You are on page 1of 127

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


---------------  ---------------

NGUYỄN THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC


VÀ TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
Ở MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT TẠI XÃ XUÂN SƠN,
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

THÁI NGUYÊN - 2008


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------  ---------------

NGUYỄN THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC


VÀ TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
Ở MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT TẠI XÃ XUÂN SƠN,
HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

CHUYÊN NGÀNH: SINH THÁI HỌC


MÃ SỐ: 60.42.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ NGỌC CÔNG

THÁI NGUYÊN - 2008


Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành Sinh thái học, khoa Sinh - KTNN Trƣờng Đại học Sƣ phạm -
Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô
giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình!
Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Ngọc
Công - ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đỗ Hữu Thƣ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh trƣờng
Đại học Sƣ phạm, khoa Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Tân Sơn, Chi cục Kiểm
lâm, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Tân Sơn, UBND xã
Xuân Sơn, đặc biệt là các ông lang, bà mế ngƣời dân tộc Dao và Mƣờng ở
khu vực nghiên cứu! Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa
Khoa học Tự nhiên và Xã hội - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học Cao học!
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua!
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về mặt thời gian, kinh phí
cũng nhƣ trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận đƣợc những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa
học, cùng bạn bè, đồng nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 9 năm 2008


Tác giả

Nguyễn Thị Yến

1
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Tác giả

Nguyễn Thị Yến

2
http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ


EN Nguy cấp
IUCN The International Union for Conservation of
Nature and Natural Resources - Tổ chức Bảo tồn
thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế
KVNC Khu vực nghiên cứu
NXB Nhà xuất bản
OTC Ô tiêu chuẩn
SCN Sau công nguyên
SĐVN Sách đỏ Việt Nam
TCN Trƣớc công nguyên
VU Sẽ nguy cấp
WHO World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới

3
http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nƣớc Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam quả là một kho tàng dƣợc
liệu nhiệt đới vô cùng phong phú. Với điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng
đặc thù, là nơi gặp gỡ của hai trung tâm giàu loài nhất thế giới: Trung Quốc
và Inđônêxia, hệ thực vật nƣớc ta có thành phần loài mang cả yếu tố thực vật
nhiệt đới ẩm Inđônêxia - Malayxia, đó là yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa,
thực vật ôn đới nam Trung Hoa. Nƣớc ta hiện có tới 10.386 loài thuộc 2.257
chi và 305 họ thực vật bậc cao có mạch, chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số
chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới [46].
Con số thống kê trên đã cho thấy sự giàu có, đa dạng của giới thực vật ở
nƣớc ta, đồng thời chỉ rõ vị trí, tầm quan trọng của nó đối với con ngƣời.
Không chỉ với vai trò là lá phổi xanh khổng lồ điều hoà khí hậu, là khâu quan
trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, thảm thực vật rừng còn
là nguồn tài nguyên vô giá cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp (gỗ,
giấy, dệt…), là thức ăn cho động vật nói chung, đặc biệt là nguồn dƣợc liệu
quý giá đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của con ngƣời.
Trong cuộc đấu tranh hàng ngày với bệnh tật để bảo tồn sự sống và sức
khoẻ, trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhiều cây thuốc đã
trở thành vị cứu tinh cho các chiến sĩ, nhiều bài thuốc cổ truyền đƣợc nhân
dân sử dụng rộng rãi. Theo thống kê của Viện Dƣợc liệu, các nhà khoa học đã
phát hiện đƣợc 1.863 loài cây thuốc thuộc 238 họ [2], thu thập đƣợc 8000 tiêu
bản thuộc 1.296 loài. Qua đó cho thấy việc nghiên cứu về các loài cây thuốc,
bài thuốc đã đƣợc quan tâm chú ý.
Ngày nay, nguồn dƣợc liệu từ thực vật ngày càng đƣợc ƣa chuộng bởi
những ƣu điểm là đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời bệnh, có tác dụng chữa bệnh
tốt lại rẻ tiền, việc sử dụng tƣơng đối dễ dàng và đặc biệt là ít gây tác dụng

4
http://www.lrc-tnu.edu.vn
phụ cho ngƣời bệnh. Những tính năng ƣu việt trên cũng là lý do để chúng ta
cần coi trọng nguồn dƣợc liệu quý giá của thiên nhiên, và coi đó nhƣ là một
loại cây tài nguyên cao cấp.
Đảng ta chủ trƣơng đề ra đƣờng lối phát triển nền Y dƣợc học Việt Nam
là kết hợp Y dƣợc học hiện đại và Y dƣợc học cổ truyền, nhằm xây dựng nền
Y dƣợc học dân tộc. Nhờ đó mà dƣợc liệu Việt Nam đang đƣợc quan tâm chú
ý phục vụ cho việc phòng, chữa bệnh.
Tiềm năng của thảm thực vật nƣớc ta thật là lớn. Càng đi sâu vào lòng
đất, lòng rừng, ngƣời Việt Nam càng cảm thấy tự hào và có trách nhiệm hơn
với thiên nhiên, đƣa khoa học, kỹ thuật vào nghiên cứu, bảo vệ và phát triển
nguồn tài nguyên quý giá này. Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại ở
nƣớc ta trong những năm gần đây là nạn phá rừng, làm rẫy, khai thác gỗ củi
vẫn liên tiếp xảy ra, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhiều loài sinh vật
quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, lâm tặc ngang nhiên lộng hành, tàn phá
thiên nhiên… Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong những
năm tới, nguồn tài nguyên rừng nói chung và nguồn dƣợc liệu tự nhiên có
nguồn gốc sinh vật nói riêng sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn.
Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là một trong 4 xã thuộc
Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, với tổng diện tích tự nhiên là 6.548ha, trong đó
diện tích đất lâm nghiệp chiếm hơn 80% với thành phần loài thực vật khá
phong phú và đa dạng [60]. Trƣớc khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên (năm
1986) và Vƣờn Quốc gia (năm 2002) thì hiện tƣợng chặt phá rừng, khai thác
lâm sản ngoài gỗ vẫn diễn ra thƣờng xuyên đã làm cho chất lƣợng rừng bị
giảm sút nghiêm trọng. Từ khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên, thảm thực
vật ở đây đã đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, tình trạng phá rừng không còn, song
việc khai thác nguồn tài nguyên phi lâm sản (song mây, dƣợc liệu, hoa quả
rừng…) vẫn diễn ra hàng ngày, nên đã làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh
học nói chung, đặc biệt là nguồn dƣợc liệu.

5
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính
đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã
Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ''.
2. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu:
- Cấu trúc, thành phần loài thực vật.
- Thành phần loài cây thuốc trong một số kiểu thảm thực vật: rừng tự
nhiên (80 tuổi), rừng thứ sinh (30 tuổi), thảm cây bụi (12 tuổi), thảm cỏ (8
tuổi) và rừng trồng keo tai tƣợng (10 tuổi) ở độ cao dƣới 800m so với mực
nƣớc biển.
Vì thời gian có hạn nên đề tài không tiến hành thực nghiệm về các loài
thực vật làm thuốc và các bài thuốc chữa bệnh.
3. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Bƣớc đầu xác định đƣợc thành phần loài, đặc điểm của một số loài
cây thuốc trong 5 kiểu thảm thực vật ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh
Phú Thọ.
- Xác định đƣợc một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng theo
Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2001).
- Có đƣợc một bộ ảnh chụp các loài cây quý hiếm, có nguy cơ tuyệt
chủng ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, để có biện pháp bảo tồn
và phát triển nguồn tài nguyên dƣợc liệu quan trọng ở địa phƣơng.

6
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Những nghiên cứu về kiểu thảm thực vật và hệ thực vật
Trên thế giới, việc nghiên cứu về thảm thực vật đã đƣợc tiến hành từ rất
sớm. Theo Thái Văn Trừng (1978), hệ thống phân loại đầu tiên về thảm thực vật
rừng nhiệt đới là của A.F.Schimper (1898), ông đã chia thảm thực vật thành 3
quần hệ: quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhƣỡng và quần hệ vùng núi [56]. Trong
mỗi quần hệ, ông còn phân biệt các kiểu rừng khác nhau. Sau Schimper còn có
nhiều tác giả khác nhƣ Rubel, Ilinxki, Aubreville, Champion (1936), Beard
(1944) [56]. Trong đó đáng chú ý là hệ thống của Aubreville đã làm nổi bật giá
trị của tiêu chuẩn độ tán che trên mặt đất của tầng ƣu thế sinh thái, và đã phân
hoá đƣợc những kiểu quần thể thƣa nhƣ kiểu rừng thƣa và kiểu truông cỏ [56].
Tuy nhiên, nhƣợc điểm lớn nhất của các hệ thống phân loại thảm thực
vật nói trên là không thấy rõ mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố sinh thái với
thảm thực vật, hoặc là không làm nổi bật mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố
sinh thái với nhau [56].
Năm 1973, UNESCO đã công bố một khung phân loại thảm thực vật
thế giới dựa trên nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, chia thảm thực vật thế
giới thành 5 lớp quần hệ (Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thƣa, lớp
quần hệ cây bụi, lớp quần hệ cây bụi lùn, lớp quần hệ cây thảo) [56].
Ở Việt Nam, bảng phân loại thảm thực vật đầu tiên là của A.Chevalier
(1918), ông đã phân loại rừng Bắc bộ với 10 kiểu khác nhau [56].
Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dƣơng và ông đã
chia thảm thực vật Đông Dƣơng làm 3 vùng: Bắc Đông Dƣơng, Nam Đông
Dƣơng và vùng trung gian. Đồng thời, ông đã kể ra 8 kiểu quần lạc trong các
vùng [54]. Sau đó là các tác giả: Rollet, Lý Văn Hội, Neangéiam Oli (1952),
Dƣơng Hàm Hi (1956) và M.Schmid (1962) [56].

7
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm 1960, Cục Điều tra quy hoạch rừng đã áp dụng cách phân loại
rừng theo trạng thái của Loschau. Hệ thống này chia thảm thực vật thành 4
loại hình lớn:
- Loại hình I: Gồm những đất đai hoang trọc, trảng cỏ và trảng cây bụi.
- Loại hình II: Gồm những rừng non mới mọc.
- Loại hình III: Gồm tất cả các loại rừng bị khai thác lạm dụng nên trở
thành nghèo kiệt.
- Loại hình IV: Gồm những rừng già nguyên sinh chƣa bị khai phá [56].
Năm 1970, Thái Văn Trừng đã đƣa ra một số kiểu quần lạc lớn:
Quần lạc thân gỗ kín tán, quần lạc thân cỏ kín rậm, quần lạc thân cỏ thƣa
và hoang mạc [ 56].
Trần Ngũ Phƣơng (1970) trong bảng phân loại rừng miền Bắc Việt
Nam, ông đã phân loại thành các đai: Đai nhiệt đới gió mùa, đai á nhiệt đới
mƣa mùa và đai á nhiệt đới mƣa mùa núi cao. Mỗi đai ông lại chia ra các kiểu
rừng. Mỗi kiểu rừng lại phân ra nhỏ hơn nhƣ loại hình khí hậu và các kiểu
phụ: Kiểu phụ khí hậu và kiểu phụ thứ sinh [56].
Phan Kế Lộc (1977), áp dụng khung phân loại thảm thực vật thế giới của
UNESCO (1973) để xây dựng bảng phân loại thảm thực vật Việt Nam. Bảng
này gồm có 4 lớp quần hệ: rừng rậm, rừng thƣa, trảng cây bụi và trảng cỏ [33].
Hoàng Chung (1980), nghiên cứu về đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt
Nam đã công bố 233 loài thực vật thuộc 54 họ và 44 bộ [22].
Theo Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) trong cuốn "Cây cỏ Việt Nam" đã
thống kê đƣợc số loài hiện có của hệ thực vật Việt Nam là 10.500 loài [28].
Lê Ngọc Công (1998) khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trƣờng của
một số mô hình rừng trồng ở Quảng Ninh đã công bố một danh sách gồm 211
loài thuộc 64 họ [9].
Lê Đồng Tấn (1999), khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng tự nhiên
sau nƣơng rẫy ở Sơn La đã kết luận: Mật độ cây giảm khi độ dốc tăng, mật độ

8
http://www.lrc-tnu.edu.vn
cây giảm từ chân lên đỉnh đồi, mức độ thoái hoá đất ảnh hƣởng đến mật độ,
số lƣợng loài cây và tổ thành loài cây. Kết quả cho thấy ở tuổi 4 có 41 loài,
tuổi 10 có 56 loài, tuổi 14 có 53 loài [43].
Phạm Hồng Ban (2000) nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái
rừng sau nƣơng rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An. Tác giả đã xác định thành phần
loài, mật độ cá thể và phổ dạng sống của thảm thực vật phục hồi sau nƣơng rẫy
theo thời gian bỏ hoá. Theo tác giả, hệ thực vật sau nƣơng rẫy ở vùng đệm Pù
Mát (Nghệ An) khá đa dạng về thành phần loài, gồm 586 loài thuộc 344 chi, 105
họ thực vật bậc cao có mạch [4].
Đặng Kim Vui (2002), nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng sau nƣơng
rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cho thấy 1-2 tuổi có 76 loài thuộc
36 họ, 3-5 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ, 5 - 10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ, 11-
15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ [59].
Phạm Ngọc Thƣờng (2003) khi nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh
tự nhiên sau nƣơng rẫy ở Bắc Kạn, đã kết luận quá trình phục hồi sau nƣơng
rẫy chịu tác động tổng hợp của các nhóm nhân tố sinh thái nhƣ nguồn giống,
địa hình, thoái hoá đất, con ngƣời. Mật độ cây giảm dần theo thời gian phục
hồi của thảm thực vật, cây gỗ trên đất tốt nhiều nhất 11 - 25 loài, trên đất xấu
8 - 12 loài [53].
Nguyễn Thế Hƣng (2003) nghiên cứu tổ thành loài thực vật trong các
trạng thái thực bì sau nƣơng rẫy ở Quảng Ninh. Kết quả thu đƣợc 324 loài
thuộc 251 chi, 93 họ [30].
Vũ Thị Liên (2005) khi nghiên cứu một số kiểu thảm thực vật ở Sơn La
đã thu đƣợc 452 loài thuộc 326 chi và 153 họ [32].
Lê Ngọc Công (2004) khi nghiên cứu quá trình phục hồi bằng khoanh
nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên đã xếp thảm thực vật tỉnh Thái
Nguyên vào 4 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thƣa, lớp

9
http://www.lrc-tnu.edu.vn
quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cỏ. Thành phần loài thực vật ở đây đã thống
kê sơ bộ đƣợc 654 loài thuộc 468 chi, 160 họ [10].
Trần Đình Lý (2006), căn cứ vào hệ thống phân loại thảm thực vật của
UNESCO (1973) đã phân loại thảm thực vật các tỉnh Bắc Trung bộ (Việt
Nam) thành 4 lớp quần hệ: Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thƣa, lớp
quần hệ cây bụi và lớp quần hệ thảm cỏ. Tác giả đã thống kê đƣợc hệ thực vật
ở khu vực này là 1.750 loài thực vật bậc cao có mạch, chỉ chiếm khoảng 50%
số loài thực vật có thể có ở vùng này [36].
Từ những dẫn liệu trên cho thấy, các công trình đã công bố chủ yếu tập
trung điều tra cơ bản về thành phần loài thực vật trong các quần xã rừng tự
nhiên, hoặc trong quần xã rừng phục hồi sau nƣơng rẫy mà chƣa đề cập đến
thành phần, số lƣợng loài tái sinh trong các quần xã rừng trồng.
1.2. Những nghiên cứu về cây thuốc, vị thuốc trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc đã xuất hiện cách đây hàng
nghìn năm. Nƣớc ta cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới (Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên, Ấn Độ…) đã chú ý sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa
bệnh, đặc biệt phát triển rộng rãi ở các nƣớc phƣơng Đông.
Tài liệu cổ về cây thuốc hiện còn lại không nhiều, tuy nhiên có thể coi
năm 2838 trƣớc Công nguyên (TCN) là năm hình thành bộ môn nghiên cứu
cây thuốc và dƣợc liệu. Cuốn "Kinh Thần Nông" (Shen' nong Bencạoing,
vào thế kỷ I SCN) đã ghi chép 364 vị thuốc. Đây là cuốn sách tạo nền tảng
cho sự phát triển liên tục của nền y học dƣợc thảo Trung Quốc cho đến
ngày nay [1].
Năm 1595, Lý Thời Trân (Trung Quốc) đã tổng kết tất cả kinh nghiệm về
cây thuốc và dƣợc liệu để soạn thành quyển: "Bản thảo cƣơng mục". Đây là
cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này. Tác giả đã mô tả và giới
thiệu 1.094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ [54].

10
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm 384 - 322 (TCN), Aristote ngƣời Hy Lạp đã ghi chép và lƣu giữ sớm
nhất về kiến thức cây cỏ ở nƣớc này. Sau đó, năm 340 (TCN) Theophraste với
tác phẩm "Lịch sử thực vật" đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của
chúng. Tuy công trình của ông mới chỉ dừng lại ở mức mô tả, thống kê, song nó
mở đầu cho một giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này [23].
Thầy thuốc ngƣời Hy Lạp Dioscorides năm 60 - 20 (TCN) giới thiệu
600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh. Đồng thời, ông cũng là ngƣời đặt nền
móng cho nền y dƣợc học [23].
Năm 79 - 24 (TCN), nhà tự nhiên học ngƣời La Mã Plinus soạn thảo bộ
sách "Vạn vật học" gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây có ích [23].
Năm 1952, tác giả ngƣời Pháp A.Pétélot có công trình "Les phantes
de médicinales du Cambodye, du Laos et du Viet nam" gồm 4 tập nghiên
cứu về cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dƣơng [66].
Nhƣ vậy, những công trình nghiên cứu về dƣợc liệu đã có từ lâu đời,
hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên,
do sự hạn chế của trình độ khoa học đƣơng thời nên những công trình này chỉ
dừng lại ở mức độ mô tả, thống kê và chỉ ra công dụng của chúng, chƣa có cơ
sở khoa học để chứng minh thành phần hoá học của chúng có tồn tại trong đó
và tham gia vào việc chữa bệnh nhƣ thế nào. Chỉ đến khi khoa học kỹ thuật
phát triển thì vấn đề này mới đƣợc làm sáng tỏ, tạo độ tin cậy đối với ngƣời
bệnh khi sử dụng.
1.3. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu. Có thể nói, nó
xuất hiện từ buổi đầu sơ khai, khi con ngƣời còn sống theo lối nguyên thuỷ.
Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, tổ tiên chúng ta đã ngẫu nhiên phát hiện ra
công dụng và tác hại của nhiều loại cây. Suốt một thời gian dài nhƣ vậy, tổ
tiên chúng ta đã dần dần tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính
chất của cây rừng để làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh.

11
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ những buổi đầu dựng nƣớc, dƣới thời các vua Hùng, ông cha ta đã biết
sử dụng hành, tỏi, gừng, riềng… làm gia vị trong những bữa ăn hàng ngày.
Thế kỷ XI (TCN), nhân dân ta có tục ăn trầu cho ấm ngƣời, thơm miệng,
uống nƣớc chè xanh cho mát, nụ vối cho dễ tiêu… Điều đó nói lên những
hiểu biết về dinh dƣỡng và sử dụng thuốc của dân tộc [37].
Thế kỷ II (TCN), hàng trăm loại thuốc đã đƣợc phát hiện nhƣ: sắn dây,
khoai lang, mơ, quýt… và trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều vị thuốc của ta đã
đƣợc xuất sang Trung Quốc [27].
Dƣới triều vua nhà Lý (1010 - 1244) có nhiều lƣơng y nổi tiếng, trong
đó có nhà sƣ Minh Không (Nguyễn Chí Thành) ở chùa Giao Thuỷ đã có công
chữa bệnh cho Lý Thần Tông. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông
(Trung Quốc) trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc [27].
Dƣới triều Trần (1244 - 1399), đã có kế hoạch tự túc thuốc Nam để
kháng chiến. Tƣớng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở Vạn An và Dƣợc
Sơn (xã Hƣng Đạo - Chí Linh - Hải Dƣơng) để cung cấp cho quân y [26].
Ở địa phƣơng hạt Giao Thuỷ, Sơn Nam (Nam Định), Dạ Cẩm, Hồng
Châu (Cẩm Bình, Hải Dƣơng) Tuệ Tĩnh đã mở nhiều cơ sở chữa bệnh làm
phúc ở các chùa và gây phong trào trồng cây thuốc ở gia đình. Ông là một đại
sƣ nƣớc Việt dùng thuốc Nam, sắc thuốc chữa bệnh cho nhân dân với phƣơng
châm: "Thuốc Nam chữa bệnh ngƣời Nam" ông đã truyền bá y dƣợc cổ truyền
cho nhân dân trong các tác phẩm:
- "Nam dược thần hiệu": gồm 499 vị và 3.932 phƣơng thuốc trị 184 loại
bệnh, chia làm 10 khoa (năm 1725). Đây là tập sách thứ hai xuất hiện trong lịch
sử nghiên cứu cây thuốc ở nƣớc ta sau tập "Bản thảo thực vật toàn yếu" do Phan
Chu Tiên biên soạn (1429) là tập cây thuốc và dƣợc liệu đầu tiên của Việt Nam.
- "Các bài thuốc Nam và thập tam phương gia giảm": chép 13 cổ
phƣơng với bổ âm đơn do ông sáng chế để chữa các bệnh gia giảm theo

12
http://www.lrc-tnu.edu.vn
chứng. Các tài liệu này đƣợc in lại trong "Nam dƣợc chính bản". Sau đƣợc
triều hậu Lê in lại trong "Hồng Nghĩa giác tƣ y thƣ" (1717 và 1723) và đƣợc
lƣu truyền đến nay [44].
Thế kỷ XVIII, Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1729 - 1791) đã thừa
kế dƣợc học của Tuệ Tĩnh chép vào tập "Lĩnh Nam bản thảo", nội dung gồm
496 vị thuốc Nam của "Nam dƣợc thần hiệu" và phát hiện thêm hơn 300 vị
nữa. Tƣ liệu vĩ đại nhất của ông là bộ sách: "Hải Thƣợng y tông tâm lĩnh"
gồm 66 quyển viết về lý luận cơ bản, phƣơng pháp chẩn đoán, trị bệnh [25].
Ngoài các bộ sách trên, còn kể đến tập "Vạn phƣơng thập nghiệm" của
Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập, xuất bản năm 1763. Tập "Nam bang
thảo mộc" của Trần Nguyệt Phƣơng mô tả 100 loài cây thuốc Nam, xuất bản
năm 1858 [27].
Triều Tây Sơn (1788 - 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập "Nam dƣợc"
với 620 vị thuốc, với các phƣơng thuốc kinh nghiệm gia truyền [26].
Triều Nguyễn (1802 - 1845) có quyển "Nam dƣợc tập nghiệm quốc âm"
của Nguyễn Quang Lƣợng về phƣơng thuốc dân gian [26].
Công trình nghiên cứu của Ch.Crévost và A.Pétélote (1928 - 1935), đã
nghiên cứu và công bố kết quả điều tra về tài nguyên thực vật ở Việt Nam và
Đông Dƣơng [63].
Sau cách mạng tháng 8-1945, y dƣợc học cổ truyền đạt đƣợc những
thành tựu to lớn. Dƣới sự lãnh đạo của Bộ Y tế cùng y học hiện đại, sức khoẻ
của ngƣời dân đƣợc quan tâm và chăm lo chu đáo hơn.
Sau khi nƣớc nhà thống nhất (năm 1975), việc nghiên cứu cây thuốc ở
nƣớc ta đƣợc quan tâm nhiều. Có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, tìm tòi và
phát hiện thêm nhiều loài cây thuốc mới.
Dƣợc điển Việt Nam tập 2 (1983) của NXB Y học do nhiều thành viên
và các cơ quan tham gia xây dựng, đã mô tả và nêu công dụng của hơn 430
loài cây thuốc [ 3].

13
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản "1900 loài cây có ích" cho biết trong
số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa
thơm, 160 loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài
cây gỗ có giá trị, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [35].
Lƣơng y lão thành, thầy thuốc ƣu tú Lê Trần Đức với tác phẩm "Cây
thuốc Việt Nam" (1995) đã mô tả hơn 830 loài cây thuốc và giới thiệu cách
trồng, hái, chế biến, trị bệnh ban đầu [27].
Đỗ Tất Lợi (1970 - 2005) khi nghiên cứu các loài cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam đã công bố 793 loài thuộc 164 họ ở hầu hết các tỉnh nƣớc ta. Trong
tài liệu này, tác giả cũng tiến hành mô tả từng cây, cách thu hái và chế biến,
thành phần hoá học, công dụng và liều dùng. Tuy nhiên, nơi phân bố của từng
loài tác giả giới thiệu rất khái quát [34].
Võ Văn Chi (1996) với bộ sách "Từ điển cây thuốc Việt Nam" đã giới
thiệu 3.200 loài cây mọc hoang và trồng ở Việt Nam. Tác giả đã mô tả khá chi
tiết từng loài, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, tính vị, công dụng của
chúng. Ngoài ra, sách còn có hình vẽ và ảnh chụp một số loài cây nên thuận
lợi cho việc tra cứu [18].
Đặng Quang Châu (2001) đã công bố một số dẫn liệu về cây thuốc của
dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177 loài, thuộc 149 chi,
thuộc 71 họ khác nhau [16].
Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải (2003), khi điều tra các loài cây thuốc
của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã thu đƣợc 93 loài thuộc 7
chi, 42 họ [17].
Các tác giả đã phân loại cây đƣợc sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh
ngoài da, bệnh về đƣờng tiêu hoá, bệnh về gan, bệnh về xƣơng…
Lƣu Đàm Cƣ, Hà Tuấn Anh, Trƣơng Anh Thƣ (2004), khi điều tra các
loài cây có ích của dân tộc H'Mông ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại

14
http://www.lrc-tnu.edu.vn
đƣợc 4 nhóm theo công dụng: cây lƣơng thực - thực phẩm, cây làm thuốc, cây
có độc, cây để nhuộm màu, cây ăn quả. Trong nhóm cây làm thuốc, các tác
giả đã thống kê đƣợc 657 loài thuộc 118 họ mà ngƣời H'Mông sử dụng làm
thuốc chữa bệnh cho ngƣời và gia súc [13].
Nguyễn Thị Thuỷ, Lƣu Đàm Cƣ, Phạm Văn Thính, Bùi Văn Thanh
(2005), khi nghiên cứu việc thu hái và sử dụng cây thuốc của đồng bào dân
tộc Tày khu vực Việt Lâm (Vị Xuyên, Hà Giang) đã cho biết: Có hơn 400 loài
cây thuốc thƣờng xuyên bị thu hái thuộc 104 họ thực vật, trong đó những họ
có số loài đƣợc sử dụng nhiều nhất là Fabaceae (25 loài), Euphorbiaceae (19
loài), Asteraceae (18 loài), Rutaceae (12 loài)… [ 51].
Nguyễn Thị Phƣơng Thảo, Nguyễn Thị Thuỷ, Phạm Văn Thính (2005),
đã điều tra các nhóm cây có ích trong cộng đồng dân tộc Mƣờng và Dao tại
xã Chiềng Yên (Mộc Châu, Sơn La), cho biết: Ngƣời Mƣờng đã khai thác và
sử dụng thƣờng xuyên 12 nhóm cây tài nguyên, trong đó nhóm cây thuốc
gồm 198 loài… Ngƣời Dao thƣờng xuyên khai thác và sử dụng 165 loài cây
thuốc, bao gồm 22 loài cây rau ăn, 10 loài cây ăn quả, 9 loài cây lấy gỗ, 5
loài cây độc… [ 45].
Lƣu Đàm Cƣ, Trƣơng Anh Thƣ, Hà Tuấn Anh (2005), đã điều tra việc
sử dụng cây thuốc hoang dại của ngƣời H'Mông ở xã SaPả (huyện SaPa, tỉnh
Lào Cai) cho thấy, họ thƣờng xuyên thu hái và sử dụng 251 loài cây thuốc
thuộc 148 chi, 72 họ để điều trị 86 chứng bệnh của 21 nhóm bệnh. Trong đó,
các nhóm bệnh sử dụng nhiều loài cây thuốc để điều trị gồm: bệnh về tiêu hoá
(18 loài), các bệnh phụ nữ (18 loài), các bệnh tiết niệu (15 loài), các bệnh cơ -
xƣơng (12 loài)… Các tác giả còn xác nhận có 38 loài đƣợc ghi trong Sách đỏ
Việt Nam [14].
Lê Ngọc Công, Nguyễn Văn Hoàn (2006), nghiên cứu đa dạng các loài
cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) đã thống kê

15
http://www.lrc-tnu.edu.vn
đƣợc 152 loài, 133 chi thuộc 72 họ, có tác dụng chữa trị 19 nhóm bệnh khác
nhau. Các tác giả chƣa mô tả đƣợc đặc điểm hình thái từng loài cũng nhƣ nơi
sống của chúng [11].
Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phƣợng (2007), nghiên cứu sự đa
dạng các loài cây có ích ở Phú Lƣơng (Thái Nguyên), trong đó nhóm cây làm
thuốc có 296 loài, 90 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch [12].
Cùng với sự ra đời của các công trình nghiên cứu, nhiều tổ chức về y
học dân tộc đƣợc thành lập: Hội Đông y Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông
y… đã thành công trong việc điều tra, sƣu tầm dƣợc liệu: sƣu tầm đƣợc
1.863 loài cây thuốc thuộc 238 họ thực vật, thu thập 8.000 tiêu bản của
1.296 loài [17].
Trong những năm gần đây, có rất nhiều công trình mới nghiên cứu về
cây thuốc và đƣợc đúc rút thành những cuốn sách có giá trị. Cuốn "Cây
thuốc, bài thuốc và biệt dƣợc" của các tác giả Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần và
Bùi Xuân Chƣơng, xuất bản năm 2000, đề cập đến 327 cây thuốc thƣờng
dùng trong thực tế cùng với các bài thuốc kèm theo đƣợc sử dụng [48]. Đến
năm 2002, công trình nghiên cứu của Đỗ Huy Bích và cộng sự đã đƣợc công
bố trong 2 tập "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" [5]. Đồng
thời, nhằm đào tạo và nâng cao kiến thức cho nghiên cứu sinh và thực tập
sinh về điều tra, bảo tồn và tạo nguồn nguyên liệu chất lƣợng cao làm thuốc
phòng và chữa bệnh, Viện Dƣợc liệu, năm 2006, đã cho ra đời cuốn "Nghiên
cứu thuốc từ thảo dƣợc" [2]. Cùng năm, cuốn "Cây có vị thuốc ở Việt Nam"
của Phạm Hoàng Hộ đã góp phần quan trọng cho việc điều tra về y dƣợc
thiên nhiên và y dƣợc dân tộc của nƣớc ta [28]. Gần đây nhất, Tào Duy Cần
và Trần Sỹ Viên (2007) đã thống kê trên 500 vị thuốc Nam - Bắc thƣờng
dùng với hàng chục ngàn bài thuốc trong cuốn "Cây thuốc, vị thuốc, bài
thuốc Việt Nam" [6].

16
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về y học cổ truyền bản địa của
các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn ít đề cập đến, có thể nói công trình
đầu tiên của Võ Thị Thƣờng (1986) đã nghiên cứu các loài cây ăn đƣợc của
đồng bào Mƣờng. Trong đó, tác giả đã giới thiệu 89 loài thuộc 38 họ, đồng
thời đƣa ra một số nhận xét về mối quan hệ giữa việc sử dụng cây thuốc
của đồng bào Mƣờng với điều kiện sống và nơi ở của họ [52]. Năm 1994.
Lê Nguyên Khanh và Trần Thiện Quyền đã xuất bản cuốn "Những bài
thuốc kinh nghiệm bí truyền của các ông lang bà mế miền núi" [31]. Công
trình nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh và Ngô Trực
Nhã (2001) về vấn đề Thực vật học dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái
ở Con Cuông - Nghệ An. Trong đó, các tác giả đã đánh giá tính đa dạng
nguồn tài nguyên cây thuốc, vấn đề sử dụng cây thuốc và đặc biệt là đánh
giá tính hiệu quả của cây thuốc mà đồng bào dân tộc Thái sử dụng [49].
Gần đây, năm 2003, Trần Văn Ơn trong luận án Tiến sĩ Dƣợc học "Góp
phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Vƣờn Quốc gia Ba Vì", ông đã điều
tra đƣợc 503 loài cây thuốc đƣợc ngƣời Dao sử dụng thuộc 321 chi, 118 họ
của 5 ngành thực vật [39].
Trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đều đánh giá cao sự phong phú, ý
nghĩa thực tiễn, giá trị khoa học cũng nhƣ giá trị kinh tế của nguồn tài
nguyên cây thuốc. Cây thuốc dân tộc và đặc biệt tri thức y học dân tộc cổ
truyền Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc duy trì, tồn tại và phát
triển của dân tộc ta từ xa xƣa đến nay. Việc ứng dụng những kinh nghiệm
dân gian và nghiên cứu Thực vật học dân tộc ở Việt Nam nói chung, và các
dân tộc thiểu số nói riêng là rất cần thiết để góp phần phát triển nền kinh tế
của đồng bào dân tộc. Vì vậy, để phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp cũng
nhƣ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn những
kinh nghiệm phong phú và quý báu của đồng bào dân tộc thì vấn đề điều tra,

17
http://www.lrc-tnu.edu.vn
thu thập cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng là hoạt động quan
trọng nhất trong công tác bảo tồn.
Các công trình nói trên đều có một hƣớng nghiên cứu chung là mô tả
các loài, nêu thành phần hoá học, đặc biệt nói đến công dụng, cách chế biến
và liều lƣợng. Nhờ đó giúp cho ngƣời sử dụng có thêm hiểu biết cơ bản về
loại dƣợc liệu mình sử dụng, có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả
chƣa quan tâm chú ý đến việc mô tả từng loài cây thuốc, nơi sống của chúng.
Đây cũng là một vấn đề mà nội dung luận văn này cần giải quyết.
1.4. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của cây thuốc
Để duy trì sự tồn tại và phát triển của con ngƣời, ngoài các yếu tố dinh
dƣỡng, môi trƣờng sống và các yếu tố xã hội khác thì chống lại bệnh tật,
phòng và chữa bệnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp con ngƣời
thích nghi, sống khoẻ và sống lâu hơn. Vì vậy, có thể nói thuốc nói chung,
trong đó cây thuốc nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% dân số thế giới sử
dụng cây thuốc cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Một số tài liệu khác
cũng cho thấy ở các nƣớc đang phát triển, 70 - 80% dân số vùng nông thôn sử
dụng cây thuốc là nguồn chữa bệnh chủ yếu. Qua số liệu trên cho thấy, mặc
dù hiện nay khoa học công nghệ phát triển, việc sử dụng cây thuốc và y học
cổ truyền vẫn có vai trò vô cùng quan trọng [2].
Ngoài việc sử dụng trực tiếp cây thuốc để chữa bệnh, hàng năm ngành
bào chế dƣợc phẩm trên thế giới tiêu thụ một khối lƣợng rất lớn dƣợc liệu cho
các dây chuyền sản xuất. Ở Mĩ, hàng năm có 25% nguyên liệu làm thuốc lấy
từ thực vật. Sản phẩm này đóng góp 1,5 tỷ đô la và giữ vai trò đáng kể trong
cán cân thƣơng mại [37].
Tinh dầu đƣợc chiết xuất từ các loài cây làm thuốc có tác dụng rõ rệt lên
hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh. Hiện nay, trong một số xí nghiệp ở Mĩ, Nga,

18
http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngƣời ta đã thử nghiệm thành công trong việc làm tăng năng suất lao động,
chống mệt mỏi, giảm các lỗi kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất khi phun một
lƣợng nhỏ tinh dầu vào không khí. Kim ngạch xuất khẩu tinh dầu hàng năm
sang các nƣớc: Mĩ, Nhật, Pháp, Ý, Hà Lan, Đức lên tới 40 tỷ đô la Mĩ/năm.
Ngoài lợi ích kinh tế, xã hội nói trên, việc sử dụng, phát triển cây thuốc
còn mang lại lợi ích về môi trƣờng, sinh thái rất to lớn.
1.5. Tiềm năng, tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc ở nƣớc ta
Nƣớc ta nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú
và đa dạng nên tiềm năng về cây thuốc là rất lớn. Theo tài liệu thống kê của
Hội nghị châu Á về cây thuốc và cây tinh dầu ở Băng Cốc (12/1996), Việt
Nam có khoảng 3.200 loài làm thuốc. Con số này sẽ không ngừng tăng lên
trong những năm tới đây, do nhiều loài cây thuốc Việt Nam đƣợc sử dụng
trong y học cổ truyền của các dân tộc chƣa đƣợc điều tra nghiên cứu.
Các cây làm thuốc phân bố chủ yếu ở các vùng trung du và miền núi
(70%). Những vùng có nhiều loài cây thuốc tập trung chủ yếu ở các loại hình
rừng nhiệt đới thƣờng xanh. Đặc biệt là các Khu bảo tồn thiên nhiên, Vƣờn
Quốc gia, rừng rậm nguyên sinh nhƣ: Cúc Phƣơng, vƣờn quốc gia Cát Bà, Ba
Vì, Tam Đảo, Nam Cát Tiên… Đây là những nơi thảm thực vật đƣợc bảo vệ
tƣơng đối tốt, là môi trƣờng thuận lợi cho các nhà nghiên cứu điều tra thống
kê, khám phá thêm những loài mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thƣ gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày
27/2/1955 đã chỉ thị: "Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu
về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học,
các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu, phối hợp thuốc đông và
thuốc tây".
Thấy đƣợc những tiềm năng to lớn của cây thuốc Việt Nam, trong
những năm 60, 70 của thế kỷ 20, phong trào phát triển và sử dụng cây thuốc

19
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nam đƣợc khuyến khích và phát triển rầm rộ. Vào thời gian này, 60% số xã ở
miền Bắc có vƣờn thuốc Nam, các cơ sở y tế địa phƣơng và trong nhân dân sử
dụng cây thuốc để phòng và chữa bệnh là chính và đạt nhiều kết quả tốt.
Hiện nay, y học hiện đại đang phát triển nhƣ vũ bão. Những thành tựu
mà y học hiện đại đạt đƣợc thật đáng kinh ngạc, đã đƣa con ngƣời thoát khỏi
một số căn bệnh hiểm nghèo, giành lấy sự sống cho mình. Thị trƣờng thuốc
Tây ở nƣớc ta cũng đang ngày một mở rộng. Tuy vậy, việc sử dụng cây thuốc
trong nƣớc vẫn đƣợc dùng nhiều ở một số bộ phận cƣ dân vùng đồng bằng
Bắc Bộ, các dân tộc miền núi.
Trong công tác trị liệu bằng y học cổ truyền, mặc dù bị ảnh hƣởng
nặng nề của y học Trung Quốc (thuốc Bắc), nhƣng các vị thuốc trong nƣớc
vẫn chiếm vị trí quan trọng. Nhiều vị thuốc hoàn toàn trồng ở Việt Nam,
chƣa từng nhập ở Trung Quốc (Bồ công anh, Sài đất, Kim ngân, Quế…).
Nhiều loài có thể thay thế cho dƣợc liệu nhập nội, mặc dù chất lƣợng chƣa
cao (Đảng sâm, Bạch truật, Cánh kiến, Kỷ tử…). Nhiều loài cây thuốc khai
thác ở Việt Nam có chất lƣợng cao hơn sản phẩm cùng loại ở Trung Quốc.
Rõ ràng, cây thuốc đã có khả năng đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh
bằng y học cổ truyền.
Trong những năm qua, một số loài cây thuốc đã là những nguyên liệu
không thể thiếu trong công nghiệp dƣợc liệu hiện đại. Những thành tựu quan
trọng đã thu đƣợc là:
- Chiết xuất Berberin từ cây Vàng đắng; sản xuất nhiều loại tinh dầu thực
vật; sản xuất Rotundin, Stihox từ củ Bình vôi; chiết xuất Rutin từ Hoa hoè.
Ngoài ra, chúng ta đã có những thành công bƣớc đầu trong việc sử dụng
cây thuốc để chữa một vài căn bệnh hiểm nghèo và bệnh xã hội. Đáng kể
trong lĩnh vực này là sử dụng cây thuốc chữa bệnh ung thƣ tuyến tiền liệt, hạn
chế phát triển khối u sau phẫu thuật, tiếp đến là các bài thuốc đông y đang có
triển vọng trong việc cắt cơn nghiện ma tuý…

20
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Do chính sách mở cửa cũng nhƣ sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá,
trong những năm gần đây, một số loài cây thuốc đã bị khai thác quá mức,
không đƣợc bảo vệ và dần đi tới khan hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng nhƣ:
Hoàng đằng, Hoàng liên, Trầm hƣơng…. Vì vậy, việc điều tra nghiên cứu các
loài cây thuốc có vai trò quan trọng, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn tài
nguyên quý giá này.
1.6. Tình hình nghiên cứu thảm thực vật và cây thuốc ở xã Xuân Sơn -
huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ
Có thể nói các công trình nghiên cứu về thảm thực vật và cây thuốc ở
xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ còn rất ít.
Xuân Sơn là một trong 4 xã (Xuân Sơn, Đồng Sơn, Xuân Đài và
Kim Thƣợng) nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn với tổng diện
tích tự nhiên là 15.000 ha (đƣợc thành lập năm 1986). Đến năm 2002
chính thức đƣợc chuyển thành Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn. Để đánh giá đầy
đủ về giá trị nguồn tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái ở Vƣờn Quốc gia
Xuân Sơn làm cơ sở cho công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, đã có
nhiều cơ quan chức năng tiến hành nghiên cứu hệ động, thực vật ở đây.
Năm 1992, Viện điều tra quy hoạch rừng đã thống kê đƣợc 314 loài thực
vật bậc cao có mạch. Năm 2002, Viện điều tra quy hoạch rừng phối hợp
với Ban quản lý Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn và Chi cục kiểm lâm tỉnh Phú
Thọ đã thống kê đƣợc 726 loài, 475 chi, 134 họ thuộc 6 ngành thực vật
bậc cao có mạch.
Đồng bào dân tộc (Dao, Mƣờng) ở xã Xuân Sơn từ lâu đời đã có tập
quán sử dụng thực vật để làm thuốc chữa bệnh. Một phần do thói quen, một
phần do điều kiện sống nên ít đƣợc tiếp cận và sử dụng thuốc Tây, từ lẽ đó
ngày càng có nhiều ngƣời sử dụng thực vật để làm thuốc, chính vì vậy mà ở

21
http://www.lrc-tnu.edu.vn
mỗi xóm đều có các ông lang, bà mế hành nghề cắt thuốc trị các bệnh thông
thƣờng. Thống kê sơ bộ toàn xã có 8 ông lang, bà mế hành nghề cắt thuốc
phục vụ nhân dân trong xã và các huyện, tỉnh lân cận [58]. Các cây thuốc
thƣờng đƣợc sử dụng để chữa bệnh gồm:
Gừng gió: Trị tê liệt do gió
Gió đôm (Mƣờng): Trị đau thần kinh
Dây máu ngƣời: Bổ máu, phụ nữ sau sinh (Ngƣời Dao còn gọi là Đéng
nhung ton).
Cây găng rừng, cỏ soi, cây kén con (trắng): Trẻ em ra mồ hôi trộm, còi
xƣơng, suy dinh dƣỡng.
Chùm gửi, cỏ soi, lài liểu (tiếng Dao): Phụ nữ sau sinh dùng tắm rửa,
chắc xƣơng.
Điền dợi lình (tiếng Dao), ngũ gia bì: Chữa đái dắt
Chanh rừng (tiếng Dao: Triệu Phốc): Trị ho trẻ em, chó cắn
Củ đòm (tiếng Dao): Trị chứng mất ngủ ở ngƣời già
Lai liều đéng, Huôi sán (tiếng Dao): Phụ nữ sau sinh chống hậu sản
Phà pinh rùa (tiếng Dao): Trị ghẻ, lở, ngứa…
Nguồn dƣợc liệu ở đây phong phú và đa dạng, có nhiều loài cây thuốc
quý hiếm đƣợc ghi trong Sách đỏ, tuy nhiên hiện tƣợng thu hái thực vật về
làm thuốc là thói quen trong nhân dân, lên rừng lấy về sử dụng mà không có
kế hoạch trồng thêm hay gìn giữ cho sau này. Bên cạnh đó còn có hiện tƣợng
một bộ phận ngƣời dân thu hái cây thuốc về sơ chế và đem bán sang các tỉnh
lân cận. Trạm xá của xã có vƣờn cây thuốc, trong đó có nhiều loài quý hiếm.
Cán bộ y tế ở đây cũng tƣ vấn cho ngƣời dân sử dụng thực vật để làm thuốc,
khuyến khích trồng cây thuốc ở vƣờn nhà.

22
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đa dạng sinh học
ở Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn là khá cao. Tuy nhiên, những nghiên cứu chi tiết
nguồn tài nguyên thực vật (đặc biệt là nguồn tài nguyên cây thuốc) ở từng xã,
ở từng hệ sinh thái cụ thể chƣa đƣợc quan tâm hoặc chƣa có điều kiện triển
khai. Vì vậy, nội dung của luận văn chúng tôi tiến hành là: "Nghiên cứu đặc
điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu
thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ", làm cơ sở
cho việc đề xuất các biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển nguồn dƣợc liệu
quan trọng này ở địa phƣơng.

23
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu


* Về lý luận: Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung thêm những tƣ liệu về tính
đa dạng nguồn gen cây thuốc và đặc điểm của chúng trong một số kiểu thảm
thực vật ở xã Xuân Sơn. Đồng thời, góp phần đánh giá đầy đủ giá trị nguồn
tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái của Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn.
* Về thực tiễn: Góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho công tác quản lý
và bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái của xã Xuân Sơn nói
riêng và Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn nói chung.
2.2. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các loài thực vật bậc cao có
mạch trong một số kiểu thảm thực vật: rừng tự nhiên trƣởng thành (80 tuổi),
rừng thứ sinh (30 tuổi), thảm cây bụi (12 tuổi), thảm cỏ (8 tuổi) và rừng trồng
keo tai tƣợng (10 tuổi) tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Trên cơ sở đó phân loại xác định các loài cây có giá trị làm thuốc và đặc
điểm của chúng. Đồng thời xác định các loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt
chủng theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2001).
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Xã Xuân Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm về tính đa dạng hệ sinh thái và hệ thực vật ở xã Xuân Sơn.
- Đặc điểm về tính đa dạng thành phần cây thuốc ở trong các kiểu thảm
nghiên cứu.
- Các loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng ở khu vực nghiên cứu

24
http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đặc điểm và công dụng của một số loài cây thuốc trong các kiểu thảm
nghiên cứu.
- Điều tra tình hình sử dụng cây thuốc ở địa phƣơng.
- Đề xuất một số biện pháp bảo tồn các loài cây thuốc quý hiếm.
- Chụp ảnh một số loài cây thuốc đặc trƣng và một số loài có nguy cơ
tuyệt chủng ở khu vực nghiên cứu.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp tổng quát đƣợc áp dụng để giải quyết các nội dung nghiên
cứu của đề tài là điều tra thu thập mẫu thực vật và các số liệu ngoài thực địa.
Phƣơng pháp cụ thể đƣợc áp dụng để tiến hành nghiên cứu các nội dung
của đề tài là phƣơng pháp ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra của Nguyễn Nghĩa
Thìn (2005) [46] và Hoàng Chung (2006) [22].
2.4.1. Phương pháp ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra
Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải đƣợc thu thập trên một
diện tích đủ lớn gọi là ô tiêu chuẩn (OTC).
Việc áp dụng phƣơng pháp điều tra theo OTC đang đƣợc áp dụng rộng rãi
trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc. Tuy nhiên, cho đến nay chúng tôi chƣa thấy một
công bố nào quy định một cách cụ thể, thống nhất về diện tích tối thiểu của OTC.
Khi nghiên cứu về rừng nhiệt đới, để xác định diện tích OTC,
H.Lamprecht (1979) đã tiến hành điều tra số lƣợng loài cây trên diện tích ô cơ
sở (400m2), sau đó ghép dần các ô cho đến khi không có loài cây mới xuất
hiện. Tổng diện tích của các ô là diện tích tối thiểu của OTC. Phƣơng pháp
này cho phép xác định diện tích OTC một cách chính xác, đặc biệt là đối với
những kiểu thảm thực vật có thành phần loài cây và địa hình đơn giản, còn
đối với những kiểu thảm có thành phần loài và điều kiện địa hình phức tạp
nhƣ rừng nhiệt đới thì sẽ khó áp dụng hơn.

25
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thái Văn Trừng (1978) [56] đề nghị dùng OTC dạng bản nhỏ 100m2
(10x10m) để điều tra nhanh ngoài thực địa và ô kích thƣớc từ 400m2
(20x20m) cho đến 1ha tuỳ theo thành phần và quần thể phức tạp hay đơn giản
khi điều tra chi tiết.
Lâm Phúc Cố (1996) [8] sử dụng OTC 400m2 cho cả 5 giai đoạn diễn
thế phục hồi rừng sau nƣơng rẫy ở Lâm trƣờng Púng Luông, Mù Cang Chải -
Yên Bái.
Các tác giả Lê Đồng Tấn (2000) [43], Lê Ngọc Công (2004) [10] đã áp
dụng OTC 400m2 cho các đối tƣợng là thảm thực vật rừng phục hồi sau
nƣơng rẫy.
Phạm Ngọc Thƣờng (2003) [53] đã xác định diện tích ô tiêu chuẩn là
500m2 (20x25m) áp dụng cho cả 5 giai đoạn trong quá trình tái sinh tự nhiên
phục hồi rừng sau nƣơng rẫy tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Đối với thảm
vầu, nứa phục hồi tự nhiên tác giả đã áp dụng diện tích OTC là 100m2 (10x10m).
Nhƣ vậy, mỗi tác giả khi tiến hành điều tra, thu thập số liệu ngoài thực
địa đều đƣa ra một tiêu chuẩn và kích thƣớc OTC khác nhau. Tuy có khác
nhau, nhƣng các tác giả đều thống nhất số lƣợng và kích thƣớc OTC phải đủ
lớn thì số liệu thu thập đƣợc mới đủ độ tin cậy.
Trong thời gian 2 năm (từ 2006 đến 2008), chúng tôi đã tiến hành điều
tra, nghiên cứu ngoài thực địa nhiều đợt. Để thu thập số liệu chúng tôi thực
hiện phƣơng pháp điều tra theo OTC và theo 3 tuyến khảo sát (tuyến điều tra):
- Xóm Dù (toạ độ: 21007'29"N-104057'28"E) - núi Ten (toạ độ:
21007'23"N-104056'05"E);
- Xóm Dù - xóm Lấp (toạ độ 21008'39"N-104056'45"E)- xóm Cỏi (toạ
độ: 21009'39"N-104056'45"E);
- Xóm Dù - xóm Lạng (toạ độ: 21006'19"N-104057'27"E).
Tuyến điều tra: Đƣợc xác định theo hai hƣớng song song và vuông góc
với đƣờng đồng mức. Cự ly giữa hai tuyến là 50 - 100m tuỳ theo địa hình cho

26
http://www.lrc-tnu.edu.vn
phép. Dọc theo hai bên tuyến điều tra bố trí OTC và ô dạng bản (2 x 2m) để
thu thập số liệu OTC. Để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng
OTC 400m2 (20x20m) cho tất cả các trạng thái. Ô dạng bản đƣợc bố trí trên
các đƣờng chéo, đƣờng vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ô
dạng bản phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến
điều tra cũng đặt thêm các ô dạng bản phụ để thu thập số liệu bổ sung.
2.4.2. Phương pháp thu mẫu thực vật
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi áp dụng các phƣơng pháp thu
mẫu thực vật nhƣ sau:
- Đối với tuyến điều tra, tiến hành ghi chép các thông tin về từng loài
cây bắt gặp trên tuyến nhƣ: tên Việt Nam (hoặc tên Latinh), dạng sống (cây
thân gỗ, thân bụi, thân thảo, thân leo). Những loài cây chƣa xác định đƣợc tên
thì thu thập mẫu về phân loại sau.
- Đối với ô tiêu chuẩn, tiến hành thu thập mẫu trong các ô nhỏ (ô dạng
bản) có diện tích 4m2 (2x2m), cách thu mẫu cũng giống nhƣ ở tuyến điều tra.
2.4.3. Phương pháp phân tích mẫu thực vật
- Tên các loài cây (tên khoa học và tên Việt Nam) và thành phần dạng
sống đƣợc xác định theo các tài liệu: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ
thực vật hạt kín ở Việt Nam (1997) của Nguyễn Tiến Bân [5], Cây cỏ Việt
Nam (1991 - 1993) của Phạm Hoàng Hộ [28]; Danh lục các loài thực vật Việt
Nam của tập thể tác giả (2001 - 2005) [55]…
- Phân loại và xác định tên các loài, dạng sống của cây thuốc (tên khoa
học và tên Việt Nam) theo các tài liệu: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
của Đỗ Tất Lợi (2005) [34]; Cây thuốc Việt Nam của Lê Trần Đức (1995) [27];
Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (1996) [18]; 1900 loài cây có ích
ở Việt Nam của Trần Đình Lý (1995) [35]; Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở
Việt Nam của tập thể tác giả (Lã Đình Mỡi - chủ biên) 2 tập (2002) [38]…

27
http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phân loại và xác định các loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng
trong khu vực nghiên cứu theo Sách đỏ Việt Nam của Bộ Khoa học và Công
nghệ (2007), phần Thực vật [42] và Danh lục đỏ IUCN (2001) [64].
2.4.4. Phương pháp điều tra trong nhân dân
- Điều tra trong nhân dân địa phƣơng để tìm hiểu thói quen, tập quán sử
dụng thực vật và thực vật để làm thuốc theo các phƣơng pháp của Bộ môn
Thực vật dân tộc học.
Phƣơng pháp này là phƣơng pháp quan trọng nhất để xác định cây đƣợc
sử dụng làm thuốc ở vùng nghiên cứu.

28
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên


3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới
Huyện Tân Sơn là một huyện miền núi với 100% dân số toàn xã là đồng
bào dân tộc ít ngƣời sinh sống, đƣợc thành lập sau khi điều chỉnh địa giới
hành chính huyện Thanh Sơn (tháng 4/2007), có diện tích tự nhiên là
68.984,58 ha, dân số 73.406 ngƣời.
- Phía Bắc giáp huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ và huyện Văn Chấn -
tỉnh Yên Bái.
- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc - tỉnh Hoà Bình.
- Phía Đông giáp huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
- Phía Tây giáp huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La.
Có 03 xã miền núi khu vực II: Mĩ Thuận, Minh Đài, Văn Luông.
Xã Xuân Sơn (huyện Tân Sơn) là khu vực nghiên cứu có ranh giới nhƣ sau:
+ Phía Đông giáp xã Xuân Đài (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ).
+ Phía Tây giáp huyện Phù Yên (Sơn La) và huyện Đà Bắc (Hoà Bình).
+ Phía Tây Bắc giáp xã Đồng Sơn, Lai Đồng và Tân Sơn (huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ).
+ Phía Nam giáp xã Kim Thƣợng (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ).
3.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng
3.1.2.1. Địa hình địa mạo
Huyện Tân Sơn chủ yếu là đất rừng tự nhiên, núi cao, riêng vùng lõi và
vùng đệm (phòng hộ) của Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn chiếm trên 15.000ha nằm
trong một vùng đối núi thấp và trung bình thuộc lƣu vực sông Bứa, nơi kết thúc
của dãy Hoàng Liên Sơn. Vùng đồi núi thấp này toả rộng từ hữu ngạn sông
Hồng sang đến tả ngạn sông Đà, bao gồm cả huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ.

29
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sông Bứa và các chi lƣu của nó toả nhiều nhánh ra gần nhƣ khắp vùng. Nhìn
toàn cảnh các dãy đồi núi chỉ cao chừng 600 - 700m, hình dáng khá mềm mại
vì chúng đƣợc cấu tạo nên bởi các loại đá phiến biến chất quen thuộc. Cao nhất
là đỉnh Voi (1.386m), tiếp đến là núi Ten (1.244m), núi Cẩn (1.144m).
Các thung lũng trong vùng mở rộng và uốn lƣợn khá phức tạp. Nhìn
chung địa hình trong khu vực có những kiểu chính nhƣ sau:
- Kiểu địa hình núi trung bình: Hình thành trên đá phiến biến chất, có độ
cao từ 700 - 1.386m; chiếm tỷ lệ 10,4% diện tích tự nhiên. Kiểu này phân bố chủ
yếu ở phía Tây và Tây nam Vƣờn Quốc gia, bao gồm phần lớn hệ đá vôi Xuân
Sơn và các dãy núi đất xen kẽ. Tác dụng xâm thực mạnh, độ dốc lớn, trung bình
30o, mức độ chia cắt phức tạp và là đầu nguồn của hệ sông suối đổ ra sông Bứa.
- Kiểu địa hình núi thấp: Đƣợc hình thành trên các đá trầm tích lục
nguyên uốn nếp, tác dụng xâm thực, bóc mòn, thuộc địa hình này là các núi
có độ cao từ 300 - 700m, phân bố chủ yếu từ Nam, Tây nam đến phía Bắc
khu vực. Núi ở đây có hình dạng mềm mại, đỉnh tròn, sƣờn thoải, độ dốc
trung bình chỉ 20o, có những thung lũng mở rộng hơn ở núi vùng núi phía
Tây Bắc.
- Kiểu đồi: Có độ cao dƣới 300m, phân bố chủ yếu về phía Đông khu
vực. Có hình dạng đồi lƣợn sóng mềm mại đƣợc cấu tạo từ các loại đá trầm
tích và biến chất hạt mịn, hiện nay đã đƣợc trồng chè Xanh, chè Shan.
- Thung lũng và bồn địa: Đó là những vùng trũng kiến tạo giữa núi
phân bố chủ yếu ở các xã Đồng Sơn, Xuân Đài và Kim Thƣợng. Đây là các
thung lũng sông suối mở rộng, địa hình bằng phẳng, độ dốc rất thoải, trong đó
có trầm tích phù sa rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Thung lũng lớn
nhất là Mƣờng Tằn trên 400ha ruộng nƣớc.
- Xã Xuân Sơn có duy nhất núi Ten cao 1.244m so với mặt nƣớc
biển, còn lại là các dãy núi thấp và vùng đồi. Có nhiều suối nhỏ chảy giữa
các đồi núi thấp.

30
http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1.2.2. Khí hậu - thuỷ văn
* Khí hậu:
Xuân Sơn tuy nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới, nhƣng xa đƣờng
xích đạo nên có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22oC - 23oC,
tƣơng đƣơng với tổng nhiệt năng từ 8.300oC - 8.500oC (nằm trong vành đai
nhiệt đới). Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ảnh hƣởng của gió mùa
Đông Bắc. Nhiệt độ trong các tháng này thƣờng xuống dƣới 20 oC, nhiệt độ
trung bình tháng thấp nhất là tháng 1. Mùa nóng, do ảnh hƣởng của gió mùa
Đông Nam nên thời tiết luôn nóng ẩm, mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình trên
25oC, nóng nhất là vào tháng 6 và 7 (28oC). Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới
40,7oC vào tháng 6.
- Chế độ mƣa: Lƣợng mƣa đạt mức trung bình từ 1.660mm ở Thanh
Sơn đến 1.826mm ở Minh Đài. Tập trung gần 90% vào mùa mƣa (từ tháng
4 đến tháng 10 hàng năm), hai tháng có lƣợng mƣa cao nhất là tháng 8 và
tháng 9 hàng năm. Mùa khô hạn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lƣợng
mƣa chỉ còn chiếm trên 10% tổng lƣợng mƣa trong năm, nhƣng hạn hán ít
xảy ra vì có mƣa phùn (mỗi năm có trên 20 ngày) hạn chế sự khô hạn trong
mùa khô. Tháng 12 và tháng 1 là những tháng hanh khô nhất và lƣợng bốc
hơi cũng thƣờng lớn hơn lƣợng nƣớc rơi. Độ ẩm không khí trong vùng bình
quân đạt 86%, những tháng có mƣa phùn thƣờng độ ẩm không khí đạt chỉ
số cao nhất. Lƣợng bốc hơi không cao (653mm/n), điều đó đánh giá khả
năng che phủ đất của lớp thảm thực bì còn cao, hạn chế đƣợc lƣợng nƣớc
bốc hơi, làm tăng lƣợng nƣớc thấm, duy trì đƣợc nguồn nƣớc ngầm trong
khu vực.
* Thủy văn:
- Địa phận xã Xuân Sơn không có các sông lớn chảy qua mà chỉ có
nhiều các suối và khe đầu nguồn đổ ra sông Bứa.

31
http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Suối Thang bắt nguồn từ xóm Lấp, qua xóm Cỏi chảy qua xã Xuân
Đài, xã Minh Đài đổ ra sông Bứa.
+ Suối Chiềng bắt nguồn từ khe đầu nguồn của xóm Lạng chảy qua xã
Kim Thƣợng, xã Xuân Đài, xã Minh Đài và đổ ra sông Bứa.
3.1.2.3. Địa chất - thổ nhưỡng
* Địa chất:
Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: Khu vực
Vƣờn Quốc gia có các quá trình phát triển địa chất phức tạp. Theo các nhà địa
chất, đây là vùng đồi núi thấp sông Mua. Toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp
lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải
nhỏ hẹp.
Phía Tây và Tây nam có các dãy núi thấp và trung bình đƣợc cấu tạo bằng
các loại đá trầm tích và biến chất màu đỏ có kết cấu hạt mịn, tuổi Jura-creta.
Từ trung tâm xã Xuân Sơn (theo hƣớng Tây Bắc) có dãy núi đá vôi, cao
nhất là đỉnh Ten 1.244m. Đá vôi có màu trắng xám, cấu tạo khối, tuổi Triat
trung. Trong dãy núi đá vôi này thƣờng gặp các thung tròn có nƣớc chảy trên
mặt nhƣ thung làng Lạng, làng Dù và làng Lấp… Các thung đƣợc lấp đầy các
tàn tích đá vôi và có suối nƣớc chảy quanh năm. Những thung biến thành
cánh đồng dạng này khá rộng và trở thành các cánh đồng phù sa màu mỡ.
* Thổ nhƣỡng:
Đƣợc hình thành trong một nền địa chất phức tạp (có nhiều kiểu địa hình
và nhiều loại đá mẹ tạo đất khác nhau) cùng với sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn
đa dạng và phong phú… nên có nhiều loại đất đƣợc tạo thành trong khu vực này.
Một số loại đất chính có nhiều giá trị trong khu vực:
- Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FH): Đƣợc hình thành trong điều kiện
mát ẩm, độ dốc lớn, không có nƣớc đọng, không có kết von và tầng mùn dày, tỷ lệ
mùn cao (8-10%). Phân bố ở độ cao từ 700 - 1500m, tập trung ở phía Tây của khu
vực, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình), huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La).

32
http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (F): Là loại đất có quá
trình feralit mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ và độ
ẩm của đất. Loại đất này phân bố dƣới 700m, có thành phần cơ giới nặng, tầng
đất dày, ít đá lẫn, khá màu mỡ, thích hợp cho các loại cây rừng phát triển.
- Đất rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi): Đá vôi là loại đá
cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị
rửa trôi đến đó, nên đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá.
- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL): Là
loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là mimon
(L). Hàng năm thƣờng đƣợc bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ.
Toàn huyện Tân Sơn còn 8.897,62 ha đất chƣa sử dụng, trong đó:
+ Đất bằng chƣa sử dụng: 15,58 ha
+ Đất đồi núi chƣa sử dụng: 8.583,5 ha
+ Núi đá không có rừng cây: 298,54 ha
Từ các số liệu thống kê trên cho thấy, diện tích đất chƣa sử dụng còn
khá lớn, có thể chuyển sang mục đích phát triển nông - lâm nghiệp.
Xã Xuân Sơn với tổng diện tích tự nhiên 6.548ha, diện tích đất chƣa sử
dụng là 853,2ha (chiếm 13% diện tích đất tự nhiên). Hoàn toàn có thể chuyển
sang mục đích phát triển nông - lâm nghiệp.
Bảng 3.1: Quỹ đất phát triển nông - lâm nghiệp của xã Xuân Sơn
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Diện tích đất tự nhiên 6.548,0 100,0
1. Đất sử dụng trong nông nghiệp 47 0,7
2. Rừng tự nhiên đặc dụng 5.403,6 82,5
3. Đất trồng rừng 117 1,7
4. Đất chƣa sử dụng (sông, suối) 853,2 13,0
5. Đất thổ cƣ 8,0 0,1
Nguồn: Phòng Thống kê, huyện Tân Sơn (2007) [41]

33
http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2. Tài nguyên thiên nhiên
3.2.1. Tài nguyên nước
Hệ thống sông Bứa với các chi lƣu của nó toả rộng ra khắp các vùng.
Lƣợng mƣa khá dồi dào, trung bình năm từ 1.500 - 2.000mm, lƣợng mƣa cực
đại có thể tới 2.453 mm nhƣng có năm chỉ đo đƣợc 1.414mm.
Trong vùng này khá giàu nƣớc, mô đun dòng chảy gần 40 l/s/km 2.
Dòng chảy cực tiểu khoảng 6 - 7 l/s/km2, lƣu vực sông Bứa khá rộng. Địa
hình lƣu vực lại thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thuỷ lợi để phục vụ sản
xuất nông nghiệp. Sông Bứa có hai chi lƣu lớn, đó là sông Vèo bắt nguồn
từ các vùng núi cao phía Đông huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) và sông Giày
bắt nguồn từ các dãy núi cao trung bình ở ranh giới giữa Phú Thọ và Hoà
Bình. Hai sông này hợp nhau tại làng Kệ Sơn, rồi đổ vào sông Hồng tại xã
Phong Vực. Tổng chiều dài của sông 120km, chiều rộng trung bình 200m
có khả năng vận chuyển lâm thổ sản từ thƣợng nguồn về sông Hồng khá
thuận lợi.
3.2.2. Tài nguyên rừng
Huyện Tân Sơn có thế mạnh về tài nguyên rừng. Phần lớn diện tích của
Vƣờn Quốc gia nằm ở địa phận xã Xuân Sơn, với diện tích gần 15.000 ha, nó
đƣợc coi là "lá phổi xanh" của tỉnh Phú Thọ, bởi lẽ cả tỉnh giờ đây chỉ còn
Xuân Sơn có rừng tốt và giàu có nhất. Theo kết quả điều tra bƣớc đầu của một
số cơ quan (Viện Điều tra quy hoạch rừng, trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Viện
sinh thái và tài nguyên sinh vật, trƣờng ĐHSP Hà Nội) thì Vƣờn Quốc gia
Xuân Sơn có giá trị cao về đa dạng sinh học, trong đó có nhiều loài động vật,
thực vật quý hiếm đang bị đe doạ ở mức quốc gia và toàn cầu.
Diện tích đất lâm nghiệp có 51.028 ha chiếm 73% diện tích đất tự nhiên.

34
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Tân Sơn
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất lâm nghiệp 51.028,0 100,0
1. Đất rừng
- Rừng đặc dụng 5.406,4 10,5
- Rừng tự nhiên phòng hộ 13.642,3 26,8
- Rừng sản xuất 31.978,0 62,6
2. Đất trồng chè 2.104,9 4,1
Độ che phủ của rừng 74,0

(Nguồn: Phòng Thống kê, huyện Tân Sơn, năm 2007) [41]
Xã Xuân Sơn có diện tích rừng tự nhiên đặc dụng lớn, chiếm tới
5.403,6 ha. Ngoài ra cây trồng chủ yếu là chè Shan, trồng Keo, gỗ Dổi và một
số loại cây gỗ khác nhƣ: De, Lát…
Trong đó:
Diện tích rừng trồng chè Shan: 30 ha.
Diện tích rừng trồng Keo: 38 ha.
Diện tích rừng trồng các loại cây gỗ khác xấp xỉ 10 ha.
3.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện Tân Sơn có một số khoáng sản quan trọng để phục
vụ cho việc phát triển các ngành công nghiệp nhƣ: Quặng sắt ở các xã Thu
Cúc, Thạch Kiệt, Tân Phú, Mĩ Thuận, Văn Luông, Minh Đài với trữ lƣợng 10
triệu tấn. Mỏ chì có ở các xã Đồng Sơn, Thu Ngạc với trữ lƣợng 1 triệu tấn.
Amiăng có ở các xã Đồng Sơn, Tân Phú, Thu Ngạc. Tale (Tan) có ở các xã
Thu Cúc, Tân Phú, Mĩ Thuận, Thu Ngạc (mỏ chính ở Thu Ngạc) có thể làm
Tan công nghiệp, Tan rƣợu và Tan phân bón. Bên cạnh đó, một khối lƣợng
lớn cát, sỏi làm vật liệu xây dựng có trữ lƣợng lớn 2,5 triệu m3 tập trung ở các
con sông, suối của địa bàn huyện.

35
http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.3.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư
Theo số liệu điều tra của Phòng Thống kê huyện Tân Sơn (tính đến
31/12/2007), dân số của huyện là 75.680 ngƣời; trong đó dân số trong tuổi lao
động là 44.651 ngƣời (chiếm 58% dân số toàn huyện). Đây là con số ngƣời lao
động làm việc trong các ngành kinh tế: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; công
nghiệp và xây dựng; các ngành dịch vụ khác (thƣơng mại, vận tải…). Ngoài ra
còn một số lao động phổ thông, làm thuê theo định kỳ công việc không cố định.
Trên địa bàn huyện Tân Sơn có 8 thành phần dân tộc chính cùng sinh
sống, đó là: Mƣờng, Dao, Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Sán Dìu, Cao Lan.
Xã Xuân Sơn với tổng số 225 hộ, có 1.025 nhân khẩu. Có hai dân tộc sinh
sống trên địa bàn là: Mƣờng (49%); Dao (hay còn gọi là ngƣời Mán) chiếm 51%.
Số ngƣời trong độ tuổi lao động là: 600 ngƣời (chiếm khoảng gần 60%
dân số).
Mật độ dân số bình quân của xã là: 23 ngƣời/1 km2.
3.3.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội
3.3.2.1. Thực trạng kinh tế
Huyện Tân Sơn là một huyện mới đƣợc tách ra từ huyện Thanh Sơn.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt mức khá: 8,7%/ năm (thống kê năm
2006), chủ yếu là phát triển nông - lâm nghiệp và thuỷ sản với tỷ lệ nhƣ sau:
+ Nông - lâm - thuỷ sản: 71%
+ Dịch vụ: 16%
+ Công nghiệp - xây dựng: 13%
Thế mạnh của huyện là rất giàu nguồn tài nguyên khoáng sản, tuy
nhiên lại chƣa phát triển các ngành công nghiệp để tận dụng đƣợc thế mạnh
này. Định hƣớng đến năm 2020 là phải khai thác tối đa nguồn lợi của địa
phƣơng, phát triển mạnh hơn nữa ngành công nghiệp. Có 2 nhà máy chè đang
xây dựng: Nhà máy chè Tân Phú và Minh Đài.

36
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngành nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ trọng về tăng trƣởng là rất lớn. Xu
hƣớng của huyện là đẩy mạnh việc trồng rừng, nhất là trồng cây nguyên liệu gỗ
phục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng của tỉnh, đồng thời trồng cây ăn quả là thế
mạnh của từng xã nhƣ: xoài, vải, nhãn, dứa, cam… Các ngành dịch vụ đƣợc
chú trọng, vì lợi thế của huyện là cửa ngõ giao thông của nhiều tỉnh nhƣ Sơn
La, Hoà Bình và thủ đô Hà Nội. Chủ trƣơng của huyện là cùng với sự phát
triển của giao thông vận tải đã tạo điều kiện cho phát triển, lƣu thông hàng hoá.
3.3.2.2. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông vận tải:
Trƣớc đây xã Xuân Sơn hoàn toàn tách biệt với bên ngoài do không có
đƣờng cho xe ôtô tiếp cận tới. Từ năm 2000, tỉnh đã đầu tƣ xây dựng đƣờng
cấp phối từ Minh Đài tới xóm Dù (Xuân Sơn). Quãng đƣờng này đã đƣợc trải
nhựa khá tốt. Dự án này do Ban quản lý Vƣờn Quốc gia làm chủ đầu tƣ. Con
đƣờng này đã khai thông khu vực với bên ngoài tạo điều kiện để phát triển
kinh tế, xã hội và giao lƣu văn hoá, cũng nhƣ công tác phát triển du lịch sinh
thái. Dự án này tiếp tục làm đƣờng tới 3 xóm Lạng, Lấp và Cỏi. Các xóm còn
lại chƣa có đƣờng xe tới xóm, đƣờng giao thông nội xóm nhỏ, hẹp, dốc, lầy
lội gây mất vệ sinh, đặc biệt là trong mùa mƣa.
* Hệ thống điện cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất:
Toàn xã có 4 xóm, trong đó 1 xóm đã có điện lƣới quốc gia, 3 xóm còn
lại đã có đƣờng dây kéo đến nhƣng chƣa đƣợc đóng điện để hoà mạng.
* Y tế, giáo dục:
- Về y tế: Xã Xuân Sơn có 1 trạm y tế đóng tại trung tâm xã, đƣợc xây
dựng kiên cố với 4 giƣờng bệnh, 1 y sỹ, 2 y tá, mỗi xóm có 1 y tá. Cơ sở,
dụng cụ khám chữa bệnh còn rất đơn sơ, nhƣng công tác y tế ở đây đã có
nhiều cố gắng nhƣ phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tuyên truyền vệ sinh

37
http://www.lrc-tnu.edu.vn
phòng bệnh. Tuy nhiên, do điều kiện giao thông chƣa thuận lợi nên việc chữa
chạy bệnh nhân trong trƣờng hợp nguy cấp chƣa kịp thời. Các loại bệnh phổ
biến trong khu vực nhƣ: sốt xuất huyết, đau bụng ỉa chảy, cảm cúm, viêm phế
quản, phổi ở trẻ em…
- Về giáo dục: Xã Xuân Sơn chƣa có trƣờng THPT, chỉ có 1 trƣờng
PTCS với 9 lớp, (172 học sinh). Trong đó số học sinh cấp 2 là 72 em (5 lớp); số
học sinh cấp 1 là 100 em (4 lớp). Có 1 trƣờng mầm non rất sơ sài về cơ sở vật
chất: với 43 em.
Trong những năm gần đây, dự án 135 của Chính phủ đã xoá đƣợc nhiều
phòng học tạm, thay vào đó là những ngôi trƣờng khang trang, phòng khám
kiên cố, cơ sở vật chất tƣơng đối đầy đủ hơn.
Tập quán sinh sống của nhân dân các xã trong huyện là sống nhờ vào
rừng: Lấy củi bán, rau quả rừng, săn bắn thú… Vì vậy đã làm cho nguồn
tài nguyên rừng bị suy thoái, nhiều loại gỗ quý, động vật quý bị mất dần
thay vào đó là các thảm cây bụi. Huyện đã thực hiện chính sách giao đất
giao rừng cho từng hộ dân, để đảm bảo việc quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi
và phục hồi đƣợc tốt hơn, hiệu quả hơn. Nhiều diện tích đất đƣợc phủ xanh
bằng cây chè, cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả và một số loại rừng trồng
nhƣ keo, lát, bạch đàn…

38
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm về tính đa dạng hệ sinh thái và hệ thực vật ở xã Xuân Sơn
4.1.1. Đa dạng hệ sinh thái
Tại Xuân Sơn chúng tôi đã điều tra đƣợc 8 trạng thái thực vật:
4.1.1.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới
Kiểu thảm này có diện tích 785 ha (chiếm 12% diện tích toàn xã), ở đai
độ cao từ 200 - 800m (so với mặt nƣớc biển), nó ít nhiều đã bị tác động do
khai thác của con ngƣời, nhƣng cơ bản vẫn còn là rừng nguyên sinh với tầng
tán khá rõ rệt.
Tầng ƣu thế sinh thái gồm các loài cây gỗ sống lâu năm, có giá trị
kinh tế: Táu muối (Vatica diospyroides), Chò chỉ (Parashorea chinensis),
Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Cứt ngựa (Archidendron balansae),
Trƣờng mật (Pometia pinnata), Cò kén (Pavieasia annamensis), Gội
(Aglaia spectabilis), Cà lồ (Caryodaphnopsis tonkinensis), Trâm vối
(Syzygium cuminii)… với đƣờng kính (D 1,3m) trung bình từ 35 - 40cm,
chiều cao trung bình từ 18 - 25m.
4.1.1.2. Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đất núi đá vôi xen núi đất
Kiểu thảm này có diện tích 650ha (chiếm 10% diện tích toàn xã). Đây là
kiểu rừng có thành phần đa dạng nhất. Nhiều loài phổ biến thƣờng gặp rất đặc
trƣng cho hệ sinh thái này, đó là các loài: Trai (Garcinia fagraeoides), Mạy tèo
(Streblus macrophyllus), Ô rô (Streblus asper), Nghiến (Excentrodendron
tonkinense), Đinh (Markhamia stipulata), Vàng anh (Sacara dives).
Tầng ƣu thế sinh thái còn nhiều loài cây gỗ với kích thƣớc tƣơng đối lớn
nhƣ: Cà lồ (Caryodaphnopsis tonkinensis), Trƣờng mật (Pometia pinnata), Cò
kén (Pavieasia annamensis), Chò xanh (Terminalia myriocarpa), Gội (Aglaia

39
http://www.lrc-tnu.edu.vn
spectabilis), Côm (Elaeocapus balansae), Thị (Diospyros decandra), Chò nâu
(Dipterocarpus retusus), Chò chỉ (Parashorea chinensis)… đƣờng kính trung
bình từ 40 - 50cm, đôi khi gặp cây có đƣờng kính trên 100cm.
4.1.1.3. Rừng kín thường xanh á nhiệt đới trên đất đá vôi
Kiểu thảm này có diện tích nhỏ, với trên 300ha (chiếm 5%), phân bố
tƣơng đối đều thành các mảnh từ độ cao 800m trở lên. Từ độ cao này rừng có
sự thay đổi thành phần các loài cây, xuất hiện các loài lá kim thuộc ngành
Thông (Pinophyta) nhƣ: Thông tre (Podocarpus neriifolius), mọc rải rác xen
kẽ với các loài cây lá rộng khác thuộc các nhóm: Re (Cinnamomum), Dẻ
(Castanopsis), Chè (Camellia), Thị (Diospyros)…
4.1.1.4. Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới núi thấp
Kiểu thảm này có diện tích 980ha (chiếm 15% tổng diện tích), tuy đã bị
tác động nhiều nhƣng cơ bản còn tính chất nguyên sinh, độ tán che 0,9%.
Thực vật lá rộng có đƣờng kính lớn thuộc các họ: Dẻ (Fagaceae), Long não
(Lauraceae), Mộc lan (Magnoliaceae), Thích (Aceraceae), Chè (Theaceae),
Sến (Sapotaceae), Hoa hồng (Rosaceae). Đặc biệt loài Rau sắng (Melientha
suavis) vừa là loài rau ăn phổ biến, vừa là loài có giá trị làm thuốc.
Đặc trƣng kiểu thảm này còn có thực vật ngoại tầng với các loài dây leo
thân gỗ to lớn nhƣ dây Bàm bàm (Entanda faseoloides), Dây trắc (Dalbergia
sp.), Kim cang (Smilax sp.), nhóm Song mây (Calamus ssp.)
4.1.1.5. Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy
Có diện tích 720ha (chiếm 11%) và phân bố rải rác. Thành phần loài thực
vật và cấu trúc rừng khá đơn giản. Rừng chỉ có 1 tầng cây gỗ và có tán đều
nhƣng khá thƣa. Tầng dƣới tán rừng là thảm tƣơi phát triển mạnh, rậm rạp gồm
các loài cỏ cao thuộc họ Hoà thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae). Tầng trên
(tầng cây gỗ) của rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm phổ biến các loài: Hu đay

40
http://www.lrc-tnu.edu.vn
(Trema orientalis), Màng tang (Litsea cubeba), các loài trong họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae), thuộc các chi Macaranga, Mallotus, Croton, Bồ đề (Styrax
tonkinensis). Thỉnh thoảng có gặp một số loài của rừng nguyên sinh nhƣ Chò chỉ
(Parashorea chinensis). Dƣới tán rừng đã thấy xuất hiện một số loài cây gỗ mọc
trở lại của họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae)…
4.1.1.6. Trảng cỏ, trảng cây bụi có cây gỗ mọc rải rác
Kiểu thảm này chiếm diện tích tƣơng đối lớn (30% diện tích tự nhiên)
và phân bố rải rác khắp khu vực cả ở 2 đai độ cao. Trảng cỏ gồm các loài cỏ
cao nhƣ Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Lau (Erianthus arundinaceus), Lách
(Saccharum spontanneum), Cỏ chít (Thysanolaema maxima), Cỏ giác
(Panicum sarmentasum).
4.1.1.7. Rừng trồng
Chiếm diện tích rất nhỏ (117ha, chiếm gần 2% diện tích tự nhiên).
Rừng mới đƣợc trồng khoảng 10 năm trở lại đây, chủ yếu là cây keo tai tƣợng
(có chiều cao 5m với đƣờng kính 7-8cm).
4.1.1.8. Cây nông nghiệp
Cũng chỉ chiếm gần 2%, phân bố rải rác quanh các bản làng, gồm ruộng
lúa nƣớc, ruộng lúa nƣơng, nƣơng rẫy trồng hoa màu. Đặc biệt là cây Chè
(Camellia sinensis) khá phổ biến với nhiều giống khác nhau và đƣợc trồng từ
rất lâu đời.
4.1.2. Đa dạng hệ thực vật
Trong quá trình điều tra ngoài thực địa, do gặp nhiều khó khăn nhƣ:
thời gian nghiên cứu hạn chế, địa hình phức tạp, độ cao của núi lớn… Vì vậy
chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ở 5 hệ sinh thái, với độ cao dƣới 800m so
với mực nƣớc biển. Đó là: rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới trên đất núi đá vôi

41
http://www.lrc-tnu.edu.vn
xen núi đất, rừng thứ sinh phục hồi sau nƣơng rẫy, thảm cây bụi, thảm cỏ và
rừng trồng keo tai tƣợng.
Sau đây chúng tôi gọi các kiểu thảm kể trên với các tên ngắn gọn
tƣơng ứng trong quá trình nghiên cứu là: Rừng tự nhiên (80 tuổi), rừng thứ
sinh (30 tuổi), thảm cây bụi (12 tuổi), thảm cỏ (8 tuổi) và rừng trồng keo tai
tƣợng (10 tuổi).
4.1.2.1. Đa dạng các bậc taxon trong các kiểu thảm thực vật ở KVNC (*)
Qua điều tra bƣớc đầu đã thống kê đƣợc 530 loài thuộc 382 chi, 134 họ.
Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Sự phân bố các bậc taxon thực vật ở KVNC
Số Tỷ lệ Tỷ lệ Số Tỷ lệ
STT Ngành thực vật Số chi
họ (%) (%) loài (%)
Cỏ tháp bút
1 1 0,75 1 0,26 1 0,19
(Equisetophyta)
Dƣơng xỉ
2 11 8,20 13 3,40 19 3,58
(Polypodipophyta)
Quyết lá thông
3 1 0,75 1 0,26 1 0,19
(Psilotophyta)
Thông đất
4 2 1,50 3 0,79 4 0,75
(Lycopodiophyta)
Thông
5 2 1,50 3 0,79 3 0,57
(Pinophyta)
6 Mộc lan (Magnoliophyta) 117 87,30 361 94,50 502 94,72
6.1 Lớp Mộc lan
98 83,76 295 81,72 411 81,87
(Magnoliopsida)
6.2 Lớp Hành
19 16,24 66 12,78 91 12,85
(Liliopsida)
Tổng cộng 134 100,0 382 100,0 530 100,0

(*)
KVNC: xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Gồm 4 xóm: Dù, Lấp, Lạng, Cỏi).

42
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tỷ lệ (%)

Họ

Biểu đồ 4.1: Phân bố của các bậc taxon thực vật ở KVNC
Qua phân tích bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 cho thấy, thành phần thực vật ở
KVNC là khá phong phú và đa dạng. Sự phân bố của các bậc taxon cụ thể
nhƣ sau: trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch thì ngành Mộc lan
(Magnoliophyta) có số họ, chi và loài phong phú nhất, gồm 117 họ (chiếm
87,30%), 361 chi (94,50%), 502 loài (94,72%). Tiếp đến là ngành Dƣơng xỉ
(Polypodiophyta) với 11 họ (8,20%), 13 chi (3,40%) và 19 loài (3,58%).
Ngành Thông (Pinophyta) và ngành Thông đất (Lycopodiophyta) mỗi ngành
đều có hai họ (1,50%), 3 chi (0,79%) và 4 loài (0,75%). Hai ngành Quyết lá
thông (Psilotophyta) và Cỏ tháp bút (Equisetophyta) có số họ, số chi và số
loài thấp nhất (đều cùng 1 họ, 1 chi, 1 loài).
Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), lớp Mộc lan (Magnoliopsida)
có 98 họ (83,76%), 295 chi (81,72%) và 502 loài (94,72%), trong khi đó lớp
Hành (Liliopsida) có số họ, chi, loài ít hơn rất nhiều: 19 họ (16,24%), 66 chi
(12,78%), 91 loài (12,85%).
4.1.2.2. Đa dạng các loài thực vật trong các kiểu thảm ở KVNC
Kết quả điều tra về thành phần loài thực vật trong các kiểu thảm đƣợc
trình bày ở bảng 4.2 và phụ lục 1.

43
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.2. Danh lục các loài cây thuốc điều tra được trong các quần xã KVNC

Sinh cảnh sống


Thảm
TT Tên khoa học Tên Việt Nam RTN RTS Thảm Rừng trồng Công dụng Dạng sống
cây bụi
(Tn) (T) cỏ (C) keo (K)
(B)
A. PSILOTOPHYTA NGÀNH QUYẾT LÁ THÔNG
1. PSILOTACEAE HỌ QUYẾT LÁ THÔNG
1 Psilotum nudum (L.) Griseb Quyết lá thông + T Cr, ký sinh
B. LYCOPODIOPHYTA NGÀNH THÔNG ĐẤT
2. LYCOPODIACEAE HỌ THÔNG ĐẤT
2 Lycopodium cernuua (L.) Pic.Serm Thông đất + + Ca, T He
C. EQUISETOPHYTA NGÀNH MỘC TẶC
3. EQUISETACEAE HỌ MỘC TẶC
3 Equisetum ramosissimum Desf Cỏ quản bút + T He
D. POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ
4. ADIANTACEAE HỌ TÓC VỆ NỮ
4 Adiantum capillus – veneris L. Tóc thần vệ nữ + + T He
5 A.flabellulatum L. Dớn đen, vót + + Ca,T He
6 A. unduratum H.Christ Tóc vệ nữ cứng + + T He
5. BLECHNACEAE HỌ RÁNG LÁ DỪA
7 Blechnum orientale L. Ráng lá dừa thƣờng + + T Ph
6. GLEICHENIACEAE HỌ GUỘT 5
8 Dicranopteris linearis (Burm.f.) Undew Guột + + T Cr
7. POLYPODIACEAE HỌ DƢƠNG XỈ
9 Drynaria bonii Chr Tắc kè đá + + *, T Ph, phụ sinh
10 Microsorum punctatum (L.) Copel Ráng ổ nhỏ chấm + T Cr
11 Phymatosorus anceolata (L.) Farw Thạch vĩ lƣỡi mác + T, Ca Ph, phụ sinh
44
http://www.lrc-tnu.edu.vn
8. PTERIDACEAE HỌ RÁNG SẸO GÀ
12 Pteris semipinnata L. Cây cẳng gà + T He
9. SCHIZAEACEAE HỌ BÕNG BONG
13 Lygodium japonicum (Thunb.) Sw. Bòng bong ré + + + T He, phụ sinh
E. PINOPHYTA NGÀNH THÔNG
10. GNETACEAE HỌ DÂY GẮM
14 Gnetum montanum Markgf. Gắm núi + + T, A Ph, phụ sinh
G. MAGNOLIOPHYTA NGÀNH MỘC LAN
MAGNOLIOPSIDA LỚP MỘC LAN
11. ACANTHACEAE HỌ Ô RÔ
15 Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau Mảnh cộng + R, T Ph, phụ sinh
16 Justicia gendarussa Burm.f. Thanh táo + + T Ch
12. ACTINIDIACEAE HỌ DƢƠNG ĐÀO
17 Saurania tristyla DC. Nóng + + Q, T Ph
13. ALANGIACEAE HỌ THÔI BA
18 Alangium chinense (Lour.) Harms Thôi ba Trung Hoa + + T, G Ph
14. AMARANTHACEAE HỌ RAU DỀN
19 Achyranthes aspera L. Cỏ xƣớc + + T He
20 Alternanthera sessilis (L.) DC. Rau dệu + R, T He
21 Amaranthus lividus L. Dền cơm + R, T Th
22 A.spinosus L. Dền gai + T, Tags Th
23 Celosia argentea L. Mào gà trắng + T, Ca Th
15. ANACARDIACEAE HỌ XOÀI
24 Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hill. Xoan nhừ + + G, T Ph
25 Rhus javanica L. Muối + + T Ph
26 R.succedanea L. Sơn + + T Ph, núi đá vôi
16. ANNONACEAE HỌ NA
27 Desmos chinensis Lour. Dẻ hoa thơm + + T, TD Ph, dây leo

45
http://www.lrc-tnu.edu.vn
28 Xylopia vielana Pierre Dền đỏ + G, T Ph, núi đá vôi
17. APIACEAE HỌ HOA TÁN
29 Centella asiatica (L.) Urb. Rau má + + + R, T He
30 Cnidium monnierii (L.) Cusson Giần sàng + + T Th
31 Eryngium foetidum L. Mùi tàu + R, T Cr
32 Hydrocotyle nepalensis Hook. Rau má núi + R, T He
18. APOCYNACEAE HỌ TRÖC ĐÀO
33 Alstonia scholaris (L.) R.Br Sữa + + G, Ca, T Ph
34 Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. Ba gạc vòng + *, T Ph, núi đá vôi
35 Tabernaemontana bovina Lour. Lài trâu + + T Ch
36 Wrightia pubescens R.Br. Lòng mức lông + + G, T Ph, núi đá vôi
19. AQUIFOLIACEAE HỌ TRÂM BÙI
37 Ilex kaushue S.Y.Hu Chè đắng T Ph
20. ARALIACEAE HỌ NGŨ GIA BÌ
38 Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss Ngũ gia bì gai + T Ph, núi đá vôi
39 Aralia armata (Wall.ex G.Don) Seem Đơn châu chấu + + T Ph
40 Schefflera heptaphylla (L.) Frodin Đáng chân chim + + T, Ca, G Ph
41 S.tonkinensis R. Vig. Chân chim Bắc Bộ + T Ph
42 Trevesia palmata (Roxb.ex Lindl.) Visan. Đu đủ rừng + + T Ph
21. ASCLEPIADACEAE HỌ THIÊN LÝ
43 Streptocaulon juventas (Lour.) DC. Hà thủ ô trắng + + T Cr, dây leo
22. ASTERACEAE HỌ CÖC
44 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn + + + T Th
45 Artemisia vulgaris L. Ngải cứu + T, TD He
46 Bidens pilosa L. Đơn buốt + + + T Th
47 Blumea balsanifera (L.) DC. Đại bi + + T, TD Ch
48 B.lacera (Burm.f.) DC. Cải trời + R, T Th
49 Crassocephalum crepidioides (Benth.) S. Moore Rau tàu bay + + R, T Th

46
http://www.lrc-tnu.edu.vn
50 Eclipta prostrata (L.) L. Nhọ nồi + + T Th
51 Elephantopus scaber L. Cúc chỉ thiên + + + T He
52 Enydra fluctuans Lour. Ngổ + Tags, T, TD Cr
53 Erechtites valerianaefolia (Wolf.) DC. Tàu bay lá xẻ + R, T Ch
54 Eupatorium odoratum L. Cỏ lào + + + T, TD Ch
55 Gnaphalium affine D.Don Rau khúc tẻ + T, R He
56 Lactura indica L. Diếp dại + T, R Th
57 Pluchea indica (L.) Less Cúc tần + + T, TD He
58 Vernonia cinerea (L.) Less. Bạch đầu ông + T Th
59 Wedelia chinensis (Osbeck) Merr. Sài đất + T He
60 Xanthium strumarium L. Ké đầu ngựa + T, TD Th
23. BASELLACEAE HỌ MỒNG TƠI
61 Basella rubra L. Mồng tơi + R, T Th, dây leo
24. BIGNONIACEAE HỌ CHÙM ỚT
62 Oroxylum indicum (L.) Vent. Núc nác + T, A Ph
25. BORAGINACEAE HỌ VÕI VOI
63 Heliotropium indicum L. Vòi voi + + + T Th
26. CAESALPINIACEAE HỌ VANG
64 Bauhinia bassacensis Pierre ex Gagnep. Móng bò hoa vàng + + T Ph, dây leo
65 Gleditsia autralis Hemsl.ex Forbes Bồ kết + + G, Q, T Ph
66 Peltophorum dasyrrhachis (Miq.) Kurz. Lim vàng + + G, T Ph
67 Saraca dives Pierre Vàng anh + + G, T Ph
68 Senna occidentalis (L.) Lamk. Muồng lá khế + + T Ph
69 S.tora (L.) Roxb. Thảo quyết minh + + T, A Ph
27. CAMPANULACEAE HỌ HOA CHUÔNG
70 Codonopsis javanica (Blume) Hook. Đảng sâm + *, T, R Cr, dây leo
28. CAPRIFOLIACEAE HỌ KIM NGÂN

47
http://www.lrc-tnu.edu.vn
71 Lonicera macrantha (King) Gagnep. Kim ngân hoa to + T Ch, dây leo
72 Sambucus javanica Reinw.ex Blume Cơm cháy + T Ph
73 Myosoton aquaticum (L.) Moench. Rau hấp cá + R, T Th
29. CHENOPODIACEAE HỌ RAU MUỐI
74 Chenopodium ambrosioides L. Dầu giun + T Th
75 Ch.ficifolium Smith Rau muối + + T, R Th
30. CHLORANTHACEAE HỌ HOA SÓI
76 Chloranthus elatior Link Sói đứng + T Ph
31. CLUSIACEAE HỌ BỨA
77 Mesua ferrea L. Vắp + G, T Ph
32. COMBRETACEAE HỌ BÀNG
78 Quisqualis indica L. Sử quân tử + T Ph, dây leo
79 Terminalia myriocarpa Heurck et Muell. Chò xanh + G, T Ph
33. CONNARACEAE HỌ DÂY KHẾ
80 Cnestis palala (Lour.) Merr. Dây vắp cầy + + T Ph
81 Rourea minor (Gaertn.) Alston Khế rừng + + T Ph
34. CONVOLVULACEAE HỌ BÌM BÌM
82 Argyreia capitata (Vahl.) Choisy Bạc thau hoa đầu + + T Ch
35. CUCURBITACEAE HỌ BẦU BÍ
83 Coccinia grandis (L.) Voigt. Mảnh bát + + R, T Cr
84 Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino Dần toòng + + T, * Ch
85 Hodgsonia macrocarpa (Blume) Cogn. Đại hái + T, D Ch
86 Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng Gấc + Q, T Cr
36. DILLENIACEAE HỌ SỔ
87 Dillenia heterosepala Fin. & Gagnep. Lọng bàng + + G, T Ph
88 D.indica L. Sổ bà + + G, Q, T Ph
89 Tetracera scandens (L.) Merr. Chặc chìu + T Ph, dây leo
37. EBENACEAE HỌ THỊ
90 Diospyros decandra Lour Thị + + Q, G, T Ph
48
http://www.lrc-tnu.edu.vn
38. ERYTHROPALACEAE HỌ DÂY HƢƠNG
91 Erythropalum scandens Blume Bò khai + R, T Ph
39. EUPHORBIACEAE HỌ THẦU DẦU
92 Antidesma bunius (L.) Spreng Chòi mòi tía + Q, T Ph
93 Aporosa dioica (Roxb.) Muell.-Arg. Thẩu tấu + T Ph
94 Baccaurea ramiflora Lour. Giâu da đất + Q, T Ph
95 Bischofia javanica Blume Nhội + + G, T Ph
96 Breynia fruticosa (L.) Hook.f. Bồ cu vẽ + + T Ph
97 B.monoica (Lour.) Merr. Đỏm long + + T Ph
98 Claoxylon longifolium (BI.) endl. Ex Hassk. Lộc mai lá dài + + T Ph
99 Croton tiglium L. Ba đậu + + + T Ph
100 Endospermum chinense Benth. Vạng + + G, T Ph
101 Euphorbia cyathophora Murr. Trạng nguyên + + Ca, T Ch
102 E. hirta L. Cỏ sữa lá lớn + + + T Th
103 E. thymifolia L. Cỏ sữa lá nhỏ + + + T Th
104 Glochidion lutescens Blume Bọt ếch lƣng bạc + T Ph
105 Macaranga denticulata (Blume) Muell. – Arg. Lá nến + + + G, T Ph
106 Mallotus apelta (Lour.) Muell. –Arg Bục trắng + + + T Ph
107 M.barbatus Muell. – Arg Bùng bục + + + D, T Ph
108 M.paniculatus (Lamk.) Muell.- Arg. Ba bét + + T, G Ph
109 M.philippinensis (Lamk.) Muell.- Arg. Cánh kiến + T, G Ph
110 Pedilanthus tithymaloides (L.) Poit. Thuốc dấu + + T, Ca Ph
111 P.acidus (L.) Steels. Chùm ruột + T Ph
112 P.emblica L. Me quả tròn + T, Q Ph
113 P.reticulatus Poir. Phèn đen + T Ph
114 Sapium discolor (Champ.ex Benth.) Muell. - Arg. Sòi tía + + T Ph
115 Sauropus androgynus (L.) Merr. Rau ngót + R, T Ph
40. FABACEAE HỌ ĐẬU

49
http://www.lrc-tnu.edu.vn
116 Abrus precatorius L. Cam thảo nam + + + T He, dây leo
117 Alysicarpus vaginalis (L.) DC. Đậu vảy ốc + + T Ch
118 Bowringia callicarpa Champ. ex Benth. Dây bánh nem + + T Ph, dây leo
119 Crotalaria juncea L. Lục lạc sợi + + + T He
120 Dalbergia assamica Benth. Cọ khẹt + G, T Ph
121 Desmodium diffusum DC. Thóc lép dải + + + T Ch
122 D.heterophyllum (Willd.) DC. Hàn the + + T Ch
123 D.triflorum (L.) DC. Hàn the ba hoa + + T He
124 Erythrina variegata L. Vông nem + T, R, Ca Ph
125 Indigofera tinctoria L. Chàm nhuộm + + T Ch
126 Milletia dielsiana Harms Kê huyết đằng + A, T Ph
127 Pueraria montana (Lour.) Merr. Sắn dây rừng + + T Th, dây leo
128 Uraria crinita (L.) Desv. Đuôi chồn + + T, Ca Ch
129 Albizia.lucidior (Steud.) Nielsen Bán xe + G, T Ph
130 A.clypearia (Jack.) I.Nielsen Mán đỉa + + G, T Ph
131 Mimosa.pudica L. Trinh nữ + + T He
41. FLACOURTIACEAE HỌ MÙNG QUÂN
132 Hydnocarpus annamensis H.Lecomte Chùm bao Trung Bộ + G, T Ph, núi đá vôi
133 Xylosma longifolium Clos. Mộc hƣơng lá dài + G, T Ph
42. HYPERICACEAE HỌ BAN
134 Cratoxylum prunifolium (Kurz) Kurz Đỏ ngọn + + G, T Ph
43. ICACINACEAE HỌ THỤ ĐÀO
135 Gomphandra mollis Merr. Bổ béo mềm + T Ph
44. LAMIACEAE HỌ BẠC HÀ
136 Elshotzia blanda (Benth.) Benth. Kinh giới rừng + T, TD Th
137 E.ciliata (Thunb.) Hyland Kinh giới + T, TD, R Th
138 Mosla dianthera (Buch.-Ham.) Maxim Lá men + + T, TD Th
139 Orthosiphon mamoritis (Hance) Dunn Râu mèo có vằn + T Cr

50
http://www.lrc-tnu.edu.vn
140 Perilla frutescens (L.) Britt. Tía tô + T, TD He
141 Salvia plebeia R.Br. Hoa xôn dại + T Th
45. LAURACEAE HỌ LONG NÃO
142 Actinodaphne pilosa (Lour.) Merr. Bộp lông + + T, G Ph
143 Cassytha filiformis L. Tơ xanh + + + T Ph, kí sinh
144 C.cassia Presl. Quế thanh + + G, T, TD Ph
145 L.glutinosa (Lour.) C.B.Robins Bời lời nhợt + G, T Ph
146 L.rotundifolia (Wall.ex Nees) Hemsl. Bời lời lá tròn + T, TD Ph
147 Machilus bonii Lecomte Kháo vàng thơm + G, T Ph
46. LECYTHIDACEAE HỌ LỘC VỪNG
148 Barringtonia acutangula (L.) Gaertn. Lộc vừng + G, T Ph
47. LEEACEAE HỌ GỐI HẠC
149 Leea rubra Blume ex Spreng Gối hạc + + T Ph
48. LOGANIACEAE HỌ MÃ TIỀN
150 Gelsemium elegans (Gardn. & Champ.) Benth. Lá ngón + + T, Đ Ph, dây leo
151 Strychnos.ignatii Berg Mã tiền lông + *, T Ph, dây leo
152 S.wallichii Steud.ex DC. Mã tiền wallich + T Ph, dây leo
49. LORANTHACEAE HỌ TẦM GỬI
153 Helixanthera parasitica Lour. Chùm gửi + + T Ph
50. LYTHRACEAE HỌ BẰNG LĂNG
154 Lagestremia calyculata Kurz Bằng lăng ổi + G, T Ph
51. MAGNOLIACEAE HỌ MỘC LAN
155 Michelia Champaca L. Ngọc lan vàng + + G, T Ph
52. MALVACEAE HỌ BÔNG
156 Abelmoschus moschatus Medik Vông vang + T, TD, D Th
157 Abutilon indicum (L.) Sweet Cối xay + T Ch
158 Gossypium arboreum L. Bông vải + S, T Th
159 Hibiscus rosa – sinensis L. Râm bụt + T, Ca Ph

51
http://www.lrc-tnu.edu.vn
160 Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng + + + T Ch
161 Urena lobata L. Ké hoa đào + + S, T Ch
53. MELASTOMATACEAE HỌ MUA
162 Medinilla assamica (C.B.Clarke) C. Chen Mua leo + + T Ph
163 M.normale D.Don Mua thƣờng + + + T Ph
164 M.sanguineum D.Don Mua bà + + T Ph
165 Osbeckia chinensis L. Mua tép Trung Quốc + + T Ph
54. MELIACEAE HỌ XOAN
166 Aphanamixis polystachya(Wall.) R.N.Park. Gội trắng + G, T Ph
167 Melia azedarach L. Xoan + + G, T, Đ Ph
168 Toona sinensis Juss. Tông dù + G, T Ph
55. MENISPERMACEAE HỌ TIẾT DÊ
169 Fibraurea.tinctoria Lour. Hoàng đằng + + T Ph
170 Stephania dielsiana Y.C.Wu Củ dòm + T Ch, dây leo
171 S.longa Lour. Lõi tiền + T Ch, dây leo
172 S.rotunda Lour. Bình vôi + + T Cr, dây leo
56. MORACEAE HỌ DÂU TẰM
173 Antiaris toxicaria (Pers.) Lesch. Sui + + G, T Ph
174 Broussonetia papyrifera (L.) L’Her.ex Vent. Dƣớng + + T Ph
175 Ficus altissima Blume Đa tía + + G, T Ph
176 F.auriculata Lour. Vả + Q, T Ph
177 F.benjamina L. Si + Ca, T Ph
178 F.fistulosa Reinw. ex Blume Sung bông + + T, Q Ph
179 F.fulva Reinw.ex Blume Ngái vàng + + T, Q Ph
180 F.hirta Vahl. var. hirta Ngái lông + T Ph
181 F.hispida L.f. Ngái + T, Q Ph
182 F.racemosa L. Sung + + Q, T Ph
183 Maclura cochinchinensis (Lour.) Corn. Ô rô núi + T Ph

52
http://www.lrc-tnu.edu.vn
184 Streblus asper Lour. Duối + + T Ph
57. MYRISTICACEAE HỌ MÁU CHÓ
185 Knema globularia (Lamk.) Warb. Máu chó lá nhỏ + G, T Ph
58. MYRSINACEAE HỌ ĐƠN NEM
186 Ardisia.crispa (Thunb.) A.DC. Trọng đũa + T Ph
187 A.gigantifolia Stapf Khôi trắng + + T Ph
188 A.silvestris Pitard Lá khôi + *, T He
189 Embelia laeta (L.) Mez. Chua ngút hoa trắng + T Ch
190 Maesa.balansae Mez. Đơn nem trâu + + T, R Ch
59. MYRTACEAE HỌ SIM
191 Cleistocalyx operculatus Merr.et Rerry Trâm vối + Q, T Ph
192 Psidium guajava L. Ổi + Q, T Ph
193 Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk. Sim + Q, T Ph
60. OLEACEAE HỌ NHÀI
194 Fraxinus chinensis Roxb. Trần bì tầu + G, T Ph
195 Jasminum.longipetalum King et Gamble Nhài đơn + T Ph
61. ONAGRACEAE HỌ RAU DỪA NƢỚC
196 Ludwigia adscendens (L.) Hara Rau dừa nƣớc + T He
62. OPILIACEAE HỌ SƠN CAM
197 Melientha suavis Pierre Rau sắng + + *, R, T Ph
63. OXALIDACEAE HỌ KHẾ
198 Averrhoa carambola L. Khế + Q, T Ph
199 Biophytum sensitivum (L.) DC. Chua me lá me + + R, T He
200 Oxalis corniculata L. Chua me đất + + + R, T He
64. PASSIFLORACEAE HỌ LẠC TIÊN
201 Passiflora foetida L. Lạc tiên + + + R, T Ch, dây leo
65. PIPERACEAE HỌ HỒ TIÊU
202 Peperomia pellucida (L.) H.B.K. Càng cua + R, T Th

53
http://www.lrc-tnu.edu.vn
203 P.betle L. Trầu không + T, TD He
204 P.lolot C.DC Lá lốt + R, T, TD Ch
66. PLANTAGINACEAE HỌ MÃ ĐỀ
205 Plantago - major L. Mã đề + + T He
67. POLYGONACEAE HỌ RAU RĂM
206 Polygonum caespitosum Blume Nghể phú T He
207 P.chinense L. Thồm lồm + T He
208 P.glabrum Willd. Nghể nhẵn + T He
209 P.hydropiper L. Nghể răm + T Th
210 P.odoratum Lour. Rau răm + R, T He
68. PORTULACACEAE HỌ RAU SAM
211 Portulaca oleracea L. Rau sam + R, T Ph
69. POTALIACEAE HỌ LẬU BÌNH
212 Fagraea fragrans Roxb. Trai + G, T Ph
70. RHAMNACEAE HỌ TÁO
213 Gouania.leptostachya DC. Dây đòn gánh + + T Ph
214 Zizyphus mauritiana Lamk. Táo + Q, T Ph
215 Z.oneoplia (L.) Mill. Táo rừng + + T Ph
71. ROSACEAE HỌ HOA HỒNG
216 Duchesnea indica (Andr.) Forke Dâu núi + T, Q He
217 Rubus alcaefolius Poir. Mâm xôi + Q, T Ph, dây leo
218 R.cochinchinensis Tratt. Ngấy nam + T Ph, dây leo
72. RUBIACEAE HỌ CÀ PHÊ
219 Psychotria curviflora Wall.ex Roxb. Đơn tƣớng quân + + T Ph
220 Hedyotis verticillata (L.) Lamk. Dạ cẩm vòng + T Ph, dây leo
221 Hymenodictyon orixense (Roxb.) Mabb. Vỏ dụt + + G, T Ph
222 Ixora striocata Roxb. Đơn đỏ dại + + Ca, T Ph
223 Morinda citrifolia L. Nhàu lá chanh + T Ph

54
http://www.lrc-tnu.edu.vn
224 M.officinalis How Ba kích + + T Cr, dây leo
225 Neonauclea sessilifolia (Roxb.) Merr. Gáo vàng + G, T Ph
226 Paederia foetida L. Mơ tam thế + + R, T Ch, dây leo
227 P.scandens (Lour.) Merr. Mơ leo + + T Ph, dây leo
228 Psychotria balansae Pitard Lấu balansa + + T Ph
73. RUTACEAE HỌ CAM
229 Acronychia pedunculata (L.) Miq. Bƣởi bung + + T, TD Ph
230 Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv. Quít gai + Q, T Ph
231 Clausena excavata Burm.f. Hồng bì dại + + T Ph
232 Euodia lepta (Spireng.) Merr. Ba chạc + T, TD Ph
233 Muraya glabra (Guill.) Guill. Vƣơng tùng + + *, T Ph
234 Zanthoxylum avicennae (Lamk.) DC. Muồng truổng + T, TD Ph
235 Z.nitidum (Roxb.) DC. Xuyên tiêu + + T, TD Ph
236 Z.rhetsa (Roxb.) DC. Sẻn hôi + + T, TD Ph
74. SAPINDACEAE HỌ BỒ HÕN
237 Pometia pinnata Forst. & Forst.f. Trƣờng mật + + G, T Ph, đồi núi đất
75. SAPOTACEAE HỌ HỒNG XIÊM
238 Xiantolis cambodiana (Dabard) Van Royem. Sến cam bốt + G, T Ph
76. SARGENTODOXACEAE HỌ HUYẾT ĐẰNG
239 Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. & Wils. Huyết đằng + + T Ch, dây leo
77. SAURURACEAE HỌ GIẤP CÁ
240 Gymnotheca chinensis Decne. Lá giấp suối + T Cr
241 Houttuynia cordata Thunb. Giấp cá + R, T, TD Cr
242 Saururus chinensis (Lour.) Hort.ex Loud. Hàm ếch + T, TD Cr
78. SCROPHULARIACEAE HỌ HOA MÕM CHÓ
243 Adenosma caeruleum R.Br. Nhân trần + + T, TD He
244 Limnophila chinensis (Osbeck) Merr. Ngổ + TD, R, T Th
245 L. repens (Benth.) Benth. Rau om bò + T, TD He

55
http://www.lrc-tnu.edu.vn
246 L.antipoda (L.) Alst. Cóc mẩn + T Th
247 Scoporia dulcis L. Cam thảo nam + + + T Th
79. SIMARUBACEAE HỌ THANH THẤT
248 Ailanthus triphysa (Dennst) Alst. Thanh thất + + T Ph
249 Brucea javanica L.) Merr. Sầu đâu cứt chuột + + T Ph
250 Eurycoma longifolia Jack Bá bệnh + + T Ph
80. SOLANACEAE HỌ CÀ
251 Capsicum frutescens L. Ít + T, Q Th
252 C.minimum Roxb. Ớt chỉ thiên + T, Q Ph
253 Physalis angulata L. Tầm bốp + T, Th
254 Solanum album Lour. Cà dại hoa trắng + T Ph
81. STERCULIACEAE HỌ TRÔM
255 Helicteres angustifolia L. Thâu kén lá hẹp + T Ph
256 H.hirsuta Lour. Thâu kén lông + T Ph
257 Pterospermum heterophyllum Hance Lòng mang dị hình + G, T Ph
258 Sterculia.lanceolata Cav. Sang sé + A, T Ph
82. STYRACACEAE HỌ BỒ ĐỀ
259 Styrax tonkinensis (Pierre) Craib.ex Hartw. Bồ đề trắng + + G, T Ph
83. SYMPLOCACEAE HỌ DUNG
260 Symplocos sumuntia Buch.-Ham.ex G.Don Dung lụa + + T Ph
84. THEACEAE HỌ CHÈ
261 Camellia oleifera C.Abel Sở + + D, T Ph
262 Eurya japonica Thunb. Súm nhật + T Ph
263 Schima wallichii (DC.) Korth. Gỗ hà + G, T Ph
85. TILIACEAE HỌ ĐAY
264 Grewia hirsuta Vahl. Cò ke nháp + + G, T Ph
265 G.paniculata Roxb. Cò kè lõm + + T Ph
86. URTICACEAE HỌ GAI

56
http://www.lrc-tnu.edu.vn
266 Gonostegia hirta (Blume) Miq. Thuốc dòi lông + T Ph
267 Pouzolzia sanguinea (Blume) Merr. Bọ mắm rừng + + T Ph
87. VERBENACEAE HỌ CỎ ROI NGỰA
268 Callicarpa arborea Roxb. Tu hú gỗ + + T, G Ph
269 C.longifolia Lamk. Tử châu lá dài + + T Ch
270 Gmelina lecomtei Dop Lõi thọ lecomte + G, T Ph
271 Lantana camara L. Bông ổi + + Ca, T Ch
272 Stachytarpheta jamaicensis (L.) Vahl Đuôi chuột + T Th
88. VITACEAE HỌ NHO
273 Ampelopsis cantoniensis (Hook. & Arn.) Planch. Chè dây + T Ph, dây leo
274 Cissus triloba (Lour.) Merr. Chìa vôi + T Ph, dây leo
275 Tetrastigma raoestre Planch. Tứ thƣ hồng + T Ph, dây leo
276 Vitis balansae Planch. Nho đất + T Ph, dây leo
LILIOPSIDA LỚP HÀNH
89. ARACEAE HỌ RÁY
277 Acorus calamus L. Thuỷ xƣơng bồ + + T, TD Cr
278 A.gramineus Soland. Thạch xƣơng bồ + T Cr
279 Aglaonema siamense Engl. Vạn niên thanh + + T He, dây leo
280 Alocasia macrorrhizos (L.) G.Don Ráy + T Cr
281 Homalomena occulta (Lour.) Schott. Thiên niên kiện + + T, TD Cr
282 Pothos reipens (Lour.) Druce Ráy leo + + T Cr
90. ASPARAGACEAE HỌ THIÊN MÔN
283 Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr. Thiên môn đông + T, Ca Ph
91. CONVALLARIACEAE HỌ MẠCH MÔN ĐÔNG
284 Disporopsis longifolia Craib. Hoàng tinh hoa trắng + + *, T. Ca Cr
285 Peliosanthes.teta Andr. Sâm cau + T Cr
92. COSTACEAE HỌ MÍA DÕ
286 Costus tonkinensis Gagnep. Mía dò hoa gốc + T Cr

57
http://www.lrc-tnu.edu.vn
93. CYPERACEAE HỌ CÓI
287 Carax rotundus L. Củ gấu + + T, TD Cr
94. DIOSCOREACEAE HỌ CỦ NÂU
288 Dioscorea alata L. Củ cái + + T, A Cr, dây leo
289 D.cirrhosa Lour. Củ nâu + + T Cr, dây leo
290 D.persimilis Prain & Burk. Củ mài + + T Cr, dây leo
95. DRACENACEAE HỌ HUYẾT DỤ
291 Dracena angustifolia Roxb. Bồng bồng + Ca, T Ph
96. MARANTACEAE HỌ HOÀNG TINH
292 Maranta arundinacea L. Hoàng tinh bột + Ca, T Cr
293 Phrynium placentarium (Lour.) Merr. Dong rừng + T Cr
97. MUSACEAE HỌ CHUỐI
294 Musa seminifera Lour. Chuối hột + T Cr
98. ORCHIDACEAE HỌ LAN
295 Anoectochilus setaceus Blume Kim tuyến tơ + T, Ca He
296 Cymbidium aloifolium (L.) Sw. Lan lô hội + Ca, T He
297 Dendrobium chrysanthum Lindl. Ngọc vạn vàng + *, Ca, T Ph, phụ sinh
298 Paphiopedilum henryanum Braem Lan hài henry + Ca, T He
299 Renanthera coccinea Lour. Huyết nhung tía + Ca, T He
300 Thrixspermum centipeda Lour. Bạch điểm + Ca, T He
99. POACEAE HỌ HOÀ THẢO
301 Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin. Cỏ may + + T He
302 Cynodon dactylon (L.) Pers Cỏ gà + + T, Tags Cr
303 Coix lacryma-jobi L. Cƣờm gạo + + T, Tags He
304 Cymbopogon citratus (DC.) Staf. Sả chanh + + TD. T He
305 Eleusine indica (L.) Gaertn Cỏ mần trầu + + T, Tags Th
306 Imperata cylindrica (L.) Beauv. Cỏ tranh + + T Cr
307 Miscanthus floridulus (Labill) Warb.ex Chè vè + + Tags, T He

58
http://www.lrc-tnu.edu.vn
308 Pseudostachyum sp Háo má (Dao) + + T He
309 Themeda villosa (Poir) Hack Lô lông + + Tags, T Ch
310 Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze Cỏ chít + T He
100. SMILACACEAE HỌ KHÖC KHẮC
311 Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth) Maxim Khúc khắc + + T Cr, dây leo
312 Smilax corbularia Kunth.ssp. corbularia Kim cang + + T, R Cr, dây leo
101. TACCACEAE HỌ RÂU HÙM
313 Tacca chantrieri Andre Râu hùm hoa tía + + T He
314 T.integrifolia Ker.- Gawl. Ngải rợm + + *, T He
102. TRILLIACEAE HỌ TRỌNG LÂU
315 Paris chinensis Franch. Bẩy lá một hoa + T Ph
316 P.polyphylla Sm. Subsp. Polyphylla Trọng lâu nhiều lá + *, T Ph
103. ZINGIBERACEAE HỌ GỪNG
317 Alpinia galanga (L.) Willd. Riềng nếp + T Cr
318 A.officinarum Hance Riềng + Ca, T Cr
319 A.villosum Lour. Sa nhân + + T, TD Cr
320 Curcuma longa L. Nghệ + T Cr
321 Hedychium coronarium Koening Ngải tiên + Ca, T Cr
322 Siliquamomum tonkinense Baill. Sa nhân giác + T Cr
323 Zingiber purpureum Rosc. Gừng tía + T Cr
Tổng cộng Số họ: 103
Số chi: 259
Số loài: 323

Chú thích:
A: Ăn đƣợc Q: Cây ăn quả
Ca: Cây làm cảnh R: Cây cho rau
D: Cây cho dầu béo T: Cây làm thuốc
59
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đ: Cây có độc Tags: Cây làm thức ăn cho gia súc
Đa: Cây dùng để đan lát TD: Cây có tinh dầu
G: Cây lấy gỗ *: Cây có trong sách đỏ Việt Nam (2004)

Chú thích dạng sống:


- Cr (Cryptophytes): Cây chồi ẩn - Ch (Chamerophytes): Cây chồi sát đất
- He (Hemicryptophytes): Cây chồi nửa ẩn - Ph (Phanerophytes): Cây chồi trên đất
- Th (Therophytes): Cây sống 1 năm

60
http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ số liệu ở bảng 4.2 và phụ lục 1 có thể thấy, số lƣợng các họ, chi, loài
trong từng kiểu thảm là khá phong phú (trừ rừng trồng thuần loài keo tai
tƣợng 10 tuổi). Cụ thể nhƣ sau:
- Ở rừng tự nhiên: có 60 họ (chiếm 44,78 % so với tổng số họ trong khu vực
nghiên cứu), 106 chi (chiếm 27,74 % so với tổng số chi trong khu vực nghiên cứu)
và 133 loài (chiếm 25,10% so với tổng số loài trong khu vực nghiên cứu).
- Ở rừng thứ sinh: có số họ, chi và loài cao nhất trong các kiểu thảm nghiên
cứu: 89 họ (chiếm 66,41%), 200 chi (chiếm 52,35%) và 279 loài (chiếm 52,64%).
- Ở thảm cây bụi: thống kê đƣợc 65 họ (chiếm 48,5%), 160 chi (chiếm
41,88%) và 200 loài (chiếm 37,73%).
- Ở thảm cỏ: số lƣợng đã giảm đi nhiều, có 33 họ (chiếm 24,63%), 85
chi (chiếm 22,25%) và 106 loài (chiếm 20,0%).
- Ở rừng trồng keo: số lƣợng họ, chi, loài là thấp nhất trong các kiểu
thảm nghiên cứu, chỉ có 7 họ (chiếm 5,22%), 16 chi (chiếm 4,2%) và 18 loài
(chiếm 3,4%).
Từ các số liệu phân tích trên đây, chúng tôi tổng hợp lại và trình bày
trong bảng 4.3.
Bảng 4.3. Số lượng và tỷ lệ (%) các họ, chi, loài thực vật trong các kiểu thảm
thực vật ở KVNC
Họ Chi Loài
TT Kiểu thảm Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%)
1 Rừng tự nhiên 60 44,78 106 27,74 133 25,10
2 Rừng thứ sinh 89 66,41 200 52,35 279 52,64
3 Thảm cây bụi 65 48,50 160 41,88 200 37,73
4 Thảm cỏ 33 24,63 85 22,25 106 20,00
5 Rừng trồng keo 7 5,22 16 4,20 18 3,40
Tổng số 134 382 530

Mức độ đa dạng loài còn đƣợc thể hiện qua sự phân bố số loài trong họ,
trong mỗi kiểu thảm thực vật nghiên cứu. Số liệu đƣợc trình bày ở bảng 4.4.

61
Bảng 4.4. Số loài trong các họ giàu nhất tại các kiểu thảm thực vật ở KVNC
Các kiểu thảm Rừng Rừng Rừng
Tổng Thảm Thảm
STT thực vật tự thứ trồng
số cây bụi cỏ
Tên họ nhiên sinh keo
Thầu dầu
1 55 21 23 4 7
(Euphorbiaceae)
Đậu
2 29 9 15 5
(Fabaceae)
Hoà thảo
3 27 4 11 12
(Poaceae)
Dâu tằm
4 26 3 15 8
(Moraceae)
Cúc
5 25 8 17
(Asteraceae)
Ráy
6 15 7 8
(Araceae)
Long não
7 14 6 8
(Lauraceae)
Dẻ
8 11 7 4
(Fagaceae)
Vang
9 11 5 6
(Ceasalpiniaceae)
Tổng cộng 213 28 75 65 33 12

Số loài trong khu vực nghiên cứu là 530 loài, số loài trong các họ giàu
nhất tại các kiểu thảm thực vật ở KVNC thống kê đƣợc là 213 loài (chiếm
40,2%) tổng số loài nghiên cứu.
Bảng 4.4 cho thấy, thảm rừng thứ sinh có nhiều họ giàu loài nhất (8 họ),
các kiểu thảm khác dao động từ 2 - 5 họ. Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng
trong quá trình phục hồi thảm thực vật rừng thì rừng thứ sinh và thảm cây bụi
có mức độ đa dạng và phong phú nhất về thành phần họ.
Sự phân bố các loài trong mỗi họ khá chênh lệch nhau. Họ nhiều loài
nhất có tới 55 loài (họ Thầu dầu - Euphorbiaceae), nhƣng cũng có tới 40 họ chỉ
có 1 loài. Các họ giàu loài nhất có thể kể ra là: Thầu dầu (Euphorbiaceae): 55
loài, Dâu tằm (Moraceae) 26 loài, Đậu (Fabaceae) 29 loài, Cúc (Asteraceae)
25 loài, Hoà thảo (Poaceae) 27 loài, Long não (Lauraceae) 14 loài, Ráy
(Araceae) 15 loài, Dẻ (Fagaceae) 11 loài… Nhƣ vậy, hầu hết các họ đa dạng

62
trên là những họ giàu loài có phổ biến trong hệ thực vật Việt Nam. Đặc biệt các
họ Euphorbiaceae, Poaceae, Rubiaceae là những họ có nhiều loài thân thảo
hoặc cây bụi ƣa sáng, mọc nhanh, đều có số loài nhiều nhất, do các họ này sinh
trƣởng và phát triển thích hợp trong môi trƣờng có mức độ chiếu sáng lớn.
4.2. Các loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng ở KVNC
Từ kết quả nghiên cứu thu đƣợc, dựa vào Sách đỏ Việt Nam (2007) [42],
Danh lục đỏ IUCN (2001) [64], số liệu cuả Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn [60],
chúng tôi lập đƣợc danh sách gồm 20 loài thực vật (chiếm 3,8% tổng số loài ở
khu vực nghiên cứu) có nguy cơ bị tuyệt chủng với các mức độ khác nhau. Kết
quả đƣợc trình bày ở bảng 4.16.
Bảng 4.16: Các loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng ở KVNC
Giá trị bảo tồn
TT Tên khoa học Tên phổ thông
SĐVN IUCN
1 Dipterocarpus retusus Blume Chò nâu VU VU
2 Canarium tramdenum Dai et (Yakovl) Trám đen VU VU
3 Markhamia stipulata (Wall.) Seem.ex Đinh VU VU
4 Drynaria bonii Chr Tắc kè đá VU VU
5 Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill Ba gạc vòng VU VU
6 Cinnamomum balansae Lecomte Gù hƣơng VU VU
7 Michelia balansae(DC.) Dandy Giổi lông VU VU
8 Chukrasia tabularis A.Juss Lát hoa VU VU
9 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi VU VU
10 Melientha suavis Pierre Rau sắng VU VU
11 Disporopsis longifolia Craib. Hoàng tinh hoa trắng VU VU
12 Annamocarya sinensis (Dode) Chò đãi EN EN
13 Excentrodendron tonkinense (Gegnep.) Chang Nghiến EN EN
14 Anoectochilus calcareous Aver. Kim tuyến đá vôi EN EN
15 Paris polyphylla Sm.Subsp. Trọng lâu nhiều lá EN EN
17 Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino Dần toòng EN EN
16 Codonopsis javanica (Blume) Hook. Đảng sâm VU VU
18 Strychnos.ignatii Berg Mã tiền lông VU VU
19 Muraya glabra (Guill.) Guill Vƣơng tùng VU VU
20 Lithocrpus cerebrinus A.camus Dẻ phảng VU VU
Ghi chú: Theo Sách đỏ Việt Nam (SĐVN), 2007: EN (nguy cấp); VU (sẽ nguy cấp)
Theo Danh lục đỏ IUCN (2001): EN (nguy cấp); VU (sẽ nguy cấp)

63
Theo thống kê ở bảng 4.16, ta thấy số loài thực vật quý hiếm thống kê đƣợc
là 20 loài, trong đó có 15 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) và 5 loài ở mức nguy cấp
(EN), nếu không có các biện pháp bảo tồn thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng trong
thời gian không xa. Sau đây là một số hình ảnh của các loài trong bảng 4.16.
* Nhận xét
Sau khi tiến hành điều tra thu thập số liệu, có thể nhận thấy rằng các
kiểu thảm thực vật và hệ thực vật ở KVNC là khá đa dạng và phong phú. Về
thảm thực vật, chúng tôi đã xác định đƣợc ở đây có 8 kiểu thảm (Rừng kín
thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới, rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới trên đất đá
vôi, rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa á nhiệt đới núi thấp, rừng thứ sinh phục
hồi sau nƣớc rẫy, trảng có và trảng cây bụi, rừng trồng và hệ sinh thái cây
nông nghiệp). Về hệ thực vật, bƣớc đầu đã thống kê đƣợc 530 loài, 382 chi,
134 họ, thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (Quyết lá thông -
Psilotophyta, Thông đất - Lycopodiophyta, Cỏ tháp bút - Equisetophyta,
Dƣơng xỉ - Polypodiophyta, Thông - Pinophyta và Mộc lan - Magnoliophyta).
Nguyên nhân của sự đa dạng đó là do các yếu tố về khí hậu và thổ
nhƣỡng quyết định. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung
bình hàng năm cao (20 - 25oC), lƣợng mƣa đạt gần 1700mm/năm, độ ẩm
trung bình 86%. Thổ nhƣỡng của xã Xuân Sơn đƣợc hình trành trên nền địa
chất phức tạp, cùng với sự phân hoá của khí hậu, thuỷ văn đa dạng và phong
phú nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau. Có 2 loại đất chính có nhiều
giá trị là: Đất feralít có mùn trên núi trung bình, phân bố từ 700 - 1386m; đất
feralít đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp, phân bố dƣới 700m có tầng đất
dày, ít đá lẫn, đất khá màu mỡ, rất thích hợp cho cây rừng phát triển.
Mặt khác, từ khi trở thành khu Bảo tồn thiên nhiên (1986) và Vƣờn
Quốc gia (2002) thì thảm thực vật ở xã Xuân Sơn đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt,
tình trạng chặt phá rừng lấy gỗ, lấy đất làm nƣơng rẫy không còn… Đó là
những cơ sở rất quan trọng để các loài thực vật nói chung và các loài cây
thuốc nói riêng phát triển tốt.

64
4.3. Đặc điểm về tính đa dạng thành phần loài cây thuốc ở KVNC
4.3.1. Đa dạng về các bậc taxon cây thuốc
Từ số liệu ở bảng 4.2 ta thấy có 323 loài cây có giá trị làm thuốc, phân
bố trong các bậc taxon đƣợc trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Sự phân bố các bậc taxon cây thuốc ở KVNC
Họ Chi Loài
TT Ngành thực vật Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%)
Quyết lá thông
1 1 0,97 1 0,38 1 0,31
(Psilotophyta)
Thông đất
2 1 0,97 1 0,38 1 0,31
(Licopodiophyta)
Cỏ tháp bút
3 1 0,97 1 0,38 1 0,31
(Equisetophyta)
Dƣơng xỉ
4 6 5,82 7 2,70 11 3,41
(Polypodiophyta)
Thông
5 1 0,97 1 0,38 1 0,30
(Pinophyta)
Mộc lan
6 93 90,29 248 95,75 308 95,35
(Magnoliophyta)
6.1. Lớp Mộc lan
77 82,79 209 84,27 261 84,74
(Magnoliopsida)
6.2. Lớp Hành
16 17,21 39 15,73 47 15,26
(Liliopsita)
Tổng cộng 103 100 259 100 323 100

65
Tỷ lệ (%)

Họ

Biểu đồ 4.2: Phân bố của các bậc taxon cây thuốc ở KVNC

Phân tích kết quả ở bảng 4.5 và biểu đồ 4.2, chúng tôi nhận thấy tổng
số loài cây có giá trị làm thuốc ở KVNC bƣớc đầu ghi nhận đƣợc là 323
loài, 259 chi, 103 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có
4 ngành Quyết lá thông (Psilotophyta), ngành Thông đất (Lycopodiophyta),
ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta) và ngành Thông (Pinophyta) đều chỉ có
1 họ (chiếm 0,97% tổng số họ cây thuốc thu đƣợc), 1 chi (chiếm 0,38%
tổng số chi), 1 loài (chiếm 0,31% tổng số loài cây thuốc thu đƣợc). Ngành
Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 6 họ (chiếm 5,82%), 7 chi (chiếm 2,7%) và
11 loài (chiếm 3,41%). Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số họ, số chi và
số loài nhiều nhất: 93 họ (90,29%), 248 chi (95,75%) và 308 loài (95,35%),

66
trong đó lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 77 họ (82,79%), 209 chi
(84,27%) và 261 loài (84,74%), lớp Hành (Liliopsida) có 16 họ (17,21%),
39 chi (15,73%) và 47 loài (15,26%).
So sánh tỷ lệ các họ, chi, loài cây có giá trị làm thuốc thu đƣợc với
tổng số họ, chi, loài thực vật đã thống kê đƣợc ở KVNC, ta có các số liệu
ghi ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. So sánh tỷ lệ các họ, chi, loài cây thuốc với các họ, chi, loài
thực vật ở KVNC
Họ cây Chi cây Loài cây
Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
TT Ngành thực vật thuốc/Họ thuốc/Chi thuốc/Loài
(%) (%) (%)
thực vật thực vật thực vật
Quyết lá thông
1 1/1 100 1/1 100 1/1 100
(Psilotophyta)
Thông đất
2 1/2 50 1/3 33,33 1/4 25
(Licopodiophyta)
Cỏ tháp bút
3 1/1 100 1/1 100 1/1 100
(Equisetophyta)
Dƣơng xỉ
4 6/11 54,54 7/13 53,84 11/19 57,89
(Polypodiophyta)
Thông
5 1/2 50 1/3 33,33 1/3 33,33
(Pinophyta)
Mộc lan
6 93/117 79,48 248/361 68,69 308/502 61,35
(Magnoliophyta)
6.1. Lớp Mộc lan
77/98 78,57 209/295 70,84 261/411 63,50
(Magnoliopsida)
6.2. Lớp Hành
16/19 21,43 39/66 29,16 47/91 36,50
(Liliopsita)
Tổng cộng 103/134 76,86 259/382 67,80 323/530 60,94

67
Nhìn vào bảng 4.6 cho thấy, tỷ lệ loài có giá trị làm thuốc so với tổng số
loài thực vật thu đƣợc ở KVNC là tƣơng đối cao: chiếm 76,86% tổng số họ:
67,80% tổng số chi và 60,94% tổng số loài.
4.3.2. Đa dạng thành phần loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật ở KVNC
Ở đây chúng tôi tập trung nghiên cứu thành phần loài cây thuốc trong 5
kiểu thảm thực vật ở KVNC: Rừng tự nhiên, rừng thứ sinh, thảm cây bụi,
thảm cỏ và rừng trồng keo.
Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Sự phân bố các họ, chi, loài làm thuốc trong các kiểu thảm
thực vật ở KVNC
TT Kiểu thảm thực vật Số họ Số chi Số loài
1 Rừng tự nhiên 40 59 66

2 Rừng thứ sinh 67 142 176

3 Thảm cây bụi 62 142 166

4 Thảm cỏ 32 73 86

5 Rừng trồng keo 19 30 33

Từ số liệu bảng 4.7 cho thấy, sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc
trong các kiểu thảm khác nhau là khá chênh lệch. Ở rừng thứ sinh có số họ,
chi, loài là cao nhất (67 họ, 142 chi, 176 loài), sau đó là thảm cây bụi (62
họ, 142 chi, 166 loài), Thảm cỏ (32 họ, 73 chi, 86 loài), rừng tự nhiên (40
họ, 59 chi, 66 loài). Thấp nhất là rừng trồng keo, chỉ có 19 họ, 30 chi và 33
loài. Sau đây chúng tôi trình bày chi tiết thành phần loài cây thuốc đã gặp ở
trong từng kiểu thảm thực vật ở KVNC.
4.3.2.1. Thành phần loài cây thuốc ở Rừng tự nhiên
Ở rừng tự nhiên, chúng tôi đã thống kê đƣợc 40 họ, 59 chi, 66 loài
cây thuốc trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Kết quả đƣợc thể hiện ở
bảng 4.8.

68
Bảng 4.8. Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở Rừng tự nhiên tại KVNC
Họ Chi Loài
TT Ngành thực vật Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%)
Quyết lá thông
1 1 2,50 1 1,70 1 1,52
(Psilotophyta)
Cỏ tháp bút
2 1 2,50 1 1,70 1 1,52
(Equisetophyta)
Dƣơng xỉ
3 3 7,50 5 8,47 6 9,09
(Polypodiophyta)
Thông
4 1 2,50 1 1,70 1 1,52
(Pinophyta)
Mộc lan
5 34 85,00 51 86,33 57 86,36
(Magnoliophyta)
5.1.Lớp Mộc lan
27 79,41 35 68,62 37 64,91
(Magnoliopsida)
5.2.Lớp Hành
7 20,59 16 31,38 20 35,09
(Liliopsida)
Tổng cộng 40 100 59 100 66 100

Tỷ lệ (%)

90 Psilotophyta
Equisetophyta

80 Polypodipophyta
Pinophyta
70 Magnoliophyta

60

50

40

30

20

10

0
H?
Họ Chi Loài

Biểu đồ 4.3: Phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở Rừng tự nhiên tại KVNC

69
Từ bảng 4.8 và biểu đồ 4.3 cho thấy, 3 ngành: Quyết lá thông
(Psilotophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta) và ngành Thông (Pinophyta) mỗi
ngành chỉ có 1 họ (chiếm 2,50% tổng số họ), 1 chi (chiếm 1,70% tổng số chi) và
1 loài (chiếm 1,52% tổng số loài). Ngành Dƣơng xỉ (Polypodipophyta) có 3 họ
(chiếm 7,50%), 5 chi (8,47%) và 6 loài (9,09%). Ngành Mộc lan
(Magnoliophyta) có số họ, chi và loài cao nhất: 34 họ (85%), 51 chi (86,33%) và
57 loài (86,36%), trong đó lớp Mộc lan (Magnoliopsida) cũng chiếm ƣu thế về
số họ (27 họ, chiếm 79,41%), số chi (35 chi, chiếm 68,62%) và số loài (37 loài,
chiếm 64,91%). Lớp Hành (Liliopsida) chỉ có 7 họ (20,59%), 16 chi (31,38%) và
20 loài (35,09%). Nhƣ vậy, số lƣợng bậc taxon của lớp Mộc lan chiếm ƣu thế
tuyệt đối trong tổng số họ, chi và loài của ngành này. Tỷ lệ này đƣợc tính tƣơng
đƣơng (37/20), tức là số loài của lớp Mộc lan gần gấp đôi số loài của lớp Hành.
Trong 40 họ cây thuốc thu đƣợc, có 26 họ chỉ có một loài, đó là các họ:
Quyết lá thông (Psilotaceae), họ Tóc vệ nữ (Adiantaceae), họ Ráng lá dừa
(Blechnaceae), họ Dây gắm (Gnetaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Hoa
chuông (Campanulaceae), họ Bứa (Clusiaceae) họ Dây khế (Connaraceae), họ
Thị (Ebenaceae), họ Lộc vừng (Lecythidaceae), họ Tầm gửi (Loranthaceae), họ
Mộc lan (Magnoliaceace) …
Có 8 họ, mỗi họ có hai loài là họ Bàng (Combretaceae) với loài Sử
quân tử (Quisqualis indica) và Chò xanh (Terminalia myriocarpa), họ Sổ
(Dilleniaceae) với Lọng bàng (Dillenia heterosepala) và Sổ bà (D.indica), họ
Thầu dầu (Euphorbiaceae) với cây Nhội (Bischofia javanica) và Vạng
(Endosperum chinense), họ Bạc hà (Lamiaceae) với loài Lá men (Mosla
dianthera) và loài Râu mèo có vằn (Orthosiphon mamoritis), họ Long não
(Lauraceae) có 2 loài: Quế thanh (Cinnamomum cassia), Bộp lông
(Actinodaphne pilosa), họ Mã tiền (Loganiaceae) với cây Lá ngón
(Gelsemium elegans), Mã tiền lông (Strychnos ignatii), họ Dâu tằm
(Moraceae) có cây Sui (Antiaris toxicaria) và Sung (Ficus racemosa) …

70
Có 2 họ, mỗi họ 3 loài là: họ Củ nâu (Dioscoreaceae) với các loài: Củ
cái (Dioscorea alata), Củ nâu (D.cirrhosa) và Củ mài (D. persimilis). Họ
Gừng (Zingiberaceae) với loài Riềng nếp (Alpinia galanga), Sa nhân
(A.villosum) và Gừng gió (Zingiber zerumbet).
Có một họ: (họ Ráy - Araceae) với 5 loài là: Thuỷ xƣơng bồ (Acorus
calamus), Vạn niên thanh (Aglaonema siamense), Ráy (Alocasia
macrorrhirozos), Ráy leo (Pothos reipens), Thiên niên kiện (Homalomena
occulta). Có một họ: (họ Lan - Orchidaceae) có 6 loài: Kim tuyến tơ
(Anoectochilus setaceus), Lan lô hội (Cymbidium aloifolium), Ngọc vạn
vàng (Dendrobium chrysanthum), Hoàng thảo (D.nobile), Lan hài henri
(Paphiopedilum henryanum) và Huyết nhung tía (Renanthera coccinea).
Từ kết quả trên có thể thấy, mặc dù các số liệu thu đƣợc chƣa phải là
con số cuối cùng nhƣng có thể nói ở Rừng tự nhiên số loài cây thuốc lá
tƣơng đối phong phú. Nếu có điều kiện về thời gian các con số trên chắc
chắn còn tăng thêm.
4.3.2.2. Thành phần loài cây thuốc ở rừng thứ sinh
Rừng thứ sinh ở KVNC là kiểu thảm thực vật hình thành trƣớc khi
Vƣờn quốc gia Xuân Sơn đƣợc thành lập, trƣớc đó rừng tự nhiên do không
đƣợc quản lý một cách nghiêm ngặt, ngƣời dân vẫn có thể tự do khai thác gỗ
củi. Sau khi Vƣờn quốc gia Xuân Sơn đƣợc thành lập, sự quản lý trong khai
thác đã chặt chẽ hơn nên rừng đƣợc phục hồi tốt.
Trong khu vực nghiên cứu, khi điều tra thành phần loài thực vật ở rừng
thứ sinh, bƣớc đầu chúng tôi thu đƣợc 89 họ (chiếm 66,4% tổng số họ), 200 chi
(chiếm 52,30% tổng số chi) và 279 loài (chiếm 52,60% tổng số loài) (bảng
4.1). Trong số đó khi phân loại thành phần loài cây có giá trị làm thuốc, chúng
tôi đã thống kê đƣợc 67 họ, 142 chi và 176 loài cây thuốc trong 3 ngành thực
vật bậc cao có mạch. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 4.9.

71
Bảng 4.9: Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh tại KVNC
Họ Chi Loài
TT Ngành thực vật Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%)
Dƣơng xỉ
1 3 4,48 3 2,11 5 2,84
(Polypodiophyta)
Thông
2 1 1,49 1 0,70 1 0,57
(Pinophyta)
Mộc lan
3 63 94,03 138 97,19 170 96,59
(Magnoliophyta)
3.1. Lớp Mộc lan
50 79,36 115 83,33 140 82,35
(Magnoliopsida)
3.2. Lớp Hành
13 20,64 23 16,67 30 17,65
(Liliopsida)
Tổng cộng 67 100 142 100 176 100

100 Polypodipophyta
Pinophyta
90
Magnoliophyta
80

70

60

50

40

30

20

10

0
Họ
H? Chi Loài

Biểu đồ 4.4: Phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh tại KVNC

72
Phân tích kết quả ở bảng 4.9 và biểu đồ 4.4, chúng tôi nhận thấy số loài
cây thuốc chỉ phân bố trong 3 ngành (Dƣơng xỉ - Polypodiophyta, Thông-
Pinophyta và Mộc lan - Magnoliophyta) nhƣng chúng lại có số họ, chi, loài lớn
nhất trong 5 kiểu thảm mà chúng tôi chọn nghiên cứu (67 họ, 142 chi, 176 loài).

Cũng trong bảng 4.9 ta thấy ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có 3 họ


(chiếm 4,48% tổng số họ, 3 chi (chiếm 2,11% tổng số chi) và 5 loài (chiếm
2,84% tổng số loài). Ngành Thông (Pinophyta) là ngành có số họ, chi, loài
thấp nhất. Chỉ có 1 họ (chiếm 1,49% tổng số họ), 1 chi (chiếm 0,70% tổng số
chi) và 1 loài (chiếm 0,57% tổng số loài).

Số lƣợng họ, chi, loài cao nhất và chiếm ƣu thế ở rừng thứ sinh là
ngành Mộc lan (Magnoliophyta), có 63 họ (chiếm 94,03% tổng số họ), 138
chi (chiếm 97,19% tổng số chi) và 170 loài (chiếm 96,59% tổng số loài).
Trong ngành Mộc lan thì lớp Mộc lan (Magnoliopsida) cũng chiếm ƣu thế với
50 họ (chiếm 79,36% tổng số họ của ngành Mộc lan), 115 chi (chiếm
83,33%) và 140 loài (chiếm 82,35%. Lớp Hành (Liliopsida) chỉ có 13 họ
(chiếm 20,64%), 23 chi (chiếm 16,67%) và 30 loài (chiếm 17,65%).

Trong số 67 họ cây thuốc, có 27 họ chỉ có 1 loài, 29 họ có từ 2 - 4


loài, 9 họ có từ 5 - 8 loài, 2 họ có từ 10 loài trở lên. Kết quả này đƣợc trình
bày ở bảng 4.10.

73
Bảng 4.10: Những họ cây thuốc đa dạng nhất (có từ 3 loài trở lên)
thuộc rừng thứ sinh ở KVNC
Số Số
STT Tên họ STT Tên họ
loài loài
Thầu dầu Trúc đào
1 18 12 4
(Euphorbiaceae) (Apocynaceae)
Dâu tằm Tiết dê
2 10 13 4
(Moraceae) (Menispermaceae)
Gừng Cỏ roi ngựa
3 8 14 4
(Zingiberaceae) (Verbenaceae)
Cà phê Cà
4 7 15 3
(Rubiaceae) (Solanaceae)
Long não Hoa hồng
5 6 16 3
(Lauraceae) (Rosaceae)
Đơn nem Sổ
6 6 17 3
(Myrsinaceae) (Dilleniaceae)
Cam Chè
7 6 18 3
(Rutaceae) (Theaceae)
Ngũ gia bì Tóc vệ nữ
8 5 19 3
(Araliaceae) (Adiantaceae)
Ráy Củ nâu
9 5 20 3
(Araceae) (Diocoreaceae)
Vang Thanh thất
10 5 21 3
(Caesalpiniaceae) (Simarubaceae)
Đậu Xoài
11 5 22 3
(Fabaceae) (Anacardiaceae)

Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có nhiều loài nhất (18 loài), một số loài đặc
trƣng là Chùm ruột (Phyllauthus acidus), Me quả tròn (P.emblica), Thuốc dấu
(Pedilanthus tithymaloides), Cánh kiến (Mallotus phippinensis), Ba bét (M.
paniculatus), Lá nến (Macaranga denticulata)… Sau đó là họ Dâu tằm
(Moraceae) có 10 loài: Sui (Antiaris toxicaria), Đa tía (Ficus altissima), Vả
(Ficus auriculata)… Họ gừng (Zingiberaceae) có 8 loài: Sẹ (Alpinia globosa),
Sa nhân (Amomum villosum), Nghệ (Curcuma longa), Ngải tiên (Hedychium

74
coronarium), Gừng tía (Zingiber purpureum)… Họ Cà phê (Rubiaceae) với 7
loài: Ba kích (Morinda officinalis), Nhàu lá chanh (M.citrifolia), Vỏ dụt
(Hymenodictyon orixense), Đơn đỏ dại (Ixora stricata)… Họ Cam (Rutaceae) có
6 loài: Sẻn hôi (Zanthoxylum rehtsa), Xuyên tiêu (Z.nitidum), Muồng truổng
(Z.avicennae), Vƣơng tùng (Muraya glabra)… Họ Long não (Lauraceae) có 6
loài: Bộp lông (Actinodaphne pilosa), Quế thanh (Cinnamomum balansae),
Kháo vàng thơm (Machilus bonii), Bời lời lá tròn (Litsea rotundifolia)… Họ
Đơn nem (Myrsinaceae) có 6 loài: Trọng đũa (Ardisia crispa), Khôi trắng
(A.gigantifolia), Lá khôi (A.silvestris), Vón vén (Embelia ribes), Đơn nem trâu
(Maesa balansea)… Họ vang (Caesalpiniaceae) có 5 loài: Muồng lá khế (Senna
occidentalis), Vàng anh (Saraca dives), Lim vang (Peltophorum dasyrrhachis),
Móng bò (Banhinia ornata)…
4.3.2.3. Thành phần loài cây thuốc ở thảm cây bụi
Thảm cây bụi ở KVNC cũng là kiểu thảm thực vật đƣợc hình thành
trƣớc khi Vƣờn Quốc gia đƣợc thành lập, nó là kết quả của sự khai thác cạn
kiệt nguồn tài nguyên cây gỗ, củi của kiểu rừng tự nhiên, ở nơi có độ cao
thấp, dƣới 300m so với mực nƣớc biển.
Tại khu vực nghiên cứu (chúng tôi đã thống kê ở bảng 4.3), kiểu
thảm cây bụi có 65 họ, 160 chi, 200 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong
số đó đã xác định đƣợc 62 họ cây thuốc (chiếm 95,38% tổng số họ thực vật
trong kiểu thảm cây bụi), 142 chi cây thuốc (chiếm 88,75% tổng số chi) và
166 loài cây thuốc (chiếm 83,00% tổng số loài). Nhƣ vậy có thể thấy số họ,
chi, loài cây thuốc chiếm tuyệt đại đa số trong kiểu thảm cây bụi ở KVNC.
Tuy nhiên, sự phân bố các họ, chi, loài cũng không đều ở các ngành thực
vật, thảm thực vật cây bụi chỉ phân bố trong 3 ngành (Thông đất -
Lycopodiophyta, Dƣơng xỉ - Polypodiophyta và Mộc lan - Magnoliophyta).
Kết quả phân tích đƣợc trình bày ở bảng 4.11.

75
Bảng 4.11: Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi tại KVNC
Họ Chi Loài
TT Ngành thực vật Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%)
Thông đất
1 1 1,61 1 0,70 1 0,60
(Licopodiophyta)
Dƣơng xỉ
2 4 6,45 4 2,82 5 3,01
(Polipodiophyta)
Mộc lan
3 57 91,94 137 96,48 160 96,39
(Magnoliophyta)
3.1. Lớp Mộc lan
52 91,23 124 90,51 149 93,13
(Magnoliopsida)
3.2. Lớp Hành
5 8,77 13 9,49 11 6,87
(Liliopsita)
Tổng cộng 62 100 142 100 166 100

Tỷ lệ (%) Licopodiophyta
100 Polypodipophyta
Magnoliophyta
90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Họ
H? Chi Loài

Biểu đồ 4.5: Phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi tại KVNC
Nhìn vào bảng 4.11 và biểu đồ 4.5 cho thấy, ngành Mộc Lan
(Magnoliophyta) chiếm tỷ lệ lớn: 91,94% tổng số họ, 96,48% tổng số chi và

76
96,39% tổng số loài của thảm cây bụi. Còn lại, ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta)
chỉ chiếm 6,45% tổng số họ, 2,82% tổng số chi và 3,01% tổng số loài. Thấp nhất là
ngành Thông đất (Lycopodiophyta) chỉ chiếm 1,61% tổng số họ, 0,70% tổng số chi
và 0,60% tổng số loài trong kiểu thảm cây bụi ở KVNC.
Trong ngành Mộc lan thì lớp Mộc lan (Magnoliopsida) cũng có số họ
cây thuốc rất lớn (52/57 họ, chiếm 91,23%), có số chi cây thuốc là 124/137
chi (chiếm 90,51%) và có số loài là 149/160 loài (chiếm 93,13%).
Trong số 62 họ cây thuốc thu đƣợc, có 29 họ chỉ có 1 loài, 24 họ có từ 2 - 4
loài, 7 họ có từ 5 - 8 loài, 2 họ có trên 10 loài. Kết quả thống kê các họ có nhiều
loài nhất trình bày ở bảng 4.12.
Bảng 4.12: Những họ cây thuốc đa dạng nhất (có từ 3 loài trở lên)
thuộc thảm cây bụi ở KVNC
Số Số
STT Tên họ STT Tên họ
loài loài
1 Thầu dầu Mua
19 11 4
(Euphorbiaceae) (Melastomataceae)
2 Đậu Sim
11 12 3
(Fabaceae) (Myrtaceae)
3 Cúc Táo
8 13 3
(Asteraceae) (Rhamnaceae)
4 Dâu tằm Hoa mõm chó
8 14 3
(Moraceae) (Scrophulariaceae)
5 Cà phê Thanh thất
7 15 3
(Rubiaceae) (Simarubaceae)
6 Cam Bầu bí
7 16 3
(Rutaceae) (Cucurbitaceae)
7 Hoà thảo Ngũ gia bì
6 17 3
(Poaceae) (Araliaceae)
8 Bông Trúc đào
5 18 3
(Malvaceae) (Apocynaceae)
9 Cỏ roi ngựa Xoài
5 19 3
(Verbenaceae) (Anacardiaceae)
10 Nho
5
(Vitaceae)

77
Số liệu thể hiện ở bảng 4.12 cho thấy, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có
số loài cao nhất (19 loài) gồm chủ yếu là các loài hạn sinh ƣa sáng nhƣ: Thàu
táu (Aporosa dioica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Bồ cu lá hẹp (B.
subangustifolia), Đỏm lông (Bridelia monoica), Ba đậu (Croton tiglium),
Phèn đen (Phyllanthus reticulatus), Chó Đẻ răng cƣa (P. urinaria), Ba bét
(Mallotus paniculatus), Bùng bục (M. barbatus)… Họ Đậu (Fabaceae) có 11
loài: Cam thảo nam (Abrus precatorius), Đậu vảy ốc (Alysicarpus vaginalis),
Dây bánh nem (Bowringia callicarpa), Lục lạc sợi (Crotalaria juncea), Cọ
khẹt (Dalbergia assamica), Thóc lép dải (Desmodium diffusum), Hàn the ba
hoa (D. triflorum), Chàm Nhuộm (Indigofera tinctoria), Đuôi chồn (Uraria
crinita)… Họ Cúc (Asteraceae) có 8 loài: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides),
Đơn buốt (Bidens pilosa), Đại bi (Blumea balsanifera), Nhọ nồi (Eclipta
prostrata), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Ké đầu ngựa (Xanthium
strumarium)… Họ Cà phê (Rubiaceae) có 7 loài: Đơn tƣớng quân (Chasallia
curviflorum), Dạ cẩm vòng (hedyotis verticillata), Đơn đỏ dại (Ixora
stricata)… Họ Cam (Rutaceae) có 7 loài: Ba chạc (Euodia lepta), Vƣơng
tùng (Muraya glabra), Muồng truổng (Zanthoxylum avicennae)… Họ Bông
(Malvaceae) có 5 loài: Cối xay (Abutilon indicum), Ké hoa vàng (Sida
rhombifolia)… Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có 5 loài: Tử châu lá dài
(Callicarpa longifolia), Bông ổi (Lantana camara)… Họ Nho (Vitaceae) có 5
loài: Chè dây (Ampelopsis cantoniensis), Tứ thƣ hồng (Tetrastigma
erubescens), Nho đất (Vitis balansae)… Họ Hoà thảo (Poaceae) có 6 loài: Cỏ
rác (Microstegium vagans), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Cỏ mần trầu
(Eleusine indica)… Có 8 họ, mỗi họ có 3 loài là các họ: Sim (Myrtaceae),
Táo (Rhamnaceae), Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), Thanh thất
(Simarubaceae), Bầu bí (Cucurbiaceae), Ngũ gia bì (Araliaceae), Trúc đào
(Apocynaceae), Xoài (Anacardiaceae).

78
4.3.2.4. Thành phần loài cây thuốc ở thảm cỏ
Thảm cỏ là kiểu thảm phân bố rải rác ở KVNC, tuy diện tích không lớn
lắm. Thảm cỏ là giai đoạn cuối cùng thấp nhất của quá trình diễn thế thoái hoá,
nó là kết quả của sự tàn phá rừng nguyên sinh (khai thác gỗ, củi ở mức cạn kiệt,
kết hợp với quá trình chăn thả gia súc tự do của ngƣời dân ở xung quanh) diễn ra
mạnh mẽ trong một thời gian dài. Chính trong điều kiện đó, thành phần thực vật
ở đây chủ yếu là các loài thân cỏ, thân bụi hạn sinh, trung sinh ƣa sáng phát triển
khá phong phú. Bƣớc đầu điều tra trong kiểu thảm này đã thu đƣợc 33 họ (chiếm
24,63% tổng số họ thực vật ở KVNC), 85 chi (chiếm 22,25% tổng số chi), 106
loài (chiếm 20% tổng số loài). Trong số đó, thành phần cây thuốc cũng chiếm tỷ
lệ khá cao: 32 họ, 73 chi và 86 loài. Sự phân bố số họ, chi, loài cây thuốc ở thảm
cỏ đƣợc trình bày ở bảng 4.13.
Bảng 4.13: Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cỏ tại KVNC
Họ Chi Loài
TT Ngành thực vật Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%)
Dƣơng xỉ
1 2 6,25 2 2,74 2 2,33
(Polipodiophyta)
Thông đất
12 1 3,13 1 1,37 1 1,16
(Licopodiophyta)
Mộc lan
3 29 90,62 70 95,89 83 96,51
(Magnoliophyta)
3.1. Lớp Mộc lan
27 93,10 62 88,57 76 91,57
(Magnoliopsida)
3.2. Lớp Hành
2 6,90 8 11,43 7 8,43
(Liliopsita)

Tổng cộng 32 100 73 100 86 100

79
Tỷ lệ (%)
Licopodiophyta
100
Polypodipophyta
90 Magnoliophyta
80
70
60
50
40
30
20
10
0
Họ
H? Chi Loài

Biểu đồ 4.6: Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cỏ tại KVNC
Qua phân tích bảng 4.13 và biểu đồ 4.6 cho thấy, ngành Mộc lan
(Magnoliophyta) vẫn là ngành chiếm ƣu thế tuyệt đối về số họ (29 họ - chiếm
90,62% tổng số họ cây thuốc trong thảm cỏ), về số chi (70 chi - chiếm
95,89% tổng số chi) và về số loài (83 loài - chiếm 96,51% tổng số loài).
Trong đó, lớp Mộc lan (Magnoliopsida) cũng chiếm ƣu thế trong ngành Mộc
lan (27 họ - chiếm 93,10% tổng số họ của ngành Mộc lan; 62 chi - chiếm
88,57% tổng số chi và 76 loài - chiếm 91,57% tổng số loài). Còn lớp Hành
(Liliopsida) chỉ có 2 họ (chiếm 6,90% tổng số họ của ngành Mộc lan), 8 chi
(chiếm 11,43% tổng số chi) và 7 loài (chiếm 8,43% tổng số loài).
Trong số 32 họ cây thuốc ở thảm cỏ KVNC, chúng tôi đã thống kê đƣợc
có 17 họ chỉ có 1 loài, 11 họ có từ 2 - 4 loài, 3 họ có từ 5 - 7 loài và 1 họ có
trên 10 loài. Các họ giàu loài nhất đƣợc ghi ở bảng 4.14.

80
Bảng 4.14: Những họ cây thuốc đa dạng nhất (có từ 3 loài trở lên)
thuộc thảm cỏ ở KVNC
STT Tên họ Số loài STT Tên họ Số loài
Cúc Mua
1 16 8 4
(Asteraceae) (Melastomataceae)
Đậu Hoa mõm chó
2 7 9 4
(Fabaceae) (Scrophulariaceae)
Hoà thảo Rau răm
3 7 7 4
(Poaceae) (Polygonaceae)
Rau dền Bầu bí
4 5 10 3
(Amaranthaceae) (Cucurbitaceae)
Hoa tán Giấp cá
5 4 11 3
(Apiaceae) (Saururaceae)
Thầu dầu
6 4
(Euphorbiaceae)

Trong thảm cỏ, số liệu bảng 4.14 cho thấy họ Cúc (Asteraceae) có nhiều
loài nhất (16 loài - chiếm 18,6% tổng số loài cây thuốc trong thảm cỏ), chủ yếu
là các loài thân thảo trung sinh, hạn sinh ƣa sáng nhƣ: Đại bi (Blumea
balsanifera), Cải trời (B. lacera), Cúc thỉ thiên (Elephantopus scaber), Rau má
lá rau muống (Emilia sonchifolia), Bạch đầu ông (Vernonia cinerea), Sài đất
(Wedelia chinensis), Tàu bay lá xẻ (Erechtites valerianaefolia), Ngổ (Enydra
fluctuans)… Các họ Hoà thảo (Poaceae) và Đậu (Fabaceae) mỗi họ có 7 loài:
Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ tranh
(Imperata cylindrica), Lô bông (Themeda villosa), Cam thảo nam (Abrus
precatorius), Đậu vảy ốc (Alysicarpus vaginalis), Hàn the (Desmodium
heterophyllum)… Họ Rau dền (Amaranthaceae) có 5 loài: Cỏ xƣớc
(Achyranthes aspera), Rau dệu (Alternanthera sessilis), Dền cơm (Amaranthus
lividus), Dền gai (A. spinosus)… Có 4 họ, mỗi họ có 4 loài là: Họ Rau răm
(Polygonaceae), Cỏ thồm lồm (Polygonum chinense), Nghể nhẵn (P. glabrum),
Nghể răm (P.hydropiper). Họ Mua (Malastomataceae) có: Mua leo (Medinila

81
assamica), Mua thƣờng (M.normale), Mua tép Trung Quốc (Osbeckia
chinensis)… Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có: Cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta),
Cỏ sữa lá nhỏ (E.thymifolia)… Họ Hoa tán (Apiaceae) có các loài: Rau má
(Celtella asiatica), Giần sàng (Cnidium monnierii), Mùi tàu (Eryngium
foetidum)… Các họ có 3 loài là: Họ giấp cá (Saururaceae) với các loài: Lá giấp
suối (Gymnotheca chinensis), Giấp cá (Houttuynia cordata), Hàm ếch (Saururus
chinensis). Họ bầu bí (Cucurbitaceae) có loài: Mảnh bát (Coccinea grandis),
Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Đại hải (Hodgsonia macrocarpa).
4.3.2.5. Thành phần loài cây thuốc ở rừng keo tai tượng 10 tuổi
Rừng trồng keo tai tƣợng ở KVNC chỉ có 38 ha trên những vùng đồi bỏ
hoang hoá, với nhiều độ tuổi khác nhau. Chúng tôi chọn rừng trồng keo đã
đƣợc 10 năm, độ che phủ của tán keo là 90%, với mật độ keo trồng trung bình
1000 cây/ha, diện tích rừng keo nghiên cứu rộng 2 ha.
Qua điều tra thành phần loài cây thuốc ở đây, chúng tôi đã thống kê
đƣợc 34 loài, 31 chi, 18 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là Dƣơng
xỉ (Polypodiophyta) và Mộc lan (Magnoliophyta). Sự phân bố số họ, chi và
loài cây thuốc trong rừng keo đƣợc trình bày ở bảng 4.15.
Bảng 4.15: Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng keo tại KVNC
Họ Chi Loài
TT Ngành thực vật Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lƣợng (%) lƣợng (%) lƣợng (%)
Dƣơng xỉ
1 2 11,11 2 6,45 2 5,88
(Polipodiophyta)
Mộc lan
2 16 88,89 29 93,55 32 94,12
(Magnoliophyta)
2.1. Lớp Mộc lan
15 93,75 26 89,66 29 90,63
(Magnoliopsida)
2.2. Lớp Hành
1 6,25 3 10,34 3 9,37
(Liliopsida)
Tổng cộng 18 100 31 100 34 100

82
Tỷ lệ (%) Polypodipophyta
Magnoliophyta
100
90
80

70

60
50

40

30
20

10

0
Họ
H? Chi Loài

Biểu đồ 4.7: Phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng keo tại KVNC
Qua số liệu ở bảng 4.15 và biểu đồ 4.7 cho thấy, ngành Dƣơng xỉ
(Polypodiophyta) có số họ, chi, loài thấp nhất: chỉ có 2 họ (chiếm 11,11%
tổng số họ cây thuốc ở rừng keo), 2 chi (chiếm 6,45% tổng số chi) và 2 loài
(chiếm 5,88% tổng số loài). Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi,
loài cao nhất với 16 họ (chiếm 88,89% tổng số họ cây thuốc ở rừng keo), 29
chi (chiếm 93,55% tổng số chi) và 32 loài (chiếm 94,12% tổng số loài). Lớp
Mộc lan (Magnoliopsida) cũng chiếm ƣu thế tuyệt đối với 15 họ (chiếm
93,75% tổng số họ trong ngành Mộc lan), 26 chi (chiếm 89,66% tổng số chi)
và 29 loài (chiếm 90,63% tổng số loài). Trong khi đó lớp Hành (Liliopsida)
chỉ có 1 họ (chiếm 6,25%), 3 chi (chiếm 10,34%) và 3 loài (chiếm 9,37%).
Trong số 18 họ cây thuốc thu đƣợc ở rừng keo tai tƣợng 10 tuổi ở KVNC,
có 13 họ chỉ có 1 loài, có 3 họ có từ 2 - 4 loài, có 2 họ có từ 5 - 8 loài. Họ có số
loài nhiều nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 8 loài: Bồ cu vẽ (Bregnia
fruticosa), Ba đậu (Croton tiglium), Cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta), Cỏ sữa lá

83
nhỏ (E.thymifolia), Lá nến (Macaranga denticulata), Bạc trắng (Mallotus
apelta), Bùng bục (M. barbatus), Chó đẻ răng cƣa (Phyllanthus urinaria). Tiếp
theo là họ Đậu (Fabaceae) có 5 loài: Cam thảo nam (Abrus precatorius), Lục lạc
sợi (Crotalaria juncea), Thóc lép dải (Desmodium diffusum), Hàn the (D.
heterophyllum), Sắn dây rừng (Pueraria montana). Họ Cúc (Asteraceae) có 4
loài: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn kim (Bidens pilosa), Cúc chỉ thiên
(Elephantopus scaber), Cỏ lào (Eupatorium odoratum). Các họ Long não
(Lauraceae) và Hoà thảo (Poaceae) đều có 2 loài: Tơ xanh (Cassytha filiformis),
Màng tang (Litsea cabeba), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Lô bông (Themada
villosa). Có 13 họ, mỗi họ chỉ có 1 loài: họ Tóc vệ nữ (Adiantaceae), Bòng bong
(Schizaeaceae), Hoa tán (Apiaceae), Vòi voi (Boraginaceae), Ban
(Hypericaceae), Bông (Malvaceae), Mua (Melastomataceae), Dâu tằm
(Moraceae), Khế (Oxalidaceae), Lạc tiên (Passifloraceae), Hoa mõm chó
(Scrophulariaceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)…
* Nhận xét về thành phần loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật
Nhƣ vậy, qua các số liệu thống kê có thể thấy rằng thành phần loài cây
thuốc ở KVNC là khá phong phú. Ở rừng thứ sinh có số loài cây thuốc cao
nhất (176 loài), sau đó là thảm cây bụi (166 loài), thảm cỏ (86 loài), rừng tự
nhiên có 66 loài. Thấp nhất là rừng trồng keo tai tƣợng 10 tuổi (33 loài) (bảng
4.7). Nguyên nhân của sự phong phú các loài cây thuốc ở đây là do điều kiện
tự nhiên rất thuận lợi cho sự sinh trƣởng, phát triển của chúng (lƣợng mƣa,
nhiệt độ và độ ẩm trung bình trong năm cao), đất đai còn tốt, đặc điểm của
từng kiểu thảm thực vật, đặc biệt là nhân tố con ngƣời. Hiện nay xã Xuân Sơn
thuộc Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn quản lý, những tác động chặt phá rừng, khai
thác gỗ củi và dƣợc liệu đã giảm đi đáng kể, vì vậy chúng đƣợc bảo vệ tốt
hơn. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cây thuốc vẫn diễn ra hàng ngày, cho nên
nhiều loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc đƣợc ghi trong Sách đỏ
Việt Nam. Do đó cần phải có những biện pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát
triển nguồn tài nguyên dƣợc liệu quý giá này.

84
4.4. Đặc điểm và công dụng của một số loài cây thuốc ở KVNC
Bảng 4.17. Đặc điểm và công dụng của một số loài cây thuốc ở KVNC
Tên
STT Tên khoa học Họ Đặc điểm hình thái Đặc điểm sinh thái Công dụng
thƣờng gọi
Cây thân thảo mọc bò, mặt trên lá Ƣa ẩm Bổ máu, dùng cho phụ nữ
Kim tuyến Anoectochilus Lan
1 có màu nâu tím, gân lá màu vàng sau sinh.
đá vôi calcareus Aver. (Orchidaceae)
nhạt hay hồng.
Cây nhỏ, cao tới 2m, thân rỗng xốp, Mọc trong rừng rậm ở độ Chữa đau bụng, đau dạ dày,
ít phân nhánh, lá tập trung ở ngọn cao trên 400m. bổ máu.
Ardisia silvestris Đơn nem
2 Lá khôi hay các nhánh bên, phiến lá thon
Pitard. (Myrsinaceae)
ngƣợc, mặt trên màu lục, mặt dƣới
màu tím đỏ.
Thân cỏ leo, dài, màu lục, không có lá, Cây mọc rải rác trên các Chữa ghẻ, bệnh đƣờng hô
Long não
3 Tơ xanh Cassytha filiformis L. thƣờng nửa ký sinh trên các cây bụi, thảm rừng thứ sinh, thảm hấp.
(Lauraceae)
cây gỗ ở rừng thứ sinh, đồi cây bụi. cây bụi.
Cây bụi nhỏ, lá mọc so le, mép có Ƣa sáng, mọc tự nhiên Chữa trúng phong, sùi đờm
Họ Thầu dầu khía răng. trong các sinh cảnh nhƣ rãi, hôn mê, cấm khẩu, chữa
4 Ba đậu Croton tiglium L.
(Euphorbiaceae) rừng keo, bạch đàn, thảm cổ trƣớng màng bụng đầy
cây bụi, thảm cỏ. nƣớc.
Cây cỏ nhọn, mọc bò, phân cành từ Mọc hoang dại ở các bãi Làm thuốc cầm máu, chữa
Desmodium gốc và trải rộng trên mặt đất, lá mọc cỏ, ven đƣờng, ven đồi. ho sốt, giã đắp mụn nhọt có
Họ Đậu
5 Hàn the heterophyllum (Willd.) so le, phía trên có 3 lá chét, phía dƣới mủ.
(Fabaceae)
DC. chỉ có 1 lá chét, phiến lá chét hình
trái xoan ngƣợc.

85
Cây thảo, sống lâu năm. Thân rễ Ƣa ẩm và ƣa sáng. Làm thuốc bổ, tăng lực,
Hoàng tinh Disporopsis longifolia Mạch môn đông mập mọc thành chuỗi, thân đứng, chữa thấp khớp, đau lƣng.
6
hoa trắng Craib (Convallariaceae) nhẵn, không phân nhánh, lá mọc
so le không cuống.
Dạng dây leo, rất dài, Thân non Mọc trong rừng kín Chữa đau mắt, các loại
Hoàng Fibraurea tinctoria Tiết dê nhẵn, màu lục. Lá mọc so le hoặc thƣờng xanh, rừng thứ sƣng viêm, sốt rét, lở ngứa
7
đằng Lour. (Menispermaceae) hình thuôn mũi mác, mặt trên sinh sau nƣơng rẫy. ngoài da.
xanh xẫm, mặt dƣới lá nhạt hơn.
Cây nhỡ, mọc leo, cành nhẵn, có rãnh Mọc hoang trong rừng tự Trị nấm ở chân, bệnh
Gelsemium elegans Mã tiền
8 Lá ngón dọc, lá mọc đối hình trứng thuôn dài, nhiên. eczeman, đinh nhọt, viêm
Benth. (Loganiaceae)
mép nguyên, mặt lá nhẵn bóng. mủ da.
Cây thảo, thân rễ dài mọc bò ngang, Mọc rải rác ở dƣới tán Chữa phong hàn, thấp, nhức
Thiên niên Homalomena occulta Họ Ráy
9 lá mọc tập trung ở đầu thân rễ, gốc lá rừng kín, ƣa ẩm, chịu mỏi các gân xƣơng, đau dạ
kiện (Lour) Schott. (Araceae)
hình tim sâu, mép nguyên. nóng. dày, thuốc kích thích tiêu hoá
Cây nhỏ, cao trên 1m, thân có Ƣa bóng, thƣờng mọc Chƣa sƣng tấy, đau bắp
Leea rubra Blume ex Gối hạc
10 Gối hạc rãnh dọc, phình lên ở các mấu, lá hoang ở nơi râm mát. chuối, phong thấp, đau đầu
Spreng (Leeaceae)
kép lông chim 2 - 3 lần, mọc so le. gối.
Dạng cây bụi hay gỗ nhỏ, lá mọc Ƣa sáng, mọc phổ biến ở Làm thuốc chữa viêm gan
Mallotus apelta (Lour) Họ Thầu dầu
11 Bùng bục so le, mặt dƣới lá có lông dày mịn thảm cây bụi, rừng thứ mạn tính, sƣng lá lách, băng
Muell.Arg. (Euphorbiaceae)
màu trắng. sinh. huyết sau khi đẻ.
Dây leo, thân gỗ hình trụ tròn hoặc Mọc trong các kiểu rừng Trị thiếu máu, kinh nguyệt
Kê huyết Milletia dielsiana Tiết dê
12 dẹt, có nhựa màu đỏ nâu, lá kép có 3 kín thƣờng xanh trên núi không đều, phong thấp, gân
đằng Harms. (Menispermaceae)
lá chét, lá giữa to hơn. đất, núi đá dôi. cốt đau, đau dạ dày.

86
Dạng thảo, bì sinh. Leo trên thân các cây gỗ Dùng cho phụ nữ sau khi
Họ Ráy
13 Ráy leo Pothos scandens L. trong rừng kín thƣờng sinh đẻ, hoạt huyết, thanh
(Araceae)
xanh. nhiệt giải độc, giảm đau.
Cây thảo sống hàng năm, cao 30cm. Ƣa ẩm, ƣa sáng, mọc lẫn Chữa mụn nhọt, đinh râu, lở
Chó đẻ Họ Thầu dầu Thân nhẵn, có màu hồng đỏ. Lá mọc trong các bãi cỏ, ruộng ngứa, khớp sƣng đau, mắt
14 Phyllanthus urinaria L.
răng cƣa (Euphorbiaceae) so le, xếp sít nhau thành 2 dãy nhƣ trồng màu, nƣơng rẫy, đau sƣng đỏ, bệnh về gan.
một lá kép lông chim. vƣờn nhà, ven đƣờng đi.
Thân thảo mọc bò, leo, lá chét Mọc hoang dại trong Có tác dụng làm thuốc chữa
Sắn dây Pueraria montana Họ Đậu
15 hình trái xoan kéo dài, có lông rừng thứ sinh, thảm cây cảm mạo, giải say rƣợu,
rừng (Lour.) Merr. (Fabaceae)
mềm ở mặt dƣới. bụi, ven đƣờng. giải độc.
Cây thảo sống nhiều năm, có từ 5 - Ƣa ẩm, chịu bóng. Chữa các bệnh rắn độc cắn
8 lá ở 2/3 trên ngọn cây, lá có và sâu bọ đốt, viêm mủ da,
Bảy lá Trọng lâu
16 Paris chinensis Franch phiến hình trái xoan ngƣợc, hoa hen xuyễn.
một hoa (Tril0liaceae)
mọc đơn
độ trên ngọn thân.
Cây nhỡ, cao trên 4,5m. Lá chân Ƣa ẩm, ƣa sáng, mọc rải rác Chữa sổ mũi, cảm cúm phát
Chân chim Schefflera heptaphylla Nhân Sâm vịt, mọc so le, 6-8 lá chét, có khi trong các thảm rừng kín, sốt, đau họng, phong thấp,
17
bảy lá (L) Frodin (Araliaceae) hơn. rừng thứ sinh, nƣơng rẫy bỏ nhức xƣơng, viêm da dị
hoang, ven suối. ứng.
Cây gỗ nhỏ, lá nguyên, mọc so le, Ƣa sáng, mọc hoang dại Chữa trị táo bón, viêm thận
Sapium discolor Họ Thầu dầu cuống lá dài có màu đỏ tía. trên đồi cây bụi, ven phù thũng, xơ gan cổ
18 Sòi tía
Muell.Arg (Euphorbiaceae) đƣờng đi, ven rừng thƣa. trƣớng, lở loét, mụn nhọt
ngoài da.

87
Dây leo, sống nhiều năm, rễ củ to, Ƣa ẩm, mọc ở núi đất và Chữa đau lƣng, mỏi nhức
Stephania dielsiana Tiết dê
19 Củ dòm lá mọc so le, hình tam giác gần cả núi đá vôi. chân, đau bụng, trị nhọt
Y.C.Wu (Menispermaceae)
tròn. cứng, áp xe do viêm.
Thân leo quấn, hoá gỗ, hình trụ Mọc hoang trên núi đá Làm thuốc an thần, gây ngủ
Stephania rotunda Tiết dê
20 Bình vôi nhẵn, á hình khiên tròn, rễ củ nạc. vôi. nhẹ, chữa đau dạ dày, ho
Lour. (Menispermaceae)
nhiều đờm.
Cây thảo sống dai, thân cứng, cao Mọc phổ biến ở bãi cỏ, Sắc uống chữa kiết lỵ, trừ
Uraria crinita Họ Đậu 50cm. Lá có 3 lá chét hình trái nơi có nhiều anh sáng. giun, tiêu sƣng…
21 Đuôi chồn
(L).Desv. (Fabaceae) xoan, phiến lá chét giữa to hơn, có
nhiều lông dƣới mặt dƣới.
Cây cỏ sống hàng năm, cao dƣới Mọc hoang ở nơi sáng và Chữa phong hàn, phong tê
Ké đầu Xanthium strumarium Họ Cúc 1m. Thân có khía nông, lông ẩm, trên các bờ bãi, thấp, đau khớp, mày đay, lở
22
ngựa L. Asteraceae cứng, lá mọc so le chia 3 - 5 thuỳ. nƣơng rẫy, ven sông, ngứa, đau răng, đau họng,
Quả hình trứng phủ đầy gai móc. suối. bƣớu cổ…

88
* Nhận xét
Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh thái của 22 loài cây thuốc, chúng
tôi thấy rằng hầu hết các loài cây này phân bố ở các hệ sinh thái rừng thứ
sinh, trảng cây bụi và trảng cỏ. Chứng tỏ chúng đa số là các loài cây ƣa sáng
và chịu hạn. Còn các loài cây phân bố ở rừng tự nhiên chủ yếu là những loài
ƣa ẩm và chịu bóng. Nắm đƣợc đặc điểm sinh thái của từng loài có ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo tồn, chủ động gieo trồng trong những điều kiện sinh
thái phù hợp thì chúng mới sinh trƣởng và phát triển tốt.
4.5. Điều tra tình hình sử dụng cây thuốc ở địa phƣơng
Nền y học cổ truyền bản địa của các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta rất đa
dạng và phong phú. Mỗi dân tộc đều có những kinh nghiệm dân gian trong
việc sử dụng cây cỏ để làm thuốc chữa bệnh. Ngƣời dân tộc Dao và dân tộc
Mƣờng ở xã Xuân Sơn cũng có các phƣơng thức sử dụng và chế biến cây cỏ
làm thuốc rất riêng. Ở đây, chúng tôi không đi sâu vào nghiên cứu các bài
thuốc cụ thể mà trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn
các ông lang, bà mế làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cho ngƣời dân trong xã và
các khu vực lân cận (bằng các phiếu điều tra theo mẫu phiếu ở phần phụ lục),
từ đó đã thống kê đƣợc một số ít cây thuốc đƣợc dùng để trị các nhóm bệnh
thông thƣờng của các ông lang, bà mế.
Căn cứ vào tài liệu của Đỗ Tất Lợi [34], Võ Văn Chi [19], Đỗ Huy Bích
[6] và thực tế các loại bệnh đƣợc ngƣời dân tộc Dao và Mƣờng ở địa phƣơng
chữa trị, chúng tôi tạm thời chia thành các nhóm bệnh nhƣ sau:
Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.18.

89
Bảng 4.18: Một số cây thuốc thường sử dụng trị các bệnh thông thường của
người dân tộc Dao và Mường ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ
Cây thuốc thƣờng sử dụng
TT Họ và tên Xóm Tên dân tộc Dao Chữa trị nhóm bệnh
Tên phổ thông
(D), Mƣờng (M)
Gừng gió Bệnh về thời tiết (cảm,
1 Bàn Thị Hem Dù Sung (D)
Zingiber purpureum Rosc. tê liệt do gió…)
Xƣơng xông Bệnh về thần kinh (đau
2 Triệu Văn Mại Lạng Blumea lanceolaria (Roxb.) Gió đôm (M) dây thần kinh, thần
Druce kinh toạ)
Ớt chỉ thiên rừng
Bệnh về mắt (Mắt đỏ,
3 Lý Thị Đàm Lạng Capsicum frutescens var.
chảy nƣớc, mờ mắt…)
fasciculatum
Cây găng
(Fegerlindia scanders (Thumb.) Bệnh của trẻ em (mồ
Tirveng hôi trộm, còi xƣơng,
Cỏ soi Kén con trắng (D) sài đẹn..)
4 Bàn Văn Khang Cỏi
(Streblus asper Lour.)
Ngũ gia bì Bệnh về thận (Đái
(Schefflera octophylla (Lour.) dắt, sỏi thận, tiết
Điền dợi lình (D)
Harms) niệu…)
- Cây mận
(Prunus triflora Roxb.) Bệnh ngoài da (ghẻ
5 Hà Thị Oóc Lấp Phà pinh rùa (D)
- Củ nâu trắng lở, tổ đỉa, dị ứng…)
(Dioscorea hispida Dennst.)
- Chùm gửi
Bệnh phụ nữ (sau
(Helixanthera parasitia Lour.) Lai liều đéng (D)
sinh đẻ, bộ phận sinh
- Cỏ Soi Huôi sán (D)
6 Triệu Văn Hếnh Dù dục…)
(Streblus asper Lour.)
Củ dòm Bệnh của ngƣời già (mất
Củ đòm (D)
(Stephania dielsiana Y.C.Wu) ngủ, ăn khó tiêu…)
- Mự phỉ Bệnh về xƣơng (gãy
Cỏ đắng (D)
7 Đặng Thị Nái Lấp (Heliciopsis lobata (Merr.) xƣơng, đau xƣơng,
Lài liểu (D)
Sleum.) bong gân…)
- Thanh Khinh
Bệnh về hô hấp (ho
(Pothos repens (Lour.) Druce)
8 Bàn Thị Quan Triệu phốc (D) hen, viêm mũi, viêm
- Cây ngâu
họng…)
(Aglaia duperreana Pierre).

90
Qua việc tìm hiểu những loài cây thuốc chữa các nhóm bệnh của ngƣời
dân tộc Dao và Mƣờng ở đây, chúng tôi nhận thấy kinh nghiệm chữa bệnh
của cácc ông lang, bà mế là rất phong phú. Nếu có thời gian nghiên cứu tiếp,
chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu các bài thuốc, cách chế biến cụ thể và cơ sở
khoa học của nó, để có những đánh giá sát thực về kết quả chữa bệnh của các
bài thuốc, đó phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng cây cỏ để làm thuốc của
ngƣời dân trong xã chƣa có kế hoạch cụ thể, chƣa quản lý đƣợc chặt chẽ (trừ
Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn quản lý chặt chẽ hơn, khai thác có kế hoạch). Vì
vậy những loài thực vật đƣợc ngƣời dân sử dụng làm thuốc ở đây là đối tƣợng
cần đƣợc ƣu tiên trong công tác bảo tồn, để nguồn tài nguyên quý giá này
không bị mai một và mất đi.
4.6. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn các loài cây có nguy cơ tuyệt chủng
ở KVNC
Hiện nay trong khu vực Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn có gần 3.000 ngƣời dân
sinh sống, phân bố trong 4 xã: xã Xuân Sơn có 4 xóm (xóm Dù, xóm Lấp, xóm
Cỏi, xóm Lạng) với 1.092 nhân khẩu. Xã Kim Thƣợng có 3 xóm (xóm Tân Long,
xóm Xoan, xóm Hạ Bằng) với 715 nhân khẩu. Xã Xuân Đài có 1 xóm (xóm
Thang) với 445 nhân khẩu và xã Đồng Sơn có 1 xóm (xóm Bến Thân) với 503
nhân khẩu. Do sống ngay trong khu vực Vƣờn Quốc gia nên sự tác động tiêu cực
của ngƣời dân đến khu hệ động thực vật là rất lớn. Các tác động đó cụ thể là: săn
bắt động vật hoang dã làm thực phẩm hay đem bán; khai thác gỗ trái phép; thu hái
các lâm sản khác nhƣ vật liệu làm nhà; củi đun, măng tre, nấm, mật ong… ; đốt
nƣơng làm rẫy; chăn thả gia súc tự do trong rừng nhƣ bò, lợn, dê… gây ô nhiễm
môi trƣờng và làm suy thoái rừng. Riêng ở xã Xuân Sơn đã có 340 trâu, 250 bò,
160 dê và 600 con lợn. Trâu bò thả rông trong rừng không có bãi chăn thả riêng.
Từ những kết quả thu đƣợc chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm
bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật nói chung và nguồn tài nguyên cây thuốc
nói riêng ở xã Xuân Sơn.

91
4.6.1. Các biện pháp về chính sách
- Tuyên truyền giáo dục cho ngƣời dân hiểu biết pháp luật, pháp lệnh
về bảo vệ rừng của Chính phủ dƣới mọi hình thức, để ngƣời dân hiểu đƣợc
mức độ suy thoái của từng loài hiện nay và vai trò của chúng đối với đời
sống con ngƣời và môi trƣờng.
- Giao khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng địa phƣơng để họ có ý
thức bảo vệ rừng.
- Có chính sách hỗ trợ đảm bảo điều kiện sống cho ngƣời dân trong Vƣờn
Quốc gia để họ yên tâm chăm lo bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
4.6.2. Các biện pháp quản lý bảo vệ, phục hồi thảm thực vật
- Bảo vệ nghiêm ngặt những diện tích rừng hiện có, cấm khai thác gỗ và
săn bắn động vật hoang dã trái phép.
- Khai thác các lâm sản khác phục vụ đời sống nhƣ: vật liệu làm nhà,
củi đun, măng, nấm, mật ong, cây thuốc… phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ của
cơ quan kiểm lâm.
- Đề phòng và chống cháy rừng: làm chòi canh, đƣờng ranh giới để
phòng cháy rừng. Cấm đốt rừng làm nƣơng rẫy trong vùng gần rừng.
- Giao khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng địa phƣơng trong khu vực
để họ có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
- Hỗ trợ khuyến khích ngƣời dân trồng một số loài cây công nghiệp
nhằm nâng cao đời sống nhƣ: chè Shan tuyết phòng hộ đầu nguồn và kinh
tế, trồng cây Giổi phòng hộ đầu nguồn và lấy quả, trồng cây Vầu phòng
hộ đầu nguồn và lấy măng, hoặc trồng các loài cây khác nhƣ Chè đắng,
Rau sắng…
- Quy hoạch, xây dựng đồng cỏ chăn nuôi ở vị trí thích hợp, phù hợp
với khả năng chăn nuôi của từng địa phƣơng, để giảm áp lực trâu, bò, dê thả
rông vào rừng.

92
4.6.3. Các biện pháp về kỹ thuật
Xác định các loài cây quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng theo các mức
độ khác nhau (theo Sách đỏ Việt Nam, 2007 [42] và Danh lục đỏ IUCN,
2001) [64], để có thể lựa chọn một trong hai biện pháp sau:
4.6.3.1. Bảo tồn tại chỗ (In situ)
Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn trong hiện trạng tự nhiên, hoang dại của thảm
thực vật. Cách bảo tồn này có hiệu quả rất cao vì nó cho phép các loài tiếp tục
sinh trƣởng, phát triển và thích nghi trong các điều kiện có đƣợc bằng các quá
trình chọn lọc và tiến hoá tự nhiên.
Cách bảo tồn này chúng ta đã áp dụng trong các biện pháp khoanh nuôi
bảo vệ rừng, giao đất giao rừng cho từng hộ trông giữ, bảo vệ (chống chặt phá,
chống cháy) và hầu nhƣ không có tác động lớn vào thảm thực vật (trừ việc phát
dây leo, bụi rậm để tạo điều kiện về ánh sáng cho cây rừng phát triển). Tuy nhiên
cách bảo tồn này thì sự phục hồi, phát triển của thảm thực vật rừng là rất chậm
và con ngƣời không chủ động định hƣớng đƣợc sự phát triển của các loài cây có
giá trị kinh tế (trong đó có cây thuốc).
4.6.3.2. Bảo tồn chuyển chỗ (Ex situ)
Bảo tồn chuyển chỗ là biện pháp nhân nuôi trong vƣờn ƣơm một số loài thực vật
quý hiếm có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng do bị khai thác quá mức hay do môi trƣờng
sống bị thu hẹp. Sau khi cây con có khả năng sống độc lập thì mới đƣa ra trồng đại trà.
Kết quả điều tra ở KVNC có 20 loài cây quý hiếm, trong đó có 15 loài ở mức sẽ nguy
cấp (VU) và 5 loài ở mức nguy cấp (EN) theo Sách đỏ Việt Nam (2007) [42] và Danh
lục đỏ của IUCN (2001) [64]. Do đó cần áp dụng biện pháp bảo tồn chuyển chỗ (trƣớc
hết là đối với những loài nguy cấp (EN)) trong các loài đƣợc thống kê ở bảng 4.16.
Trong biện pháp này có thể sử dụng 2 cách: Nhân giống theo phƣơng
pháp truyền thống (giâm hom, bằng hạt) và nhân giống vô tính in vitro. Trong
2 cách này thì chỉ nên áp dụng cách nhân giống vô tính in vitro đối với những
loài thực vật khó nhân giống bằng hom hay bằng hạt. Vì phƣơng pháp này đòi
hỏi kinh phí cao và không phải ở cơ sở nào cũng có thể làm đƣợc.

93
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Trong quá trình điều tra và nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc ở
KVNC chúng tôi nhận thấy các hệ sinh thái và hệ thực vật ở đây có tính đa
dạng cao. Từ đó đi đến những kết luận sau:
1. Đã xác định đƣợc 8 hệ sinh thái: Hệ sinh thái rừng kín thƣờng xanh
mƣa ẩm nhiệt đới; hệ sinh thái rừng kín thƣờng xanh nhiệt đới trên núi đá vôi
xen núi đất; hệ sinh thái rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới đất đá vôi; hệ sinh
thái rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa á nhiệt đới núi thấp; hệ sinh thái rừng thứ
sinh phục hồi sau nƣơng rẫy; hệ sinh thái trảng cỏ, trảng cây bụi có cây gỗ
mọc rải rác; hệ sinh thái rừng trồng; hệ sinh thái cây nông nghiệp.
2. Hệ thực vật ở KVNC bƣớc đầu đã thống kê đƣợc 530 loài, 382 chi,
134 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (Quyết lá thông, Cỏ tháp bút,
Thông đất, Dƣơng xỉ, Thông, Mộc lan).
3. Thành phần loài cây thuốc ở xã Xuân Sơn rất đa dạng. Đã thống kê
bƣớc đầu có 323 loài, 259 chi, 103 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có
mạch (Quyết lá thông, Cỏ tháp bút, Thông đất, Dƣơng xỉ, Thông, Mộc lan).
Sự đa dạng về thành phần loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật cũng
khá cao và có thể đƣợc sắp xếp theo thứ tự nhƣ sau: Rừng thứ sinh > Thảm
cây bụi > Thảm cỏ > Rừng tự nhiên > Rừng trồng keo.
4. Đã xác định đƣợc 20 loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng do khai thác
quá mức hoặc môi trƣờng sống bị thu hẹp, trong đó có 15 loài ở mức sẽ nguy
cấp (VU) và 5 loài ở mức nguy cấp (EN) theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và
Danh lục đỏ (IUCN), 2001.
5. Đã mô tả đƣợc đặc điểm, công dụng làm thuốc chữa bệnh của 22
loài cây ở KVNC và đƣợc kèm theo các ảnh chụp trong trạng thái tự nhiên
của chúng.

94
6. Điều tra tình hình sử dụng cây thuốc ở địa phƣơng. Thống kê theo
phiếu điều tra, lập danh sách đƣợc 8 ông lang bà mế và một số cây thuốc
thƣờng sử dụng.
7. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển các loài cây
thuốc nói riêng và các loài thực vật quý hiếm nói chung: Các biện pháp về
chính sách; các biện pháp về quản lý bảo vệ, phục hồi thảm thực vật; các biện
pháp về kỹ thuật (bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ).
8. Chụp ảnh một số loài cây thực vật đặc trƣng và một số loài cây có
nguy cơ bị tuyệt chủng.
2. ĐỀ NGHỊ
1. Cần tiếp tục điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc trên địa bàn toàn xã
(trong đó có Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn) để có kế hoạch bảo tồn và phát triển
cho tƣơng lai.
2. Tiếp tục điều tra các loài cây thuốc ở độ cao trên 800m và các hệ sinh
thái thuỷ vực (ao, hồ, song, suối) cũng nhƣ mật độ của từng loài trong các hệ
sinh thái cụ thể.
3. Đối với những loài cây thuốc quý hiếm và có giá trị kinh tế cao,
chúng ta cần có kế hoạch phục hồi, phát triển và bảo vệ nghiêm ngặt nhằm sử
dụng lâu dài và bền vững.

95
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


1. Andrew Chevallier Fimh (2006), Dược thảo toàn thư (sách dịch), NXB
Tổng hợp, TP HCM.
2. Bộ GD và ĐT, Bộ Y tế, Viện Dƣợc liệu (2005), Nghiên cứu thuốc từ thảo
dược - Giáo trình sau Đại học, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (1983), Dược liệu Việt Nam (Thuốc dân tộc), tập 2 in lần thứ nhất.
NXB Y học, Hà Nội.
4. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh
thái sau nương rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An, Luận án tiến sĩ sinh học,
trƣờng Đại học Sƣ phạm Vinh.
5. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật
hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Đỗ Huy Bích và cs (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa
học và Kĩ thuật, Hà Nội.
7. Tào Duy Cần, Trần Sỹ Viên (2007), Cây thuốc, vị thuốc, bài thuốc Việt
Nam, NXB Hà Nội, Hà Nội.
8. Lâm Phúc Cố, Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng rừng phòng hộ đầu
nguồn Sông Đà tại lâm trường Pùng Luông, Mù Cang Chải - Yên Bái,
Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp.
9. Lê Ngọc Công (1998), Nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trường của một số
mô hình rừng trồng ở Quảng Ninh, Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ
năm 1996, trƣờng Đại học sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên.
10. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hòi bằng khoanh nuôi
trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

96
11. Lê Ngọc Công, Nguyễn Văn Hoàn (2006), Bước đầu nghiên cứu đa dạng
các loại cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Bắc Giang, Tạp
chí KH & CN, ĐHTN số 2 (38) trang 89 - 93.
12. Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phƣợng (2007), Tính đa dạng của
khu hệ thực vật huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Những vấn đề
Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống, NXB Khoa học Kĩ thuật, Hà
Nội, tr 244-247.
13. Lƣu Đàm Cƣ, Hà Tuấn Anh, Trƣơng Anh Thƣ (2004), Các cây thuốc có
ích của dân tộc H'mông và khả năng ứng dụng trong phát triển kinh tế,
Hội nghị toàn quốc những vấn đề Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự
sống, Thái Nguyên.
14. Lƣu Đàm Cƣ, Hà Tuấn Anh, Trƣơng Anh Thƣ (2005), Thực trạng sử dụng
cây thuốc hoang dại của người Mông ở xã Sa Pả, huyện Sa pa, tỉnh Lào
Cai, Hội nghị Quốc gia về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, lần thứ nhất,
Hà Nội.
15. Nguyễn Thế Cƣờng, Dƣơng Đức Huyến, Vũ Xuân Phƣơng, Đỗ Văn Hài,
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại Vườn Quốc gia Bái tử Long,
Quảng Ninh.
16. Đặng Quang Châu (2001), Một số dẫn liệu về cây thuốc của người dân tộc
Thái Nguyên ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, Tạp chí Sinh học, tập 23.
17. Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải (2003), Điều tra cây thuốc của đồng bào
dân tộc Thái xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
18. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
19. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây có ích ở Việt Nam, tập 1, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
20. Chi cục kiểm lâm huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, Điều tra tình hình sử
dụng đất lâm nghiệp.

97
21. Hoàng Chung (1980), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình
nghiên cứu khoa học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Việt Bắc.
22. Hoàng Chung (2006), Các phương pháp nghiên cứu quần xã học thực vật,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. Vũ Văn Chuyên (1976), Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc, NXB Y học,
Hà Nội.
24. Nguyễn Anh Diệp, Trần Ninh, Nguyễn Xuân Quýnh (2007), Nguyên tắc
phân loại sinh vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
25. Lê Trần Đức (1970), Thân thế và sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông,
NXB Y học, Hà Nội.
26. Lê Trần Đức (1990), Lược sử thuốc nam và dược học Tuệ Tĩnh, NXB Y
học, TP Hồ Chí Minh.
27. Lê Trần Đức (1995), Cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
28. Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993), Cây cỏ Việt Nam, 3 tập, 6 quyển.
29. Dƣơng Đức Huyến, Hà Minh Tâm, Vũ Tiến Chính, Nhận dạng các loại
cây có giá trị làm thuốc chữa rắn cắn ở Vườn Quốc gia Bái Tử Long,
Quảng Ninh.
30. Nguyễn Thế Hƣng (2003), Nghiên cứu và xu hướng phục hồi rừng, của
thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, Cẩm Phả, Quảng Ninh, Luận
án tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà nội.
31. Lê Nguyên Khanh, Trần Thiện Quyền (1994), Những bài thuốc kinh
nghiệm bí truyền của các ông lang, bà mế miền núi, tập 1, NXB Văn hoá
Dân tộc.
32. Vũ Thị Liên (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng một số kiểu thảm thực vật đến
sự biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La, Luận án tiến sĩ
Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

98
33. Phan Kế Lộc (1985), "Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây
dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam", Tạp chí Sinh học, tập 7,
số 4, trang 1 - 5.
34. Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, in lần thứ 13,
NXB Y học, Hà Nội.
35. Trần Đình Lý (1995), 1900 loài có ích, NXB Thế giới, Hà Nội.
36. Trần Đình Lý (2006), Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc trung Bộ, NXB
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
37. Lã Đình Mỡi (1998), Tài nguyên thực vật, Giáo trình Cao học, Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.
38. Là Đình Mỡi, Lƣu Đàm Cƣ, Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái, Ninh Khắc Bản
(2002), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
39. Trần Văn Ơn (2003), Góp phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Vườn Quốc
gia Ba Vì, Luận án tiến sĩ Dƣợc học, Trƣờng Đại học Dƣợc, Hà Nội.
40. Phòng Tài nguyên & Môi trƣờng huyện Tân Sơn, Phú Thọ (2007).
41. Phòng Thống kê huyện Tân Sơn, Phú Thọ (2007).
42. Sách đỏ Việt Nam (2007), NXB KHTN và Công nghệ, Hà Nội.
43. Lê Đồng Tấn (2000), Nghiên cứu quá trình phục hồi TN một số quần xã
thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho khoanh nuôi, Luận án tiến
sĩ Sinh học, Hà Nội.
44. Tuệ Tĩnh (1996), Nam dược thần hiệu (bản dịch), tái bản lần thứ 4, NXB
Y học, Hà Nội.
45. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo, Nguyễn Thị Thuỷ, Phạm Văn Thính (2005),
Điều tra các nhóm cây có ích trong cộng đồng dân tộc Mường và Dao tại
xã Chiềng Yên, Mộc Châu, Sơn La, Hội thảo quốc gia về Sinh thái và tài
nguyên sinh vật, Hà Nội.

99
46. Nguyễn Nghĩa Thìn (2005), Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực
vật, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội,.
47. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
48. Phạm Thị Thiệp, Lê Văn Thuần, Bùi Xuân Chƣơng (2000), Cây thuốc, bài
thuốc và biệt dược, NXB Y học Hà Nội.
49. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã (2001), Thực vật
học dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái Con Cuông - Nghệ An, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
50. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thu Hiền, Đỗ Thị Thu Hà, "Tính đa dạng
cây thuốc cổ truyền của đồng bào Dao thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây",
Tạp chí Lâm nghiệp, số 9, tr 59-61.
51. Nguyễn Thị Thuỷ, Lƣu Đàm Cƣ, Phạm Văn Thính, Bùi Văn Thanh
(2005), Thu hái và sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày khu vực
Việt Lâm, Vị Xuyên, Hà Giang, Hội thảo Quốc gia về sinh thái và TNSV,
lần thứ nhất, Hà Nội.
52. Võ Thị Thƣờng (1986), "Rau rừng và việc lượm hái sử dụng ở vùng
Mường, Lương Sơn, Hoà Bình", Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr 46-59.
53. Phạm Ngọc Thƣờng (2003), Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh TN và
đề xuất một số biện pháp kĩ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy ở
2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.
54. Lý Thời Trân (1963), Bản thảo cương mục, NXB Y học, Hà Nội.
55. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng Đại học Quốc gia Hà
Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Trung tâm Khoa học tự
nhiên và Công nghệ Quốc gia (2001 - 2005), Danh lục các loài thực vật
Việt Nam, tập 1-3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
56. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB KH & KT,
Hà Nội.
57. UBND huyện Tân Sơn, phòng Kế hoạch - Hành chính tổng hợp.
58. UBND xã Xuân Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ.

100
59. Đặng Kim Vui, Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau
nương rẫy làm cơ sở đề xuất giải pháp khoanh nuôi làm giàu rừng ở
huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, số 4, năm 2002.
60. Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn (2006), Số lượng, thành phần loài thực vật của
Vườn Quốc gia, số loài cầy thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng.
TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI
61. Brummitt R.K. (1992), Vascular plant Families and Genera, Royal Botanic
Gardens, Kew.
62. CITES (1994), Guide to Plants in Trade, Published by Department of the
Environment.
63. Ch. Crévost .et A. Pétélot (1928), Catalogue des produits de L'Indochine, 5,
Produits medicinaux, Paris.
64. IUCN, 2001, Red List of Threatened animals. CD document.
65. Perry L.M (1985), Medicinal plants of East and Southeast Asia, Attributed
properties and uses, The unit Press Cambridge Mass & London, 5.
66. Pétélot (1952 - 1954), les plantes médicinales du Cambodge du Laos
et du Vietnam, Archives des Recherché Agronomiques et Pastorates
du Vietnam, Paris.
67. South - Western Forestry College, Forestry Department of Yunnan province
(1972 - 1976), Iconographia Cormophytorum Sinicorum - ICS, Tomus I -
V, Science Publisher, Beijing.
68. Nguyen Nghia Thin (1993), Preliminary study of ethno pharmacology in Luong
Son - Ha Son Binh province Vietnam, Revue Pharmaceutique, pp.51-69.
69. Nguyen Nghia Thin (1993), Species of the Euphorbiaceae in the Vietnamese
flore used for medicine. Proc. NCST Vietnam, 5 (2), pp.85-86.
70. WHO, IUCN & WWF (1993), Guidelines on the Conservation of Medicinal
Plants, The trustees, Royal Botanic Gardens, Kew.
71. Wu Zhengyi and Peter H. Raven et al (1994 - 2001), flora of China, Science
press (Beijing, China) Missouri Botanical Garden Press (St.Louis U.S.A).

101
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................................4
2. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU .....................................................................................6
3. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ....................................................................6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................7
1.1. Những nghiên cứu về kiểu thảm thực vật và hệ thực vật ..................... 7
1.2. Những nghiên cứu về cây thuốc, vị thuốc trên thế giới...................... 10
1.3. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam .................. 11
1.4. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của cây thuốc ............................................... 18
1.5. Tiềm năng, tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc ở nƣớc ta ........ 19
1.6. Tình hình nghiên cứu thảm thực vật và cây thuốc ở xã Xuân Sơn -
huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ ........................................................ 21
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 24
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 24
2.2. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu ..................................................... 24
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................ 24
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................. 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 24
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................... 25
2.4.1. Phƣơng pháp ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra .............................. 25
2.4.2. Phƣơng pháp thu mẫu thực vật ................................................... 27
2.4.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu thực vật ......................................... 27
2.4.4. Phƣơng pháp điều tra trong nhân dân ......................................... 28
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU .......................................................................................29
3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 29
3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới ................................................................. 29
3.1.2. Địa hình và thổ nhƣỡng .............................................................. 29
3.2. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 34

102
3.2.1. Tài nguyên nƣớc ......................................................................... 34
3.2.2. Tài nguyên rừng .......................................................................... 34
3.2.3. Tài nguyên khoáng sản ............................................................... 35
3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................... 36
3.3.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cƣ ............................................. 36
3.3.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội ......................................................... 36
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................39
4.1. Đặc điểm về tính đa dạng hệ sinh thái và hệ thực vật ở xã Xuân Sơn 39
4.1.1. Đa dạng hệ sinh thái ................................................................... 39
4.1.2. Đa dạng hệ thực vật ................................................................... 41
4.2. Các loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng ở KVNC ....................... 63
4.3. Đặc điểm về tính đa dạng thành phần loài cây thuốc ở KVNC ......... 65
4.3.1. Đa dạng về các bậc taxon cây thuốc........................................... 65
4.3.2. Đa dạng thành phần loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật ở
KVNC ......................................................................................... 68
4.3.3. Nhận xét về thành phần loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật....84
4.5. Điều tra tình hình sử dụng cây thuốc ở địa phƣơng ............................ 89
4.6. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn các loài cây có nguy cơ tuyệt chủng
ở KVNC .......................................................................................... 91
4.6.1. Các biện pháp về chính sách ....................................................... 92
4.6.2. Các biện pháp quản lý bảo vệ, phục hồi thảm thực vật .............. 92
4.6.3. Các biện pháp về kỹ thuật ........................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................94
1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 94
2. ĐỀ NGHỊ ..................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96

103
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Quỹ đất phát triển nông - lâm nghiệp của xã Xuân Sơn ................ 33
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Tân Sơn ................ 35
Bảng 4.1: Sự phân bố các bậc taxon thực vật ở KVNC ................................. 42
Bảng 4.2: Danh lục các loài cây thuốc điều tra đƣợc trong các quần xã KVNC ..44
Bảng 4.3: Số lƣợng và tỷ lệ (%) các họ, chi, loài thực vật trong các kiểu thảm
thực vật ở KVNC ............................................................................. 61
Bảng 4.4: Số loài trong các họ giàu nhất tại các kiểu thảm thực vật ở KVNC ...... 62
Bảng 4.5: Sự phân bố các bậc taxon cây thuốc ở KVNC .............................. 65
Bảng 4.6: So sánh tỷ lệ các họ, chi, loài cây thuốc với các họ, chi, loài thực vật ở
KVNC.............................................................................................. 67
Bảng 4.7: Sự phân bố các họ, chi, loài làm thuốc trong các kiểu thảm thực vật
ở KVNC .......................................................................................... 68
Bảng 4.8: Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở Rừng tự nhiên tại KVNC ...... 69
Bảng 4.9: Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh tại KVNC 72
Bảng 4.10: Những họ cây thuốc đa dạng nhất (có từ 3 loài trở lên) thuộc rừng
thứ sinh ở KVNC ............................................................................ 74
Bảng 4.11: Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi tại KVNC ........ 76
Bảng 4.12: Những họ cây thuốc đa dạng nhất (có từ 3 loài trở lên) thuộc thảm
cây bụi ở KVNC ............................................................................. 77
Bảng 4.13: Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cỏ tại KVNC ...... 79
Bảng 4.14: Những họ cây thuốc đa dạng nhất (có từ 3 loài trở lên) thuộc thảm
cỏ ở KVNC ..................................................................................... 81
Bảng 4.15: Sự phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng keo tại KVNC ..... 82
Bảng 4.16: Các loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng ở KVNC ................ 63
Bảng 4.17: Đặc điểm và công dụng của một số loài cây thuốc ở KVNC ...... 85
Bảng 4.18: Một số cây thuốc thƣờng sử dụng trị các bệnh thông thƣờng của
ngƣời dân tộc Dao và Mƣờng ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................... 90

104
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Phân bố của các bậc taxon thực vật ở KVNC............................ 43
Biểu đồ 4.2: Phân bố của các bậc taxon cây thuốc ở KVNC ........................ 66
Biểu đồ 4.3: Phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở Rừng tự nhiên tại
KVNC ............................................................................................. 69
Biểu đồ 4.4: Phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng thứ sinh tại
KVNC ............................................................................................. 72
Biểu đồ 4.5: Phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cây bụi tại KVNC 76
Biểu đồ 4.6: Phân bố các họ, chi, loài cây thuốc ở thảm cỏ tại KVNC ......... 80
Biểu đồ 4.7: Phân bố của các họ, chi, loài cây thuốc ở rừng keo tại KVNC .. 83

105
Danh lục các loài thực vật (không phải là cây thuốc) trong các quần xã thực vật tại KVNC

Sinh cảnh sống


Công
TT Tên khoa học Tên Việt Nam RTN RTS Thảm cây Thảm cỏ Rừng trồng
dụng
(Tn) (T) bụi (B) (C) keo (K)
A. PSILOTOPHYTA NGÀNH QUYẾT LÁ THÔNG
B. LYCOPODIOPHYTA NGÀNH THÔNG ĐẤT
1. LYCOPODIACEAE HỌ THÔNG ĐẤT
1 Huperzia salvinoides (Herter) Holub Thông đất bèo + + Ca
2. SELAGINELLACEAE HỌ QUYỂN BÁ
2 Selagirella dolichoclada Alst Quyển bá nhánh dài +
3 S. repanda (Desv.) Spring ex Gaudich Quyển bá lá tròn +
C. EQUISETOPHYTA NGÀNH MỘC TẶC
D. POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ
3. ASPLENIACEAE HỌ TỔ ĐIỂU
4 Aspelenium normale D.Don Tổ điểu thường +
4. CYATHEACEAE HỌ DƯƠNG XỈ MỘC
5 Cyathea chinensis Copel Dương xỉ gỗ tầu +
5. MARATTIACEAE HỌ MÓNG NGỰA MÃ LIỆT
6 Angiopteris tonkinensis (Hayata) J.M. Camus Móng ngựa bắc bộ +
6. MARSILEACEAE HỌ RAU BỢ
7 Marsilea quadrifolia L Rau bợ +
7. PTERIDACEAE HỌ RÁNG SẸO GÀ
8 Pteris ensiformis Burm.f. Ráng sẹo hình gươm + + Ca
8. SCHIZAEACEAE HỌ BÕNG BONG
9 Ligodium flexuosum (L) Sw. Bòng bong dịu + +
10 L.scandens (L.) Sw. Bòng bong bò + +

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9. WOODSIACEAE RÁNG GỖ NHỎ
11 Diplazium esculentum (Retz.) Sw. Rau rớn + + R
E. PINOPHYTA NGÀNH THÔNG
10. PODOCARPACEAE HỌ KIM GIAO
12 Nageia fleuryi (Hick.) De Lau Kim giao + G
13 Podocarpus neriifolius D.Don Thông tre + G
G. MAGNOLIOPHYTA NGÀNH MỘC LAN
MAGNOLIOPSIDA LỚP MỘC LAN
11. ACERACEAE HỌ THÍCH
14 Acer flebatum Rehd Thích lá quạt + G
12. ANACARDIACEAE HỌ XOÀI
15 Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf Dâu da xoan + + G, Q
13. ANCISTROCLADACEAE HỌ TRUNG QUÂN
16 Ancistrocladus cochinchinensis Gagnep. Trung quân Nam Bộ + +
14. ANNONACEAE HỌ NA
17 Alphonsea hainanensis Merr.& Chun Thâu lĩnh hải nam + G
18 Polyalthia nemoralis DC. Ran rừng + +
15. ASCLEPIADACEAE HỌ THIÊN LÝ
19 Heterostemma macrophylla Blume Cẩm cù lá lớn + +
16. ASTERACEAE HỌ CÖC
20 Gynura ovalis (Ker.-Gaul.) DC. Bầu đất + R
17. BALANOPHORACEAE HỌ DÓ ĐẤT
21 Bananophora latisepata (Tiegh.) Lecomte Cu chó +
18. BALSAMINACEAE HỌ BÓNG NƯỚC
22 Impatiens balsamina L. Bóng nước +
19. BEGONIACEAE HỌ THU HẢI ĐƯỜNG
23 Begonia semicava Irmsch. Thu hải đường + Ca

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20. BIGNONIACEAE HỌ CHÙM ỚT
24 Markhamia stipulata (Wall.) Seem.ex Schum. Đinh + + *, G
21. BRASSICACEAE HỌ CẢI
25 Rorippa globosa (Turcz) Hayek Cải ma + R
22. BURSERACEAE HỌ TRÁM
26 Canarium album (Lour.) Raeusch.ex DC. Trám trắng + + Q, G
27 C.tramdenum Dai et Yakovl Trám đen + + *, G, Q
23. CAESALPINIACEAE HỌ VANG
28 Bauhinia. ornata Kurz Móng bò + +
29 B.scandens L. Móng bò leo +
30 Lysidia rhodostegia Hance Mí + G
24. CAPPRIFOLIACEAE HỌ KIM NGÂN
31 Sambucus .tonkinensis (Gagnep.) Rids. Ngân hoa bắc bộ +
25. CLUSIACEAE HỌ BỨA
32 Garcinia cova Roxb. Tai chua + + G, Q
33 G.fagraeoides A.Chev. Trai lý + G
34 G.miltiflora Champ. Dọc + + Q
35 G.oblongifolia Champ.ex Benth. Bứa thuôn + +
26. COMBRETACEAE HỌ BÀNG
36 Anogeissus acuminata (Roxb.ex DC.) Guill. Chò nhai + G
27. CONVOLVULACEAE HỌ BÌM BÌM
37 Merremia hirta (L.) Merr. Bìm lông +
28. DIPTEROCARPACEAE HỌ DẦU
38 Dipterocarpus retusus Blume Chò nâu + + *, G
39 Parashorea chinensis H.Wang Chò chỉ + G
40 Vatica diospyroides Sym. Táu muối + G

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29. EBENACEAE HỌ THỊ
41 Diospyros kaki Thunb.var. sylvestris Mak. Hồng rừng + G
42 D.pilosula (A.DC.) Wall.ex Hiern. Thị mít + G
30. ELAEOCARPECEAE HỌ CÔM
43 Elaeocarpus balansae DC. Côm balansa + + G
44 Elaeocarpus griffithii (Wight) A. Gray Côm tầng + + G
45 Elaeocarpus laoticus Gagnep. Côm lào + + G, Q
46 Elaeocarpus sylvestris (Lour.) Poir. Côm rừng + + G
31. ERICACEAE HỌ ĐỖ QUYÊN
47 Rhododendron moulmainense Hook. Đỗ quyên moulmain + Ca
48 Vaccinium prengelli (G.Don) Sluem Ỏng ảnh + Ca
32. EUPHORBIACEAE HỌ THẦU DẦU
49 Antidesma hainanense Merr. Đơn núi + Q
50 Breynia subangustifolia Thin Bồ cu lá hẹp +
51 Cleistanthus tonkinensis Jabl. Cọc rào + +
52 Excoecaria cochinchinensis Đơn đỏ nam + +
53 Glochidion hirsutum L. Bọt ếch lông + G
54 Sapium sebiferum (L.) Roxb. Sòi + +
33. FABACEAE HỌ ĐẬU
55 Calleyria cinerea (Benth.) Schot. Thàn mát tro + +
56 Derris elliptica (Roxb.) Benth. Dây mật + + Đ
57 D.velutinum (Nilld.) DC. Thóc lép lông nhung + +
58 Ormosia balansa Drake Ràng ràng mít + + G
59 O.pinnata (Lour.) Merr. Ràng ràng xanh + + G
60 Sesbania cannabina (Retz.) Pers. Điền thanh + +
61 Albizia chinensis (Osb.) Merr. Sống rắn tầu + G
62 A.turgidum (Merr.) Nielsen Dái bò + G

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
63 Erythrina variegata L. Vông nem + R, Ca
64 Milletia ichthyochtona Drake Thàn mát Ca, G
34. FAGACEAE HỌ DẺ
65 Castanopsis fisoides Chun & Huang Sồi phảng + + G
66 C.indica (Roxb.) DC. Cà ổi Ấn Độ + G, Q
67 C.tesselata Hick. & A.Camus Cà ổi lá đa + *, G, Q
68 C.tonkinensis Seem. Cà ổi Bắc Bộ + G, Q
69 Lithocarpus cerebrinus A.Camus Dẻ phảng + + *, G
70 L.corneus (Lour.) Rehd Sồi đá + + G, Q
71 L.hemisphaericus (Drake) Barnett Dẻ bán cầu + + *, G, Q
35. HIPPOCASTANACEAE HỌ KẸN
72 Aesculus chinensis Bunge Kẹn + + G
36. HYPERICACEAE HỌ BAN
73 Cratoxylum cochinchinensis (Lour.) Blume Đỏ ngọn nam + G
74 C.formosum (Jack.) Benth. & Hook.f. ex Dyer Thành ngạnh đẹp + G
37. ICACINACEAE HỌ THỤ ĐÀO
75 Iodes cirrhosa Turcz. Mộc thông + +
76 I.seguini (Levl.) Rehd. Tử quả seguin +
38. JUGLANDACEAE HỌ HỒ ĐÀO
77 Annamocarya sinensis (Dode) J.Leroy Chò đãi + + *, G
78 Engelhardia roxburgiana Wall. Chẹo Ấn Độ + G, Đ
79 Pterocaria stenoptera C.DC. Cơi + G
39. LAMIACEAE HỌ BẠC HÀ
80 Clinopodium chinense (Benth.) Kuntze Son húng tàu +
40. LAURACEAE HỌ LONG NÃO
81 Caryodaphnopsis tonkinensis (Lecomte) Airy – Shaw. Cà lồ Bắc Bộ + G, Q
82 Cinnamomum balansae Lecomte Gù hương + *, G, TD

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
83 Cryptocarya impressa Miq. Mỏ quạ xanh + G
84 Litsea baviensis Lecomte Bời lời Ba Vì + G, TD
85 L.cubeba (Lour.) Pers. Màng tang + + + TD
86 Machilus odoratissima Ness Kháo thơm + G
41. LECYTHIDACEAE HỌ LỘC VỪNG
87 Barringtonia musiformis Kurz. Lộc vừng cau + G
42. MAGNOLIACEAE HỌ MỘC LAN
88 Michelia balansae (DC.) Dandy Giổi lông + + *, G
43. MALVACEAE HỌ BÔNG
89 Kydia glabrescens Mast. Bò khét nhẵn + Đ
90 Abelmoschus moschatus Medik Vông vang D, TD
44. MELASTOMATACEAE HỌ MUA
91 Phyllagathis tonkinensis (Cogn.) Stapf Me nguồn Bắc Bộ + +
45. MELIACEAE HỌ XOAN
92 Aglaia dasyclada (How & T.C.Chen) Y.Wu Gội đỏ + G
93 A.spectabilis (Miq.) Jain Gội nếp + *, G
94 Chukrasia tabularis A.Juss. Lát hoa + *, G
95 Dysoxylum hainanensis Merr. Chò vảy + G, Đ
96 Melia azedarach L. Xoan G, T
46. MORACEAE HỌ DÂU TẰM
97 Artocarpus heterophyllus Lamk. Mít ăn quả + G, Q
98 A.styracifolius Pierre Chay lá bồ đề + Q
99 Ficus nervosa Roth Đa bắp bè + +
100 F.pyriformis Hook. & Arn. Rù rì +
101 Streblus macrophyllus Blume Mạy tèo + G
102 S.tonkinensis (Dub. & Ebah.) Corn. Tèo nông bắc + G

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
47. MYRISTICACEAE HỌ MÁU CHÓ
103 Knema petelotii Merr. Máu chó petelot + G
104 K.poilanei De Wilde Máu chó poilane + G
48. MYRSINACEAE HỌ ĐƠN NEM
105 Ardisia myrsinoides Pitard Cơm nguội +
106 A.velutina Pitard Cơm nguội lông +
107 Maesa acuminatissima Merr. Đơn nem lá nhọn + +
49. MYRTACEAE HỌ SIM
108 Syzygium jambos (L.) Alston Trâm trắng + G, Q
109 S.polyanthum (Wight.) Walp. Sắn thuyền + +
110 S.samarangense (Blume) Merr. & Perry Roi + Q
50. PANDACEAE HỌ CHẨN
111 Microdesmis caseariaefolia Planch.ex Hook. Chẩn + G
51. PIPERACEAE HỌ HỒ TIÊU
112 Peperomia bonii A.DC. Hàm ếch rừng + TD
113 P.lolot C.DC Lá lốt +
114 P.laosanum C.DC. Tiêu lào + R, TD
52. POLYGALACEAE HỌ VIỄN CHÍ
115 Polygala tonkinensis Chodat Viễn chí Bắc Bộ +
116 Xanthophyllum hainanense Hu Săng đá Hải Nam + G
53. POLYGONACEAE HỌ RAU RĂM
117 Polygonum capitatum D.Don Nghể đầu +
54. PROTEACEAE HỌ CHẸO THUI
118 Helicia cochinchinensis Lour. Chẹo thui Nam Bộ + G
119 H.obovatifolia Merr. & Chun Mạ sưa lá trứng ngược + G
55. ROSACEAE HỌ HOA HỒNG
120 Photinia prunifolia (Hook.& Arn.) Lindl. Sến đào + G

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
121 Prunus arborea (Blume) Kalkm Xoan đào + G
56. RUBIACEAE HỌ CÀ PHÊ
122 Fegerlindia scandens (Thunb.) Tirveng. Găng + +
123 Gardenia annamensis Pitard Dành dành Trung Bộ + +
124 Mussaenda dehiscens Craib. Bướm bạc + +
125 M.pubescens Ait.f. Bướm bạc lông + +
126 Randia canthioides Champ. Găng gai nhỏ +
57. RUTACEAE HỌ CAM
127 Euodia meliaefolia (Hance) Benth. Ba chạc lá xoan +
128 Macclurodendron oligophlebium (Merr.) Harth. Bưởi bung ít gân + +
129 Micromelum hirsutum Oliv. Mắt trâu + +
58. SAPINDACEAE HỌ BỒ HÕN
130 Amesiodendron chinensis (Merr.) Hu Trường ngấn + + G
131 Dimocarpus fumatus (Blume) Leenh. Nhãn rừng + G
132 Sapindus saponaria L. Bồ hòn + + G, D
133 Xerospermum noronhianum (Blume) Blume Vải guốc + Q, D, G
59. SAPOTACEAE HỌ HỒNG XIÊM
134 Eberhardtia.tonkinensis Lecomte Cồng sữa Bắc Bộ + +
135 Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam Sến mật + + G
136 Planchonella obovata (R.Br.) Pierre Mộc + G
60. SCROPHULARIACEAE HỌ HOA MÕM CHÓ
137 Miazus puimilus (Burm.f.) Steen Rau đắng +
138 Limnophila chinensis (Osbeck) Merr. Ngổ + TD, R
61. SONNERATIACEAE HỌ BẦN
139 Duabanga grandiflora (DC) Walp. Phay + + G
62. STERCULIACEAE HỌ TRÔM
140 Commersonia bartramia (L.) Merr. Chưng sao + G
141 Heritiera macrophyla Wall. Cui lá to + G

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
142 Pterospermum truncatolobatum Gegnep. Lòng mang quả gỗ + + G
63. SYMPLOCACEAE HỌ DUNG
143 Symplocos cochinchinensis (Lour.) S.Moore Dung Nam Bộ + + G
64. THEACEAE HỌ CHÈ
144 Camellia.flava (Pitard) Scaly Chè hoa vàng + Ca
65. TILIACEAE HỌ ĐAY
145 Corchorus aestuans L. Đay dại +
146 Excentrodendron tonkinense (Gegnep.) Chang Nghiến + + *, G
66. ULMACEAE HỌ DU
147 Celtis sinensis Pers. Sếu đông + G
148 Gironniera subaequalis Planch. Ngát vàng + + G
149 Trema orientalis (L.) Blume Hu đay +
67. URTICACEAE HỌ GAI
150 Debregeasia longifolia (Burm.f.) Wedd. Đề lá dài +
151 D.squamata King ex Hook.f. Trứng cua + +
152 Laportea violacea Gagnep. Lá han tím + +
68. VERBENACEAE HỌ CỎ ROI NGỰA
153 Callicarpa macrophylla Vahl. Tử châu lá to +
154 Verbena officinalis L. Cỏ roi ngựa +
LILIOPSIDA LỚP HÀNH
69. ARACEAE HỌ RÁY
155 Amorphophallus tonkinensis Engler & Gehrm. Nưa Bắc Bộ + Ca
156 Colocasia esculenta (L.) Schott. Khoai môn + +
157 C.gigantea (Blume) Hook.f. Dọc mùng + R
158 Lasia spinosa (L.) Thw. Chóc gai +
70. ARECACEAE HỌ CAU
159 Arenga pinnata (Wurmb) Merr. Búng báng + +
160 Calamus canthospathus Griff. Mây gai + Đa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
161 C.rudentum Lour. Mây đá + Đa
162 Caryota monostachya Becc. Đùng đình bông đơn
163 Livistona saribus (Lour.) Merr. ex Chev. Cọ +
164 Pinanga quadrijuga Gagnep. Cau chuột bốn nhánh +
71. CENTROLEPIDACEAE HỌ TRUNG LÂN
165 Centrolepis banksii (R. Br.) Roem. Trung lân + +
72. CONVALLARIACEAE HỌ MẠCH MÔN ĐÔNG
166 Ophiopogon dracaenoides Hook.f. Cao cẳng lá mác +
167 O. tonkinensis Rodr. Xà bì Bắc Bộ +
73. COSTACEAE HỌ MÍA DÕ
168 Costus speciosus (Koening) Smith. Mía dò +
74. CYPERACEAE HỌ CÓI
469 Carex anomocarya Nelmes Cỏ túi quả dài +
170 C.filicina Nees Cỏ túi dương xỉ +
171 C.trialatus (Boeck) Kern. Cói ba cánh + +
172 Fimbristylis aestivalis (Retz.) Wahl Cói quăn +
173 Kyllinga brevifolia Rottb. Cói bạc đầu +
174 Scirpus juncoides Roxb. Cói dùi bấc +
75. DIOSCOREACEAE HỌ CỦ NÂU
175 Dioscorea scortechinii Prain & Burk. Từ scortechini +
76. IRIDACEAE HỌ LAY ƠN
176 Iris japonica Thunb. Đuôi diều +
77. MARANTACEAE HỌ HOÀNG TINH
177 Phrynium dispermum Gagnep. Dong + +
78. MUSACEAE HỌ CHUỐI
178 Musa coccinea Andr. Chuối hoa rừng + + Ca

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
79. ORCHIDACEAE HỌ LAN
179 Aerides odorata Lour. Quế lan + Ca
180 Anoectochilus calcareus Aver. Kim tuyến đá vôi + + *, Ca
181 Cleisostoma rostratum (Lindl.) Garay Mật khẩu mùi +
182 C.striatum (Reichb.f.) Garay Mật khẩu sọc +
183 Dendrobium tortile Lindl. Hoàng thảo xoắn + Ca
184 Liparis dendrochiloides Aver. Tỏi tai dê +
185 Nervilia fordii (Hance) Schl. Chân trâu trắng + *, Ca
80. POACEAE HỌ HOÀ THẢO
186 Ampelocalamus patellaris (Gamble) Stapl. Giang + + Đa
187 Bambusa blumeana Schult. & Schult.f. Tre gai + + Đa
188 Dactyloctenium aegyptium (L.) Beauv. Cỏ chân vịt + +
189 Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz Mạnh tông + Đa
190 Eragrostis cylindrica (Roxb.) Nees Xuân bông thảo + + Tags
191 E.unioloides (Retz) Nees ex Steud. Bông tím thảo + Ca
192 E.zeylanica Nees & Mey Cỏ bông ceylan + Tags
193 Microstegium vagans (Nees ex Steud.) A.Camus Cỏ rác + +
194 Panicum auritum Presl ex Nees Cỏ ống tai + Tags
195 Paspalum conjugatum Berg. Cỏ công viên + Tags
196 Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà + + Tags
197 Coix lacryma - jobi L. Cườm gạo + + Tags
198 Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu + + Tags
199 Miscanthus floridulus (Labill) Warb.ex K.Schum. ex Chè vè + + Tags
Lauterb
200 Themeda villosa (Poir.) Hack Lô lông + + Tags
201 Saccharum spontaneum L. Lách + Tags
202 Centosteca latifolia (Osb) Trin. Cỏ móc + Tags
203 Heteropholis cochinchinensis (Lour.) Clayton Dị bản Nam bộ +

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
204 Ischaemum timorense Kunth Cỏ mồm timor + Tags
81. ZINGIBERACEAE HỌ GỪNG
205 Alpinia hainanensis K.Schum. Riềng Hải Nam +
206 A.tonkinensis Gagnep. Ré Bắc Bộ +
207 Amomum mengtzense H.T. Tsai ex P.S. Chen Sa nhân khế + Q
Tổng cộng Số loài: 207

Chú thích:
A: Ăn được Q: Cây ăn quả
Ca: Cây làm cảnh R: Cây cho rau
D: Cây cho dầu béo Đ: Cây có độc
Tags: Cây làm thức ăn cho gia súc Đa: Cây dùng để đan lát
TD: Cây có tinh dầu G: Cây lấy gỗ
*: Cây có trong sách đỏ Việt Nam (2004)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
PHỤ LỤC 1

DANH LỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT


(KHÔNG PHẢI LÀ CÂY THUỐC) CÓ MẶT
TRONG CÁC QUẦN XÃ THỰC VẬT TẠI KVNC

13
PHỤ LỤC 2: Phiếu điều tra cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao và Mường
tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Người điều tra:......................................................................................................


- Thời gian điều tra: ................................................................................................
- Địa điểm điều tra: .................................................................................................
- Tên người được điều tra: ......................................................................................
STT Tên dân tộc Tên phổ thông Dạng cây Phân bố Nhóm bệnh chữa trị Ghi chú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình ảnh hệ sinh thái rừng xã Xuân Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC LOÀI CÂY THUỐC
Ở XÃ XUÂN SƠN, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Dây mật Thóc lép lông nhung


Derris elliptica (Roxb.) Benth. D.velutinum (Nilld.) DC.

Sống rắn tầu Vông nem


Albizia chinensis (Osb.) Merr. Erythrina variegata L.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đơn đỏ nam Cây cọc rào
Excoecaria cochinchinensis Cleistanthus tonkinensis Jabl.

Sòi Đa bắp bè
Sapium sebiferum (L.) Roxb. Ficus nervosa Roth

Cam thảo nam


Abrus precatorius L.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
HÌNH ẢNH PHỎNG VẤN ÔNG LANG, BÀ MẾ

Ông Triệu Văn Mại (xóm Lạng) Bà Đặng Thị Nái (xóm Lấp)

Ông Triệu Văn Hếnh (xóm Dù)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
PHỤ LỤC 3

MỘT SỐ SÌNH ẢNH VỀ CÂY THUỐC VÀ THẦY THUỐC


Ở XÃ XUÂN SƠN, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

Nguyễn Thị Yến, Lê Ngọc Công, Đỗ Hữu Thư (2008 ), "Kết quả điều tra
nguồn tài nguyên thực vật ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ",
Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, số 1 (45), tr.48-52.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

You might also like