Gâm, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, huyện Na Hang, chảy qua Chiêm Hoá với độ dài 40 km và là đường thuỷ duy nhất nối huyện với tỉnh lỵ Tuyên Quang và các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ. Cùng với các con suối lớn, nhiều khe nhỏ tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân và là con đường giao thông, vận tải khá quan trọng. 2.6.1.5. Tài nguyên thiên nhiên Chiêm Hoá có các nguồn tài nguyên khoáng sản như Mangan tại xã Phúc Sơn, Minh Quang; quặng ăngtimoan tại các xã Ngọc Hội, Phú Bình; mỏ
  • 22. 12 đá tại các xã Linh Phú, Phúc Thịnh, Thổ Bình, Minh Quang, Phúc Sơn; cát, sỏi ở Ngòi Quãng, Sông Gâm; Barit ở Hạ Vị; mỏ than Linh Đức xã Linh Phú; ngoài ra Chiêm Hoá còn có mỏ chì, kẽm… 2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.6.2.1. Thành phần dân tộc, dân số - Dân số: 126.100 người (2004). - Mật độ dân số: 87 người/km2. - Huyện lỵ: thị trấn Vĩnh Lộc. Chiêm Hoá có 27 xã gồm: Bình An, Thổ Bình, Hồng Quang, Minh Quang, Phúc Sơn, Trung Hà, Tân Mỹ, Hà Lang, Tân An, Hùng Mỹ, Phúc Thịnh, Hoà Phú, Tân Thịnh, Hoà An, Trung Hoà, Yên Nguyên, Nhân Lý, Yên Lập, Bình Phú, Phú Bình, Ngọc Hội, Kim Bình, Kiên Đài, Tri Phú, Linh Phú, Vinh Quang và Bình Nhân. Chiêm Hoá là địa bàn sinh sống của 22 dân tộc như: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Thuỷ...Chiêm Hoá nổi tiếng với lễ hội lồng tồng của bà con dân tộc Tày tại thị trấn Vĩnh Lộc vào ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội gồm: rước các mâm tồng, cúng tế tạ ơn, cầu mưa, cày ruộng, phát lộc tồng, múa xuống đồng…Sau khi làm lễ, mọi người tham gia trò hội tung còn. Đây là trò chơi nhưng cũng là nghi thức không thể thiếu trong lễ hội Lồng tồng Chiêm Hoá. Trên cây còn treo 3 vòng nhật nguyệt, tượng trưng cho Thiên - Địa - Nhân (trời, đất và người).Theo quan niệm của bà con dân tộc Tày, còn phải được ném thủng và nếu thủng trước 12 giờ trưa thì năm đó mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu. Ngoài trò chơi tung còn, trong lễ hội Lồng tồng còn có các trò vui khác như: thi khâu còn đẹp, thi kéo co, đi cà kheo, leo cột, bắn nỏ, thi hát Shi, hát lượn, hát then, cọi, páo dung, khèn, sáo; thi nấu ăn…Với số dân chỉ hơn 100 người, dân tộc Thuỷ là dân tộc thiểu số ít người nhất ở Tuyên Quang. Người Thuỷ trước đây chỉ biết trồng sắn, ngô, sau này biết làm lúa nước, người Thuỷ làm nhà theo kiểu người
  • 23. 13 Dao, vật dụng gia đình tương tự như người Pà Thẻn và trang phục giống người Kinh. 2.6.2.2. Phát triển kinh tế - Đất đai ở các xã vùng cao của Chiêm Hoá phù hợp với việc khoanh nuôi rừng tự nhiên và trồng rừng, phát triển kinh tế lâm - nông nghiệp, còn các xã phía Nam của Chiêm Hoá có độ dốc phổ biến 10 - 250, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, cây lương thực và cây ngắn ngày khác. - Chiêm Hoá cũng là vùng đất thích hợp trồng các loại cây ăn trái, ở Chiêm Hoá hiện có 290,2 ha nhãn, 122,5 ha vải, 58,5 ha quýt… - Chiêm Hoá có Cụm Công nghiệp An Thịnh tại thôn An Thịnh xã Phúc Thịnh được đầu tư xây dựng nhà máy và các cơ sở chế biến nông lâm sản, luyện quặng Ferromangan. Hiện đã có 2 nhà máy được khởi công là nhà máy khai thác, chế biến Ferromangan với công suất thiết kế 15.000 tấn sản phẩm/năm và nhà máy chế biến đũa gỗ tách xuất khẩu. - Ngoài ra, Chiêm Hoá còn có nhiều cơ sở chế biến cơ khí, sản xuất đồ mộc, đồ gia dụng, làng nghề mây tre đan tại xã Trung Hà… 2.6.2.3 Điều kiện giao thông - Chiêm Hoá có đường quốc lộ 279 dài 20,2 km từ Hà Giang chạy qua Chiêm Hoá đến Na Hang, đường 190 từ km 31 chạy qua huyện chiêm Hoá lên huyện Na Hang, đường 185 từ đầu cầu Chiêm Hoá thị trấn Vĩnh Lộc đi Vinh Quang, Kim Bình đến Kiến Thiết huyện Yên Sơn; đường 188 từ thị trấn Vĩnh Lộc đến xã Thổ Bình và đường 187 từ xã Yên Lập sang huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Chiêm Hoá có 127 km liên huyện; 5,5 km đô thị và tuyến giao thông thuỷ là sông Gâm đoạn chảy qua Na Hang đến Chiêm Hoá với độ dài 40 km.
  • 24. 14 2.6.2.4. Y tế và giáo dục - Y tế: Hiện nay trên địa bàn huyện Chiêm Hóa tất cả 26 xã, thị trấn đều có Trạm y tế với tổng số trên 149 cán bộ y bác sỹ. Những năm qua, với sự quan tâm đầu tư của nhà nước công tác khám chữa bệnh và dịch vụ y tế trên địa bàn huyện Chiêm Hoá tiếp tục được nâng cao, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân, đặc biệt là khám chữa bệnh cho các đối tượng là người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân dân các xã vùng 135… được triển khai đồng bộ. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến cơ sở được nâng cao, 26/26 xã thị trấn có cán bộ chuyên trách dân số, 378 thôn, bản có y tá thôn bản lồng nghép cộng tác viên dân số. Ngoài việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh, công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y tế ở cơ sở cũng đã được chú trọng thực hiện. - Giáo dục : Toàn huyện có 87 trường/1.252 nhóm, lớp/34.477 học sinh với 2.060 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong toàn ngành. Tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên là 100%, tỷ lệ trên chuẩn là 69,2%. Trong đó, tỷ lệ giáo viên Tiểu học đạt trên chuẩn 73,5%; giáo viên THCS đạt trên chuẩn 72%; giáo viên Mầm non đạt chuẩn trở lên là 99%, trên chuẩn là 62,2%. 2.5.2.5. Quốc phòng – an ninh * Quốc phòng: Chủ động xây dựng và tổ chức thục hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng, chính sách hậu phương quân đội ở địa phương, duy trì chế độ sẵn sàng chiến đấu, tổ chức huấn luyện dân quân nòng cốt đảm bảo đủ quân số và đúng
  • 25. 15 thời gian quy định, kết quả huấn luyện dân quân đạt loại khá, tổ chức giao quân đạt 100% kế hoạch. * An ninh, trật tự an toàn xã hội. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tiếp tục được giữ vững và ổn định, không sảy ra các vấn đề phức tạp. Thường xuyên tiến hành kiểm tra các cơ sở kinh doanh (Karaoke và Internet) và yêu cầu cam kết chấp hành các quy định về giờ, nội quy, quy chế về ANTT.
  • 26. 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loại Lôi khoai phân bố tự nhiên tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về một số vấn đề sau: đặc điểm hình thái, đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ, đặc điểm tái sinh của loài Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E Vid) tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ 20/12/2019 - 23/05/2020. - Địa điểm: xã Hòa An và Phú Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. 3.3. Nội dung nghiên cứu * Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Lôi khoai. * Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây cao nơi có Lôi khoai phân bố. - Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ - Đặc điểm cấu trúc tầng thứ và độ tàn che * Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng tái sinh - Cấu trúc tổ thành và mật độ cây tái sinh - Chất lượng, nguồn gốc cây tái sinh - Mật độ cây tái sinh có triển vọng - Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao - Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang - Phân bố cây tái sinh quanh gốc cây mẹ * Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây Lôi khoai
  • 27. 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp luận Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978): Thảm thực vật rừng là tấm gương phản chiếu một cách trung thành nhất mà lại tổng hợp được các điều kiện của hoàn cảnh tự nhiên đã thông qua sinh vật để hình thành những quần thể thực vật. Thảm thực vật tái sinh tự nhiên phản ánh ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến quá trình phục hồi rừng thứ sinh. Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở các trạng thái thảm thực vật rừng có loài Lôi khoai xuất hiện, số liệu đảm bảo tính đại diện, khách quan và chính xác. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.2.1. Phương pháp kế thừa Đề tài có kế thừa một số tư liệu: - Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng. - Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội. - Sử dụng các kết quả nghiên cứu đã có về cây Lôi khoai ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, phân bố, cấu trúc và điều kiện lập địa …). 3.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp Để thu thập số liệu ngoài hiện trường, đề tài áp dụng phương pháp điều tra thực nghiệm sinh thái thông qua hệ thống ô tiêu chuẩn tạm thời và bán định vị được bố trí trên các điều kiện lập địa khác nhau để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành lâm phần có loài Lôi khoai phân bố tự nhiên. Tại 2 xã Hòa An và Phú Bình, mỗi xã lập 6 ô tiêu chuẩn có diện tích 1.000m2 kích thước 25 m2 x 40 m2 trên điều kiện địa hình khác nhau (3 OTC ở vị trí chân đồi, 3 OTC ở vị trí sườn ), với tổng số 12 OTC.
  • 28. 18 Trong ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra các chỉ tiêu về tầng cây gỗ, tầng cây tái sinh, tầng cây bụi, đặc điểm đất… a. Điều tra tầng cây gỗ Trên mỗi ô tiêu chuẩn tạm thời, tiến hành điều tra tầng cây gỗ gồm các nội dung sau: (1) Xác định tên loài cho tất cả các cây có đường kính 6cm trở lên; (2) Đo đường kính ngang ngực (D1,3) những cây có D ≥ 6cm bằng cách đo chu vi sau đó quy đổi ra đường kính thân cây; (3) Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước sào có chia vạch đến 20cm, sai số đo cao ± 10cm; (4) Đo đường kính hình chiếu tán (Dt) bằng thước dây theo hướng ĐT, NB, sau đó lấy giá trị bình quân với sai số là ± 10cm; (5) Phân cấp phẩm chất cây (tốt, trung bình, xấu). b. Điều tra cây tái sinh Trên mỗi ô tiêu chuẩn điều tra tầng cây gỗ lớn, tiến hành lập một 5 ô dạng bản có kích thước 25m2 (5x5m) trong đó 4 góc ở ô tiêu chuẩn và 1 ô ở trung tâm ô tiêu chuẩn. Với từng ô dạng bản đã thiết lập, thực hiện các nội dung điều tra sau: (1) Xác định tên loài; (2) Xác định nguồn gốc (chồi, hạt); (3) Chất lượng cây tái sinh (tốt, trung bình, xấu); (4) Đo chiều cao cây tái sinh. Trên mỗi OTC điều tra khoảng cách giữa các cây tái, tiến hành đo khoảng cách một cây tái sinh bất kỳ với cây tái sinh gần nhất. c. Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi Xác định hành phần loài lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi. Xác định tên, xác định chiều cao cho cây bụi. Độ che phủ của cây bụi thảm tươi (tính theo % độ che phủ mặt đất) và được đánh giá cho toàn ô tiêu chuẩn.
  • 29. 19 d. Điều tra đất Tại khu vực nghiên cứu đào 2 phẫu diện đại diện cho 2 dạng địa hình (chân đồi, sườn đồi) có kích thước (1,2x0,8x1,0m) gần nơi có cây Lôi khoai phân bố và mô tả theo hướng dẫn trong “Sổ tay điều tra quy hoạch rừng” (1995) gồm: loại đất, độ dày tầng đất, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, độ ẩm. 3.4.3. Xử lý số liệu 3.4.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng a. Công thức tổ thành tầng cây gỗ Hệ số tổ thành được tính theo công thức của Curtis, J. T (1959) như sau: IVi% = Trong đó: - Ni% là phần trăm số cá thể ở tầng cây cao của loài i so với tổng số cây trên ô tiêu chuẩn; - Gi% là phần trăm tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang trong ô tiêu chuẩn. Theo Daniel Marmillod, những loài cây có IV% > 5% là những loài có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần và theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần, nhóm loài cây chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Đây là những căn cứ xác định loài và nhóm loài ưu thế. Trên cơ sở đó, sau khi xác định giá trị chỉ số IV% cho từng loài, tính tổng giá trị IV% của những loài có trị số này > 5% từ cao đến thấp. b. Mật độ Công thức xác định mật độ như sau: 10.000 S n N/ha  
  • 30. 20 Trong đó: - n: Tổng số cá thể của loài trong các OTC; - S: Tổng diện tích các OTC (ha). c. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học Để đánh giá tính đa dạng của các quần hợp cây gỗ đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài (số cá thể của từng loài), đề tài đã sử dụng các chỉ số sau: * Chỉ số Simpson: Cd = Trong đó: ni là số cá thể loài “i”; N là tổng số cá thể các loài trong ô mẫu; S là số loài trong ô mẫu. * Chỉ số Shannon - Wiener (H’) ) ln( ' 1 N N H n n i s i i     Trong đó: - H’ là chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon-Wiener; - ni là số lượng cá thể của loài thứ i; - N là tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài trong ô nghiên cứu/khu vực nghiên cứu. 3.4.3.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng a. Tổ thành cây tái sinh Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức: m ni n m 1 i   
  • 31. 21 Trong đó: - n là số cây trung bình theo loài; - m là tổng số loài điều tra được; - ni là số lượng cá thể loài i. Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức: n% .100 n n m 1 i i j    Trong đó: - j =1,2,3…. - m là số thứ tự loài. Nếu: - n%j  5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành; - n%i < 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành. Hệ số tổ thành: 10 N n K i i   Trong đó: - Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i; - ni: Số lượng cá thể loài i; - N: Tổng số cá thể điều tra. b. Mật độ cây tái sinh Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau: S n 10.000 N/ha   Trong đó: - S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2 ); - n là số lượng cây tái sinh điều tra được.
  • 32. 22 c. Chất lượng cây tái sinh Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức: 100 N n N%   Trong đó: - N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu; - n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu; - N: Tổng số cây tái sinh. d. Phân bố tái sinh theo chiều cao Để nghiên cứu nội dung này, đề tài đã sử dụng hàm Mayer để mô phỏng quy luật phân bố cây theo cấp chiều cao. Phân chia chiều cao cây tái sinh theo 8 cấp như sau: Cấp I<0,5m; cấp II: 0,5 - 1m; cấp III: 1 - 1,5m; cấp IV từ 1,5 - 2m; cấp V từ 2 - 2,5m; cấp VI từ 2,5 - 3m; cấp VII > 3,0m. e. Phân bố tái sinh theo chiều nằm ngang. Để nghiên cứu hình thái phân bố của cây tái sinh trên bề mặt đất thông qua xác định khoảng cách từ một cây tái sinh chọn ngẫu nhiên đến cây gần nhất. Sử dụng tiêu chuẩn U (phân bố chuẩn) của Clark và Evans.   0,26136 n . 0,5 λ r U   Trong đó: -r là giá trị bình quân của n lần quan sát khoảng cách gần nhất; -  là mật độ cây tính trên đơn vị diện tích (m2 ); - n là số lần đo khoảng cách giữa các cây tái sinh. Nếu: - 1,96 <U< 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên; - U > 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều; - U < - 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm.
  • 33. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm hình thái của loài Lôi khoai 4.1.1. Đặc điểm hình thái thân cây Sử dụng các phương pháp luận và phương pháp thu thập số liệu về đặc điểm sinh lý, sinh thái loài Lôi khoai ở trong khu vực nghiên cứu và kết hợp với việc điều tra nghiên cứu bổ sung về đặc điểm hình thái loài Lôi khoai phân bố tự nhiên tại Việt Nam và trên thế giới, đặc điểm hình thái thân, cành, lá cây Lôi khoai được tổng hợp và miêu tả chi tiết trong các bảng và các hình sau: Hình 4.1: Hình thái thân cây Lôi khoai
  • 34. 24 Cây cao 10 - 30 m, thân thẳng, thuôn đều, đường kính ngang ngực có thể đạt 50 - 60 cm, phân cao khoảng 4 -7 m. Khi già vỏ bong vảy từng mảng. Lá chuyển màu đỏ vào độ tháng 4 - 6 dương lịch hàng năm. Bảng 4.1: Kích thước loài Lôi khoai Cây tiêu chuẩn D1.3 (cm) Hvn (m) Hdc(m) Dt(m) 1 39,31 22,5 5,5 10 2 21,1 10 2 4 3 20,53 7 2 3 4 9,39 8 2 3 5 8,4 6,5 1,5 3 6 21,8 8,5 2 4 7 15,96 10 2 3,5 8 12,16 6 2 4 9 18,89 10,5 2,5 5 10 17,22 10 2,5 3 11 16,7 6,5 2 1,5 12 15,98 7 2 1,5 13 15,92 6,5 2 1,5 14 21,17 8 1,5 4 15 8,66 5 1,5 1,5 16 17,29 10,5 2 3 17 7,83 7 2 3 18 14,39 7,5 2 3 Trung bình 16,78 8,72 2,17 3,42 Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại khu vực nghiên cứu, cây có đường kính từ 7,83 cm đến 39,33 cm, trung bình là 16,78 cm. Có chiều cao từ 5 đến 22,5 m trung bình là 8,72 m. Có chiều cao dưới cành là từ 1,5 m - 5,5 m, trung bình là 2,17 m. Có đường kính tán biến động từ 1,5 m đến 10 m, trung bình là 3,42 m.
  • 35. 25 4.1.2. Đặc điểm hình thái lá cây Lá kép lông chim chẵn hai lần, cuống cấp một dài 25 - 40 cm, mang 4 - 6 cặp cuống cấp hai, mỗi cuống mang 8 - 12 cặp lá chét thon, dài 3 - 5 cm. Mặt trên lá Mặt dưới lá Hình 4.2: Hình thái lá cây Lôi khoai 4.1.3. Đặc điểm hình thái hoa, quả Hoa dạng chùm dài 5 cm, có lông phủ dày, tràng hoa tim tím, 10 nhị. Quả dạng quả đậu, nâu đen, dài 12 cm, chứa 4 - 8 hạt, kích thước hạt 15 x 12 mm. Do trong thời gian đi điều tra đã qua mùa ra hoa kết quả của loài này nên chỉ có thể quan sát được một số quả đã rơi rụng từ trước đó. Hình 4.3: Hình thái quả của cây Lôi khoai
  • 36. 26 4.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ nơi có Lôi khoai phân bố Kết quả điều tra trên 12 ô tiêu chuẩn có loài Lôi khoai phân bố, các thông tin cụ thể như sau: Bảng 4.2: Thông tin các ô tiêu chuẩn đã lập tại huyện Chiêm Hóa Địa hình OTC Tọa độ Độ cao (m) Số cây Lôi khoai Số loài khác Ghi chú Chân 4 E00238266 N02447160 180 1 18 Xã Hòa An 5 E00367511 N02445766 160 3 20 Xã Hòa An 6 E00367561 N02446027 175 1 20 Xã Hòa An 10 E00384720 N02452724 125 1 19 Xã Phú Bình 11 E00385473 N02451975 101 1 22 Xã Phú Bình 12 E00256022 N2453978 102 1 14 Xã Phú Bình Sườn 1 E00238217 N02447545 183 1 17 Xã Hòa An 2 E00238136 N02447555 188 2 29 Xã Hòa An 3 E00238409 N02447841 193 3 16 Xã Hòa An 7 E00384692 N02452674 130 1 22 Xã Phú Bình 8 E00384674 N02451798 169 2 26 Xã Phú Bình 9 E00384763 N02452232 130 1 27 Xã Phú Bình Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy số loài trong một OTC từ 14 - 29 loài, trung bình là 20 loài/OTC. Số cây Lôi khoai trong một OTC biến động từ 1 - 3 cây/OTC, trung bình là 1,5 cây/OTC. Độ cao của các OTC từ 101 - 193m trung bình là 153m. Có thể thấy loài Lôi khoai phân bố ở độ cao trung bình, phần lớn ở vị trí chân và sườn đồi. 4.2.1. Cấu trúc tổ thành Theo Thái Văn trừng (1978) [26], trong một lâm phần loài cây nào có chiếm trên 50% tổng số cá thể tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là
  • 37. 27 nhóm loài ưu thế, đây là những cơ sở quan trọng để xác định nhóm loài ưu thế. Qua điều tra cây gỗ thu được bảng số liệu như sau: Bảng 4.3 Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở vị trí chân đồi OTC Mật độ (cây/ha) Mật độ Lôi khoai (cây/ha) Loài/ OTC (Loài) Loài ưu thế Công thức tổ thành 04 400 10 19 8 20,99M+10,12Sr+8,44Tb+7,98Dtq+7,52B ld+6,32Tl+6Dx+5,32Lok+27,4LK 05 420 30 21 8 13,72Dx+12,29Mđ+7,21Blbh+6,91Bd+6, 2Lok+6,02V+5,94Dbg+5,07N+36,64Lk 06 420 10 21 10 8,87Mđ+8,66Dtq+8,46V+8,39S+7,72Tt+6 ,75Bb+6,55Lm+6,08Sr+5,83Tr+5,69G+27 ,46Lk 10 400 10 20 9 12,21Bd+10,48V+9,88Mđ+9,12Sr+8,24Gt +6,97N+5,42Tl+5,32Dg+5,16Tt+27,22Lk 11 390 10 23 10 10,9Tt+9,7Dg+8,11Tb+6,82Sr+6 ,52Ch+5,48Lm+5,41Dx+5,28N+5,27Bbn +5,23Mđ+31,28Lk 12 410 10 15 6 22,21X+19,3Tb+10,69Lm+8,41Dg+7,12C h+5,85Sr+26,42Lk Ghi chú: M: Mỡ; Sr: Sung rừng; Dtq: Dẻ Tuyên Quang; Bld: Bời lời đắng; Tl: Thần linh lá to; V: vối; Dx: Dẻ xanh; Lok: Lôi khoai; Mđ: Mán đỉa; Blbh: Bời lời ba hoa đơn; Bd: Bồ đề; Dbg: Dẻ Bắc Giang; N: ngăm; S: Sấu; Tt: Trám trắng; Bb: Ba bét; Lm: Lòng mức; Tr: Trâm; G: Gạo; Gt: Găng trâu; Dg: Dẻ gai; Tb: Thôi ba; Ch: Chẹo; Bbn: Ba bét nâu; X: xoan; Lk: Loài khác Kết quả điều tra tổng hợp tại bảng 4.3 cho thấy, ở vị trí chân đồi có 15 - 23 loài cây gỗ, trong đó có từ 6 - 10 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài cây ưu thế tham gia vào công thức tổ thành ở vị trí này là: Sung rừng, Dẻ gai, Dẻ xanh, Vối, Mán đỉa, Lôi khoai, Trám trắng, Bồ đề,.... Mật độ rừng từ 390 - 420 cây/ha, mật độ trung bình rừng là 406 cây/ha, mật độ loài o Lôi
  • 38. 28 khoai chiếm 10 - 30 cây/ha, trung bình chiếm 13 cây/ha. Trong công thức tổ thành Lôi khoai ở vị trí chân chiếm trung bình 3,93%. Bảng 4.4. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ở vị trí Sườn đồi OTC Mật độ (cây/ha) Mật độ Lôi khoai (cây/ha) Loài/ OTC (Loài) Loài ưu thế Công thức tổ thành 01 440 10 18 7 13,64V+12,34Dtq+12,02Ln+11,28Bd+7,13C t+6,94N+5,58Tt+31,07Lk 02 520 20 31 4 13,04Dg+9,91Co+9,13Dd+7,81Dx+60,1Lk 03 380 30 18 7 12,27Tm11,23Lok+9,07V+7,78Bbn+6,96Bb +5,98Dx+5,88Du+40.83Lk 07 400 10 23 8 12,99Dx+9,56Mđ+8,61Bd+8,34V+8,2Tt+6,5 5Bld+5,06Dg+5,01Lm+35,68Lk 08 420 10 27 4 20,45Dtq+17,12Dx+5,85N+5,02Tt+51,56Lk 09 410 10 28 7 11,35V+8,76Dtq+6,32N+6,26G+6,24Dx+5,7 2Sb+5,57Mđ+49,77Lk Ghi chú: V: Vối Thuốc; Dtq: Dẻ Tuyên Quang; Ln: Lá nến; Bd: Bồ đề; Ct: Chẹo tía; N: Ngăm; Tt: Trám trắng; Dg: Dẻ gai; Co: Cà ổi lá đa; Dd: Dẻ đen; Dx: Dẻ xanh; Tm: Thàn mát; Lok: Lôi khoai; Bbn: Ba bét nâu; Bb: Ba bét; Du: Dung; Mđ: Mán đỉa; Bld: Bời lời đắng; Lm: Lòng mức; G: Gạo; Sb: Sổ bà; Lk: Loài khác Kết quả điều tra tổng hợp tại bảng 4.4 cho thấy, ở vị trí Sườn đồi có 18 - 28 loài cây gỗ tạo nên cấu trúc rừng, trong đó có từ 4 - 8 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các loài cây ưu thế tham gia vào công thức tổ thành ở vị trí này là: Dẻ xanh, Ngăm, Dẻ Tuyên Quang, Vối thuốc, Bời lời Dẻ gai, Bồ đề, Trám trắng…. Mật độ rừng từ 380 - 520 cây/ha, mật độ trung bình rừng là 428 cây/ha, mật độ loài Lôi khoai chiếm 10 - 30 cây/ha, trung bình chiếm 15 cây/ha. Trong công thức tổ thành Lôi khoai ở vị trí sườn chiếm trung bình 3,11%, không tham gia vào công thức tổ thành. Nhận xét chung: Qua quá trình điều tra, tổng hợp ta thấy Lôi khoai không phải là loài chiếm ưu thế. Cả 2 vị trí chân, sườn đều có tỉ lệ lôi khoai thấp và chỉ có một số OTC có loài Lôi khoai trong công thức tổ thành. Từ số
  • 39. 29 liệu trên cho ta thấy việc quản lý bảo vệ loài này chưa thực sự tốt, mật độ của loài còn cũng khá thấp, đường kính chiều cao so với các vùng khác còn nằm ở mức trung bình thấp. Do khu vực điều tra là hệ thống rừng phục hồi sau khai thác kiệt, việc này tác động đến mật độ của loài. 4.2.2. Cấu trúc mật độ Cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích, phản ảnh mức độ tác động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến tiểu hoàn cảnh rừng, khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi của rừng thì mật độ luôn thay đổi. Đây chính là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng. Bảng 4.5: Cấu trúc mật độ tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu Vị trí OTC Số loài/OTC Mật độ (cây/ha) Tỷ lệ % Lôi khoai Lâm phần Lôi khoai Chân 4 19 400 10 2,5 5 21 420 30 7,14 6 21 420 10 2,38 10 20 400 10 2,5 11 23 390 10 2,56 12 15 410 10 2,44 TB 19 406 13 3,25 Sườn 1 18 440 10 2,27 2 30 520 20 3,85 3 17 380 30 7,89 7 23 400 10 2,5 8 27 420 20 4,76 9 28 410 10 2,44 TB 23,83 428,3 16,7 4 Kết quả bảng 4.5 ta thấy mật độ của lâm phần biến động từ 380 - 520 cây/ha. Trong đó: Tại vị trí chân đồi mật độ biến động từ 400 đến 430 cây/ha, trung bình là 413 cây/ha. Tại vị trí sườn đồi mật độ biến động từ 380 - 520 cây/ha, trung bình là 428 cây/ha.
  • 40. 30 Mật độ Lôi khoai biến động từ 10 - 30 cây/ha. Trong đó: tại vị trí chân đồi mật độ biến động từ 10 - 30 cây/ha, trung bình là 13 cây/ha, chiếm tỷ lệ thấp 3,22% Tại vị trí sườn đồi mật độ biến động từ 10 - 30 cây/ha, trung bình là 16 cây/ha, chiếm tỷ lệ thấp 4%. 4.2.3. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học Trước đây, khi nghiên cứu sự phong phú về loài, các nhà khoa học chỉ mới dừng lại ở mức độ định tính và mô tả. Các nghiên cứu gần đây đã sử dụng một số chỉ số nhằm đánh giá mức độ phong phú đa dạng của tổ thành thực vật. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chọn một số chỉ số sau: Chỉ số đa dạng của Simpson, Hệ số Shannon - Wiener (H') để phân tích tính đa dạng loài cây gỗ. Kết quả nghiên cứu như sau: Bảng 4.6: Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học Vị trí OTC Số lượng loài cây gỗ (S) Số cá thể điều tra (N) H’ Chỉ số Cd Chân 4 19 40 2,76 0,08 5 22 42 2,92 0,06 6 21 42 2,87 0,07 10 20 40 2,84 0,07 11 23 39 3,02 0,05 12 15 41 2,37 0,12 TB 20 40 2,8 0,07 Sườn 1 18 44 2,63 0,09 2 31 52 3,33 0,04 3 18 38 2,81 0,07 7 23 40 2,97 0,06 8 27 42 3,16 0,05 9 28 41 3,21 0,05 TB 24 42 3,02 0,06 Kết quả nghiên cứu cho thấy số loài thực vật thân gỗ ở đây biến động
  • 41. 31 từ 18 đến 31 loài, hàm số liên kết Shannon – Wiener: Hàm số này được 2 tác giả Shannon và Wiener đưa ra năm 1949 và dùng để đánh giá mức độ đa dạng loài của một quần xã. Theo Shannon - Wiener, giá trị tính toán của H’ càng lớn thì mức độ đa dạng loài càng cao. Khi H’ =0, quần xã chỉ có một loài duy nhất, mức độ đa dạng thấp nhất. Kết quả phân tích cho thấy hệ số Shannon - Wiener (H’) biến động không lớn giữa các kiểu thảm thực vật rừng (từ 2,37 đến 3,33) cho thấy cấu trúc thực vật ở khu vực nghiên cứu tương đối đồng nhất, sự khác biệt không đáng kể. Theo Braun 1950; Monk 1967; Riser and Rice, 1971; Singhal et al., 1986 thì các rừng mưa nhiệt đới ẩm thường có chỉ số H’ rất cao từ 5,06 - 5,40 . Như vậy so sánh với chỉ số này thì rừng ở khu nghiên cứu có chỉ số đa dạng H ở mức trung bình . Chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) được dùng để đánh giá sự đa dạng về số lượng loài của một quần xã thực vật, có giá trị và ý nghĩa ngược lại với H’ , tức là giá trị Cd càng cao thì tính đa dạng loài càng thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số Cd ở các phân quần hệ tương đối đồng đều, biến động từ 0,04 – 0,12. Chỉ số Cd cao nhất ở rừng thưa thường cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp núi thấp và thấp nhất ở rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên sau khai thác trên núi đá vôi ở núi thấp. 4.2.4. Cấu trúc tầng thứ Tầng thứ là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh hình thái theo mặt phẳng đứng của lâm phần, là kết quả cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây trong quần xã với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Với rừng tự nhiên cấu trúc tầng thứ phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái rừng và mô phỏng các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa các loài cây khác nhau. Việc nghiên cứu cấu trúc tầng thứ rất có ý nghĩa
  • 42. 32 trong thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, phù hợp với mục đích kinh doanh. Từ kết quả tổng hợp trên các ô tiêu chuẩn điển hình có loài Lôi khoai phân bố có kết quả như sau: Bảng 4.7: Chiều cao của lâm phần nơi Lôi khoai phân bố Vị trí OTC Lâm phần Lôi khoai Hmax (m) Hbq (m) Hmin (m) Hmax (m) Hbq (m) Hmin (m) Chân 4 25 11,96 4 22,5 22,5 22,5 5 15 8,79 4 10 8,3 7 6 18 8,25 3 6,5 6,5 6,5 10 13 7,61 5 9 9 9 11 15 7,6 4 10 10 10 12 10 6,3 5 6 6 6 Sườn 1 20,5 9,56 4 10,5 10,5 10,5 2 25 9,1 4 10 8,25 6,5 3 10,5 6,37 3.5 8 7,12 6,5 7 15 8,31 3.5 5 5 5 8 23 9,19 4 10,5 8,75 7 9 21,5 8,74 4 7,5 7,5 7,5 Kết quả bảng 4.7 cho thấy, các ô tiêu chuẩn điển hình ở vị trí chân chiều cao lâm phần biến động từ 3 m đến 25 m và trung bình là 8,42 m. Vị trí sườn chiều cao lâm phần biến động từ 3,5 m đến 25 m và trung bình là 8,6 m; Còn loài Lôi khoai ở vị trí chân có chiều cao biến động từ 6 m - 22,5 m, trung bình là 9,79 m, sườn có chiều cao biến động từ 5 m - 10,5 m, trung bình là 7,79 m. Chiều cao bình quân của 6 OTC giao động từ 6,3 m - 11,69 m. Vị trí sườn có chiều cao bình quân ở 6 OTC biến động từ 6,37 m - 9,56 m.
  • 43. 33 Kết quả cho thấy giữa chiều cao của lâm phần và chiều cao của loài Lôi khoai tương đối chênh lệch nhau đồng thời căn cứ vào chiều cao vút ngọn của cây rừng cùng thực tế tầng thứ chia làm 3 tầng chính: Tầng vượt tán gồm những loài cây có chiều cao vút ngọn >11m như: Dẻ xanh, Trám trắng, Mỡ… Tầng tán chính gồm những loài cây có chiều cao vút ngọn từ 8 - 11m: Lôi khoai, Bồ đề, Mán đỉa… Tầng dưới tán gồm những loài cây có chiều cao vút ngọn từ 4 - 8m bao gồm những cây non của tầng tán chính và vượt tán. Loài Lôi khoai có chiều cao chủ yếu ở tầng tán chính với chiều cao trung bình của loài là 9,1m. Có 1 cá thể loài ở tầng vượt tán với chiều cao vút ngọn đạt 22,5m. 4.3. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh 4.3.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh Kết quả điều tra trên về đặc điểm tái sinh tự nhiên trên các ô tiêu chuẩn ở 2 vị trí chân đồi, sườn đồi được tổng hợp ở bảng sau:
  • 44. 34 Kết quả bảng 4.8 cho thấy: Bảng 4.8: Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh Vị trí OTC Số loài/ OTC Số cá thể Loài ưu thế CTTT Chân 4 20 42 8 9,52Dtq+9,52Tr+7,14Blbh+7,14Bld+7,14Lma+7,14L ok+7,14Sag+7,14Tl+38,1Lk 5 19 34 9 11,76Dtq+11,76Mđ+8,82Bb+8,82N+5,88Bd+5,88Cr+ 5,88Dg+5,88Sr+5,88Tr+29,41Lk 6 15 30 8 13,33Ch+13,33Tl+10Cr+10Dtq+10Mđ+6,67Bb+6,67 Dx+6,67Tt+23,33Lk 10 18 35 8 14,29N+14,29Tl+11,3Dtq+8,57Mđ+5,71Dg+5,71Sa+ 5,71Sr+5,71Tt+28,57Lk 11 23 36 8 8,33Mr+8,33N+8,33Sa+8,33Tl+8,33Tb+5,56Mc+5,56 Tt+5,56V+41,67Lk 12 16 37 10 21,62Tl+8,11Ch+8,11Lma+8,11Mđ+8,11N+8,11Tb+ 5,41Bld+5,41Dg+5,41Du+5,41Ln+16,22Lk Sườn 1 20 39 10 15,38Blt+10,26Bbn+7,69Bld+7,69Sa+5,13Bbu+5,13 Ch+5,13Khn+5,13Ln+5,13N+25,64Lk 2 29 39 9 7,69Sa+5,13Dg+5,13Du+5,13Mt+5,13N+5,13Tl+5,13 Tcn+5,13Tr+5,13Tn+51,28Lk 3 18 30 9 13,33Blt+10Nga+6,67Bld+6,67Cr+6,67Dx+6,67Khn+ 6,67N+6,67Sa+6,67Tr+30Lk 7 24 34 8 8,82Dg+8,82Lma+5,88Bld+5,88Ch+5,88Khn+5,88M đ+5,88N+5,88tb+47,06Lk 8 16 35 12 17,14Dx+8,57Mđ+8,57N+8,57Tt+5,71Bld+5,71Blt+5 ,71Dtq+5,71G+4,71Khn+5,71Sr+5,71Tl+5,71V+11,4 3LK 9 22 38 9 13,16N+10,53Tl+7,89Ch+7,89Lma+5,26Bb+5,26Blt+ 5,23Dd+5,26Dtq+5,26Mđ+34,21Lk Ghi chú: Dtq: Dẻ Tuyên Quang; Tr: Trâm; Blbh: Bời lời bao hoa đơn; Lma: Lòng mang; Lok: Lôi khoai; Sag: Sảng; Tl: Thần linh lá to; Mđ: Mán đỉa; Bb: Ba bét; N: Ngăm; Bd: Bồ đề; Cr: Cọc rào; Dg: Dẻ gai; Sr: Sung rừng; Ch: chẹo; Dx: Dẻ xanh; Tt: Trám trắng; Mr: Mã rạng; Tb: Thôi ba; Mc: Máu chó; V: Vối thuốc; Bld: Bời lời đắng; Du: Dung; Ln: Lá nến; Blt: Bời lời trắng; Bbn: Ba bét nâu; Bbu: Bùng bục; Khn: Kháo hoa nhỏ; Mt: Màng tang; Tcn: Thị chồi nhung; Tn: Trẩu nhăn; Nga: Ngát; G: Gạo; Dd: Dẻ đen; Lk : Loài khác.
  • 45. 35 Vị trí chân đồi: Vị trí chân đồi có số loài biến động từ 15 - 23 loài trung bình là 18 loài. Số cá thể là từ 30 - 42, trung bình là 35. Loài ưu thế trong mỗi OTC biến động từ 8 - 10 loài, trung bình là 8,5 loài. Có 49 loài thực vật phân bố, trong đó chỉ có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành là: Thần linh lá to, Dẻ Tuyên Quang, Mán đỉa, Ngăm với chỉ số N%>5%. Trong đó Thần linh lá to có chỉ số N% cao nhất là 11,21%, chỉ số N% của Lôi khoai là 1,4%, không tham gia vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành loài ở vị trí chân như sau: 11,21Tl+7,94Dtq+7,01Mđ+7,01N+66,83Lk (Ghi chú: Tl: Thần linh lá to; Dtq: Dẻ Tuyên Quang; Mđ: Mán đỉa; N: Ngăm, Lk=Loài khác) Vị trí sườn đồi: Vị trí sườn có số loài biến động từ 16 - 29 loài, trung bình là 21 loài. Tổng số cá thể trong OTC từ 30 - 39, trung bình là 35. Loài ưu thế trong mỗi OTC biến động từ 8 - 12 loài, trung bình là 9,5 loài. Có 54 loài thực vật phân bố, trong đó chỉ có 3 loài tham gia vào công thức tổ thành là: Ngăm, Bời lời trắng, Bời lời đắng với chỉ số N%>5%; trong đó Ngăm có chỉ số N% cao nhất là 7,44%, do vị trí sườn không có cây con loài Lôi khoai nên chỉ số N%=0. Công thức tổ thành loài ở vị trí sườn như sau: 7,44N+6,98Blt+5,12Bld+80,46Lk (Ghi chú: N: Ngăm; Blt: Bời lời trắng; Bld: Bời lời đắng; Lk=Loài khác) Kết quả điều tra cho thấy mức độ đa dạng về loài cây tái sinh của khu vực nghiên cứu là khá cao, với số lượng loài biến động từ 49 đến 54 loài trong đó 3 đến 4 loài ưu thế. Những loài chiếm ưu thế tại khu vực nghiên cứu phần lớn là những loài như: Thần linh lá to, Dẻ Tuyên Quang, Mán đỉa, Ngăm, Bời lời trắng, Bời lời đắng. Hầu hết những loài này có mức tái sinh
  • 46. 36 cao. Kết quả cho thấy tại khu vực nghiên cứu tỉ lệ cây tái sinh của Lôi khoai rất ít. Trong số 12 OTC đã nghiên cứu chỉ có 1 OTC có cây con của loài này. 4.3.2. Mật độ tầng cây tái sinh và mật độ Lôi khoai Mật độ cây tái sinh là một trong những chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây tái sinh với nhau và với tầng cây cao, khả năng thích nghi của cây tái sinh với những thay đổi của điều kiện sống. Vậy kết quả nghiên cứu mật độ cây tái sinh là cơ sở để chúng ta xác định được số lượng và chất lượng cây tái sinh trong lâm phần từ đó có các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào lâu dài. Bảng 4.9: Cấu trúc mật độ tầng cây tái sinh và mật độ Lôi khoai Vị trí OTC Mật độ LP (Cây/ha) Mật độ CTV LP (Cây/ha) % CTV Mật độ loài Lôi khoai (Cây/ha) Mật độ CTV Lôi khoai (Cây/ha) % CTV Lôi khoai Chân 4 3360 1520 45,24 1680 1040 61,9 5 2720 1200 44,2 0 0 0 6 2400 560 23,3 0 0 0 10 2800 1360 48,57 0 0 0 11 2880 640 22,2 0 0 0 12 2960 1360 46 0 0 0 TB 2853 1106 38,25 280 173 10,12 Sườn 1 3120 1280 41,03 0 0 0 2 3120 1360 43,6 0 0 0 3 2400 1360 56,67 0 0 0 7 2720 880 32,35 0 0 0 8 2800 1280 45,71 0 0 0 9 3040 1120 36,84 0 0 0 TB 2866 1213 42,7 0 0 0
  • 47. 37 Kết quả bảng 4.9 cho thấy, mật độ của loài Lôi khoai phân bố thấp trung bình là 280 cây/ha tại vị trí chân. Vị trí sườn không có cây tái sinh của loài Lôi khoai. Tỷ lệ cây triển vọng biến động từ 560 - 1520 cây/ha tại vị trí chân, trung bình là 1106 cây/ha, chiếm trung bình 38,25%. Vị trí sườn mật độ biến động từ 2400 - 3120 cây/ha, trung bình là 2866 cây/ha, chiếm trung bình 42,7%. Tỷ lệ cây triển vọng của loài Lôi khoai rất thấp ở vị trí chân mật độ biến động từ 0 - 1040 cây/ha, trung bình là 173 cây/ha, chiếm trung bình 10,12%. Vị trí sườn không có cây con Lôi khoai phân bố nên mật độ là 0 cây/ha. Mật độ cây tái sinh, cây tái sinh triển vọng ở vị trí chân, sườn, của loài Lôi khoai là rất thấp, chỉ có duy nhất 1 OTC có cây tái sinh của loài này, có thể nhận định đây là loài tái sinh tự nhiên kém. 4.3.3. Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh Năng lực cây tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện ngoại cảnh đối với quá trình phát tán, nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con. Căn cứ vào kết quả khả năng tái sinh để đề suất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tác động vào rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh rừng. Bảng 4.10: Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh Đặc điểm Đối tượng N/ha Nguồn gốc (Cây/ha) Chất lượng (Cây/ha) Tỷ lệ cây triển vọng (%) Chồi Hạt Tốt TB Xấu Chân Lôi khoai 280 0 280 173 93 13 10,12 Lâm phần 2853 1053 1800 733 1880 240 38,25 Sườn Lôi khoai 0 0 0 0 0 0 0 Lâm phần 2866 866 2000 890 1720 256 23,07
  • 48. 38 Kết quả bảng 4.10 cho thấy nguồn gốc cây tái sinh tại các vị trí chân đồi, sườn đồi đồi nhìn chung nguồn gốc tái sinh lâm phần thì chủ yếu là tái sinh hạt chiếm tỷ lệ cao, số lượng cây biến động từ 1800 cây/ha đến 2000 cây/ha. Tái sinh chồi chiếm tỷ lệ thấp, số lượng cây biến động từ 866 cây/ha đến 1053 cây/ha. Tỷ lệ cây triển vọng 23,07% đến 38,25%. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây chồi. Nguồn gốc tái sinh Lôi khoai 100% tái sinh từ hạt số lượng cây biến động trong khoảng từ 0 đến 280 cây/ha. Trong đó số cây triển vọng chiếm từ 0 - 10,12 %. Tóm lại chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh tại đây đạt tỷ lệ tốt, cây tái sinh có thể sinh trưởng và phát triển nhanh có thể thay thế dần cho tầng cây cao. Địa hình có ảnh hưởng không rõ rệt đến chất lượng cây tái sinh, cụ thể, cây tái sinh của rừng có chất lượng tốt và trung bình ở hai vị trí địa hình gần ngang nhau. 4.3.4. Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao Phân bố số cây theo cấp chiều cao là một chỉ tiêu quan trọng trong phản ánh hình thái của thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về hình thái quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về phương diện sinh thái học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh để dành không gian sống có sức sống tốt sẽ vươn lên tầng trên, những cá thể sống có sức sống yếu sẽ bị đào thải. Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên cứu cấu trúc số cây theo cấp chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ cũng như tỷ lệ các loài trong các tầng rừng, qua đó cho ta hiểu được quy luật phân bố tán cây trong lâm phần.
  • 49. 39 Điều này chứng tỏ có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng vả ánh sáng của cây mạ, cây con tái sinh với cây bụi, thảm tươi diễn ra khá mạnh mẽ, nên nhiều cá thể bị đào thải. Bảng 4.11: Phân bố tái sinh theo cấp chiều cao Đặc điểm Số lượng cây tái sinh phân theo cấp chiều cao (Mật độ cây/ha) Tổng số cây I II III IV V VI VII Chân Lôi khoai 240 26 0 13 0 0 0 279 Lâm phần 493 800 626 386 253 186 133 2877 Sườn Lôi khoai 0 0 0 0 0 0 0 0 Lâm phần 453 853 706 360 240 133 106 2851 (Ghi chú: Cấp I<0.5m; Cấp II: 0.5-1m; Cấp III: 1-1.5m; Cấp IV: 1.5- 2m; Cấp V: 2-2.5m; Cấp VI: 2.5-3m; Cấp VII>3m) Kết quả bảng 4.11 cho thấy số lượng cây tái sinh ở 2 vị trí chân và sườn gần như bằng nhau. Số lượng cây tái sinh cấp II (0.5 - 1m) của lâm phần ở 2 vị trí chân, sườn, có số lượng cao nhất, với tổng số cây là 1653 cây. Số lượng cây tái sinh cấp VII (>3m) của lâm phần ở 2 vị trí chân, sườn có số lượng thấp nhất, với tổng số cây là 239 cây. Số lượng cây tái sinh cấp I (<0.5m) của loài Lôi khoai ở vị trí chân có số lượng cao nhất với tổng số cây là 240 cây. Số lượng cây tái sinh cấp IV (<1.5 - 2m) của loài Lôi khoai ở vị trí chân có số lượng thấp nhất với tổng số cây là 13 cây. Số lượng cây tái sinh cấp II (0.5 - 1m) là 23 cây. 4.3.5. Phân bố tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang Cấu trúc mặt phẳng nằm ngang thể hiện sự phân bố và sử dụng không gian dinh dưỡng trên mặt đất rừng, kiểu dạng phân bố thường được chia thành ba kiểu: ngẫu nhiên, cụm hoặc đều; trong đó kiểu phân bố cụm thể hiện rừng
  • 50. 40 chưa lợi dụng tốt không gian trên mặt đất. Cho nên chặt nuôi dưỡng phải bảo đảm sao cho phân bố cây trên mặt đất rừng đồng đều hơn, tạo ra phân bố cách đều hoặc ngẫu nhiên, tránh để rừng ở trạng thái phân bố cụm, ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sinh, sinh trưởng và phục hồi rừng. Tóm lại nghiên cứu phân bố cây trên mặt đất nhằm phục vụ cho việc đề xuất giải pháp kỹ thuật trong chặt nuôi dưỡng, tỉa thưa, khai thác để điều tiết mật độ trên bề mặt đất rừng. Phương pháp áp dụng là phân bố khoảng cách từ một cây chọn ngẫu nhiên đến cây gần nhất, với dung lượng mẫu n = 30 (số khoảng cách đo) tính theo tiêu chuẩn U. Kết quả thu thập số liệu được tổng hợp qua bảng sau: Bảng 4.12: Tổng hợp phân bố tái sinh theo mặt nằm ngang Vị trí N/ha Số khoảng cách đo  r U Kiểu phân bố Chân 346 30 0,03 2,76 -0,46 Phân bố ngẫu nhiên Sườn 336 30 0,04 2,53 0,13 Phân bố ngẫu nhiên Kết quả bảng 4.12 cho biết ở cả 2 vị trí chân - sườn thì cây tái sinh đều phân bố ngẫu nhiên, thể hiện rừng đã tận dụng tốt không gian trên mặt đất. Cho nên ta cần sửa dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh bảo đảm sao cho phân bố cây trên mặt đất rừng đồng đều hơn, tạo ra phân bố cách đều. 4.4. Đặc điểm đất rừng nơi loài Lôi khoai phân bố Đặc điểm và tính chất của đất có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của thực vật. Cùng với khí hậu và thảm thực vật, điều kiện đất là một trong những cơ sở hết sức quan trọng trong việc lựa chọn điều kiện lập địa trồng cây và trồng rừng. Điều tra phẫu diện đất cho một số thông tin ban đầu về tính chất đất, nhưng nó chỉ phản ánh khái quát chung mà không thể hiện hết bản chất
  • 51. 41 biến đổi, một số tính chất hoá học, lý học bên trong của đất. Tại khu vực Lôi khoai phân bố, đã tiến hành đào 2 phẫu diện đất điển hình ở 2 vị trí chân, sườn. Kết quả mô tả phẫu diện đất được trình bày trong bảng 4.13. Bảng 4.13: Hình thái phẫu diện đất đặc trưng nơi có Lôi khoai phân bố PD Vị Trí Độ dốc Tầng đất Độ sâu tầng đất (cm) Màu sắc Độ chặt Tphần cơ giới Tỷ lệ đá lẫn (%) PD1 Chân 200 A A0 0 – 8 Nâu sẫm Tơi xốp Thịt nhẹ 2 A1 8 – 21 Nâu sẫm Hơi chặt Thịt nhẹ 3 A2 21 – 44 Vàng đỏ Chặt Thịt trung bình 5 B 44 – 76 Vàng đỏ Chặt Thịt trung bình 5 C 67 - 100 Đỏ vàng Chặt Thịt nặng 7 PD2 Sườn 180 A A0 0 – 5 Nâu nhạt Tơi xốp Thịt nhẹ 1 A1 5 – 22 Nâu sẫm Tơi xốp Thịt nhẹ 2 A2 22 – 37 Nâu sẫm Hơi chặt Thịt trung bình 2 B 37 – 76 Nâu Chặt Thịt trung bình 4 C 76 - 100 Nâu Chặt Thịt nặng 7 Kết quả bảng 4.13 đất ở khu vực nghiên cứu đủ các tầng từ A đến C. Màu sắc đất thay đổi qua các vị trí chân, sườn màu sắc đất ở 2 vị trí chân và sườn không đối giống. Về thành phần cơ giới ở cả 2 vị trí đều giống nhau đều là đất thịt. Tỷ lệ đá lẫn ở vị trí chân (2% - 7%), vị trí sườn (1% - 7%).
  • 52. 42 Khi rừng phục hồi thì tầng A0 dần được hình thành, giữ độ ẩm cho tầng đất mặt và là nguồn vật chất sinh ra chất mùn, góp phần quan trọng vào việc cải tạo độ phì của đất rừng. Lôi khoai phân bố ở nơi có đặc điểm đất đai chủ yếu là đất thịt (từ thịt nhẹ đến thịt nặng). Tầng đất A0 đến A1 có độ chặt từ tơi xốp đến hơi xốp còn từ tầng A2 đến tầng C độ chặt của đất tăng lên mạnh. Chủ yếu là đất chặt. 4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Lôi khoai tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 4.5.1. Nhóm các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh Mật độ của loài Lôi khoai ở mức độ thấp từ 10 - 30 cây/ha. Giải pháp có thể trồng bổ sung thêm, cần bảo vệ rừng ở những nơi này. Thiết lập các ô tiêu chuẩn định vị để theo dõi sinh trưởng của loài Lôi khoai, để đánh giá khả năng sinh trưởng và phục hồi rừng trong tương lai đồng thời xác định được khả năng sinh trưởng, phục hồi của rừng. Từ đó có biện pháp cụ thể tác động vào rừng đạt hiệu quả cao nhất. Thông qua mô hình hóa quy luật cấu trúc thấy rằng, hầu hết số cây Lôi khoai đều tập trung ở cỡ đường kính trung bình nhỏ từ 7,83 - 39,31 cm , vì vậy cần phải bảo vệ, chỉ chặt tỉa những cá thể có phẩm chất kém, chặt tỉa những loài ít giá trị kinh tế để tạo không gian dinh dưỡng cho loài này sinh trưởng. Trong điều kiện nhất định, chúng ta có thể tiến hành xúc tiến tái sinh bằng việc phát dọn các thực bì để tăng cường ánh sáng dưới tán rừng cho cây, chặt vệ sinh rừng để loại bỏ các cây già cỗi, bệnh tật, rỗng ruột còn sót lại trong lâm phần để tạo đủ ánh sáng cho lớp cây phía dưới sinh trưởng và phát triển. Cấu trúc tầng tán gồm 3 tầng chính tầng vượt tán (A1), tầng tán chính (A2), tầng dưới tán (A3), cần điều chỉnh độ tàn che tạo điều kiện cho cây tái sinh sinh trưởng phát triển tốt, điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc
  • 53. 43 xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng những loài cây mục đích, loại bỏ những loài cây ít giá trị, phẩm chất kém. Đồng thời phát dây leo, cây bụi, thảm tươi tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trưởng. Xong việc điều tiết phải bảo đảm yêu cầu mật độ cây tái sinh có triển vọng, có giá trị. Xác định và đánh dấu các cây mục đích, cây phù trợ, các cây đa mục đích trong lâm phần để có những biện pháp chăm sóc, bảo vệ thích hợp. Nguồn gốc tái sinh Lôi khoai 100% tái sinh từ hạt. Trong đó số cây triển vọng chiếm từ 0 - 10,12 %. Cây Lôi khoai có khả năng tái sinh bằng hạt khá tốt là cơ sở cho nghiên cứu tạo chọn giống. Do phân bố cây tái sinh ở khu vực nghiên cứu đa phần có mạng hình phân bố phân bố ngẫu nhiên, do đó cần xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm đảm bảo mật độ cây tái sinh phù hợp. Đồng thời tiến hành phát dây leo, bụi rậm, điều chỉnh độ tàn che phù hợp cho từng loài cây tùy theo đặc điểm sinh trưởng của chúng nhằm tạo ra cấu trúc rừng phù hợp với từng mục đích cụ thể. Như vậy, khoanh nuôi phục hồi rừng là một giải pháp lâm sinh triệt để tận dụng năng lực tái sinh và diễn thế tự nhiên nhằm tái tạo vốn rừng, phát huy cao nhất chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường và cung cấp gỗ củi,... Trong giải pháp này thảm thực vật tự phục hồi theo những quy luật tự nhiên của nó. Con người chỉ can thiệp vào quá trình này thông qua các biện pháp quản lý nhằm ngăn ngừa những tác động bất lợi từ bên ngoài vào rừng và những biện pháp kỹ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng. Tăng cường công tác nghiên cứu về phân bố và đặc điểm của loài Lôi khoai từ đó có thể nhân giống cây. 4.5.2. Nhóm các giải pháp về chính sách pháp luật Qua kết quả điều tra xác lập các tiểu khu nơi Lôi khoai phân bố giao cho các cán bộ quản lý bảo vệ rừng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ nghiêm ngặt các khu có Lôi khoai phân bố. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với
  • 54. 44 chính quyền địa phương, người dân thôn bản trong việc tuần tra kiểm soát tuyên truyền để người dân biết vị trí, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm phá hoại. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các ban quản lý rừng với người dân địa phương thông qua việc thực hiện hợp tác quản lý. Thực hiện nghiêm chỉnh việc xử phạt vi phạm trong khai thác trái phép tài nguyên rừng. Tăng cường phổ biến luật pháp chính sách cho cán bộ kiểm lâm, chính quyền địa phương và người dân.
  • 55. 45 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Thông qua kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài Lôi khoai tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tôi rút ra một số kết luận sau. Đặc điểm hình thái Lôi khoai là cây gỗ trung bình, có đường kính từ 7,83 cm đến 39,31 cm, trung bình là 17,31 cm. Có chiều cao từ 5 đến 22,5 m trung bình là 8,94 m. Có chỉ số chiều cao dưới cành là từ 1,5 m - 5,5 m, trung bình là 2,21 m. Có đường kính tán biến động từ 1,5 m đến 10 m, trung bình là 3,53 m. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ Có thể thấy mức độ đa dạng về tổ thành tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu là khá đa dạng với số lượng cây biến động từ 15 đến 23 loài trong khu vực nghiên cứu theo độ cao từ chân đến sườn. Số lượng loài tham gia vào công thức tổ thành biến động từ 4 đến 8 trong khu vực nghiên cứu loài theo độ cao từ chân đến sườn. Các loài chủ yếu là: Trám trắng, Dẻ xanh, Mán đỉa, Dẻ Tuyên Quang, Bồ đề, Bời lời… Cấu trúc tầng thứ gồm có 3 tầng cây gỗ tầng vượt tán, tầng tán chính, tầng dưới tán, tương đối đồng tuổi. Chiều cao tán rừng thường nhỏ hơn 15m, gồm chủ yếu là Lôi khoai, Mán đỉa, Dẻ xanh, Bồ đề, Dẻ gai, Vối thuốc, Thôi ba, Trám trắng, Mỡ... Trong một số trường hợp cây lớn còn sót lại vượt lên khỏi tán rừng, tầng vượt tán gồm các cây lớn còn sót lại như: Lôi khoai, Trám trắng, Dẻ xanh... Đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh. Kết quả điều tra cho thấy mức độ đa dạng về loài cây tái sinh của khu vực nghiên cứu là khá cao, với số lượng loài biến động từ chân đến sườn là 49 đến
  • 56. 46 54 loài trong đó 3 đến 4 loài ưu thế. Những loài chiếm ưu thế tại khu vực nghiên cứu phần lớn là những loài như: Ngăm, Thần linh lá to, Mán đỉa, Bời lời,… Nguồn gốc cây tái sinh tại các vị trí chân đồi, sườn đồi, nhìn chung nguồn gốc tái sinh lâm phần thì chủ yếu là tái sinh hạt chiếm tỷ lệ cao. Nguồn gốc tái sinh Lôi khoai 100% tái sinh từ hạt số lượng cây biến động trong khoảng từ 0 đến 1680 cây/ha trung bình là 140 cây/ha. Trong đó số cây triển vọng chiếm từ 0 - 5,16%. Cây Lôi khoai có khả năng tái sinh bằng hạt rất tốt là cơ sở cho nghiên cứu tạo chọn giống. Đặc điểm đất rừng nơi có Lôi khoai phân bố. Lôi khoai phân bố ở nơi có đặc điểm đất đai chủ yếu là đất thịt (từ thịt nhẹ đến thịt nặng). Tầng đất A0 đến A1 có độ chặt từ tơi xốp đến hơi xốp còn từ tầng A3 đến tầng C độ chặt của đất tăng lên mạnh. Chủ yếu là đất chặt. Kết quả cho thấy điều kiện lập địa của khu vực nghiên cứu tương đối phù hợp với nhiều loài cây gỗ trong đó có cây Lôi khoai. 5.2. Tồn tại Do thời gian thực tập tốt nghiệp còn hạn chế, thiếu thốn về điều kiện kinh tế cùng với sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân. Vì vậy mà khóa luận của tôi còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Để có kết quả đầy đủ và chính xác hơn về loài Lôi khoai tại khu vực nghiên cứu, cần phải có thời gian nghiên cứu lâu dài và tiến hành trên toàn bộ phạm vi khu vực nghiên cứu. Trong thời gian nghiên cứu đã qua mùa hoa, quả của loài Lôi khoai nên chưa thể quan sát được hoa, quả của loài Lôi khoai, chỉ có thể quan sát được quả đã rơi rụng từ trước đó. Do đó chưa thể kết luận rõ ràng được hình thái hoa, quả loài Lôi khoai tại khu vực nghiên cứu. Đề tài chưa nghiên cứu mối quan hệ của loài Lôi khoai với các loài khác trong lâm phần là chỉ tiêu để xác định không gian dinh dưỡng của loài Lôi khoai.
  • 57. 47 5.3. Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn rộng hơn bằng cách tăng thời gian nghiên cứu, tăng số OTC tại khu vực nghiên cứu, nghiên cứu ở nhiều địa điểm hơn. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tái sinh rừng nơi có loài Lôi khoai phân bố, nghiên cứu đặc điểm vật hậu tại khu vực nghiên cứu. Nghiên cứu thử nghiệm trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế.
  • 58. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Thanh Bình (2003), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii Hickel et A. Camus) phục hồi tự nhiên tại tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Hà Tây. 2. Nguyễn Duy Chuyên, (1995), “Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp1991-1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53 - 56. 3. Vũ Đình Huề, (1969), “Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên”, Tập san Lâm nghiệp, tr. 28 - 30. 4. Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình tái sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội. 5. Trần Ngũ Phương (1970) [14], Bước đầu nghiên cứu rừng Miền bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 6. Plaudy J [14], “Rừng nhiệt đới ẩm”, Văn Tùng dịch, Tổng luận chuyên đề số 8/1987, Bộ Lâm nghiệp. 7. P.W.Richards (1959,1968,1970), Rừng mưa nhiệt đới (Vương Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 8. Lê Đình Thăng (2014) [18], “Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên - Thanh Hóa”, Báo cáo đề tài tốt nghiệp cấp trường, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 9. Trần Xuân Thiệp (1995) [18], “Vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên trong diễn biến tài nguyên rừng các vùng miền Bắc”, Công trình khoa học kỹ thuật điều tra quy hoạch rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
  • 59. 49 10. Nguyễn Hữu Tiến (2014) [19], “Nghiên cứu phân bố và đặc điểm lâm học của loài cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) tại vườn quốc gia Pù Mát - tỉnh Nghệ An”, Báo cáo đề tài tốt nghiệp cấp trường, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.. 11.Thái Văn Trừng (1978) [27], Thảm thực vật rừng ở Việt Nam, Nxb KHKT, Hà Nội. 12.Nguyễn Văn Trương (1983) [26], “Quy luật cấu trúc rừng hỗn loài”, NXB khao học và kỹ thuật, Hà Nội. 13. Đặng Kim Vui (2002) [23] , “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy để làm cơ sở đề suất giải pháp khoanh nuôi, làm giàu rừng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”. Tạp trí nông nghiệp và phát triển nông thôn. 14. Nguyễn Thị Yến (2003) [24], nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuộc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ. II. Tài liệu Tiếng Anh 15. Lamprecht H. (1989) [25], “Slilviculture in Troppics”. Eschborn 16. Odum E.P, (1971) [26], “Fundamentals of ecology”. 3rd ed. Press of WB. SAUNDERS Company. 17. Van steenis.J (1956) [37], “Basic principles of rain forest ecology, study of tropical vegetation proceedings of the kandy symposium UNESCO”.
  • 60. ` PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Một số hình ảnh trong quá trình thực tập 1.1. Hình ảnh lập ô tiêu chuẩn 1.2. Hình ảnh đo chu vi cây Lôi khoai 1.3. Hình ảnh cây tái sinh Lôi khoai 1.4. Hình ảnh đo khoảng cách cây tái sinh 1.5. Hình ảnh đo chiều cao cây tái sinh
  • 61. 1.6. Hình dảnh di chuyển qua OTC tiếp theo 1.7. Hình ảnh đo độ dốc 1.8. Hình ảnh phẫu điện đất tại khu vục nghiên cứu
  • 62. 1.9. Hình ảnh đo chu vi tầng cây gỗ 1.10. Hình ảnh quả cây Lôi khoai rơi rụng 1.11. Hình ảnh một số hoạt động trong quá trình thực tập
  • 63. PHỤ LỤC 2: Tầng cây gỗ 1. Vị trí chân núi OTC4 Tên loài N G Ni% Gi% Ivi% Ba bét 3 345.97 7.5 2.32 4.91 Bã đậu 2 250.45 5 1.68 3.34 Bời lời bao hoa đơn 1 263.10 2.5 1.76 2.13 Bời lời đắng 4 752.82 10 5.05 7.52 Dẻ gai 1 206.98 2.5 1.39 1.94 Dẻ tuyên quang 2 1636.51 5 10.97 7.98 Dẻ xanh 2 1045.93 5 7.01 6.00 Dung 1 252.24 2.5 1.69 2.10 Lá nến 1 43.95 2.5 0.29 1.40 Lôi khoai 1 1213.73 2.5 8.13 5.32 Mỡ 6 4025.16 15 26.97 20.99 Nây Năm cánh 1 76.47 2.5 0.51 1.51 Ngõa 1 298.05 2.5 2.00 2.25 Sắn thuyền 1 602.32 2.5 4.04 3.27 Sung rừng 4 1529.02 10 10.25 10.12 Thần linh lá to 3 767.91 7.5 5.15 6.32 Thôi ba 3 1399.19 7.5 9.38 8.44 Trâm 2 133.33 5 0.89 2.95 Vối thuốc 1 78.96 2.5 0.53 1.51 Tổng 40 14922.09 100 100 100
  • 64. OTC5 Tên loài N G Ni% Gi% Ivi% Ba bét 2 569.28 4.76 3.99 4.37 Bồ đề 4 614.54 9.52 4.30 6.91 bời lời bao hoa đơn 3 1039.28 7.14 7.28 7.21 Cò ke lá lõm 1 386.59 2.38 2.71 2.54 Chân chim bảy lá 1 202.94 2.38 1.42 1.90 Chẹo 1 156.17 2.38 1.09 1.74 Dẻ bắc giang 2 1015.96 4.76 7.12 5.94 Dẻ gai 1 666.24 2.38 4.67 3.52 Dẻ Tuyên Quang 1 373.40 2.38 2.62 2.50 Dẻ xanh 3 2896.65 7.14 20.29 13.72 Găng trâu 2 348.98 4.76 2.44 3.60 Lòng mức 1 128.60 2.38 0.90 1.64 Lôi khoai 3 750.11 7.14 5.25 6.20 Mán đỉa 6 1470.23 14.29 10.30 12.29 Máu chó 1 374.49 2.38 2.62 2.50 Ngăm 3 429.16 7.14 3.01 5.07 Sơn 1 137.71 2.38 0.96 1.67 Sung rừng 2 514.90 4.76 3.61 4.18 Trám trắng 1 772.08 2.38 5.41 3.89 Trâm 1 388.82 2.38 2.72 2.55 Vối thuốc 2 1040.10 4.76 7.29 6.02 Tổng 42 14276.24 100 100 100